Khám sức khỏe định kỳ công ty được xem là cuộc “bảo trì” cơ thể hàng năm đối với người lao động và là hoạt động giúp doanh nghiệp bảo vệ sức khỏe nguồn nhân lực. Vậy dịch vụ khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp bao gồm những gì? Tìm câu trả lời bên dưới đây bạn nhé!
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về dịch vụ khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp
1. Bạn biết gì về dịch vụ khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp?
1.1. Quy định về dịch vụ khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp
Khám sức khỏe cho người lao động không chỉ là hoạt động tự phát đơn thuần của các doanh nghiệp đối với nhân viên của mình mà đó là hoạt động tuân thủ quy định của pháp luật. Theo điều 152 về Chăm sóc sức khỏe người lao động năm 2012 đã chỉ rõ:
– Mỗi năm doanh nghiệp cần phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động của mình không phân biệt lao động chính thức, người tập nghề hay học nghề.
– Đối với lao động làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc, lao động là người khuyết tật, lao động chưa thành niên, người cao tuổi,… thì cần được khám sức khỏe 6 tháng/ lần.
– Lao động nữ cứ 6 tháng/ lần được khám chuyên khoa phụ sản.
Người lao động cần phải được thăm khám bệnh nghề nghiệp nếu làm việc trong môi trường có nguy cơ cao mắc các bệnh. Trong trường hợp bị tai nạn lao động hoặc mắc các bệnh lý nghề nghiệp thì người lao động cần được sắp xếp các công việc phù hợp với tình hình sức khỏe của mình.
Quy định này cũng được nêu rõ tại Thông tư 15/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh và xã hội.
Như vậy, khám sức khỏe định kỳ là việc làm mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện đối với người lao động.
Mỗi năm doanh nghiệp cần phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động của mình
1.2. Dịch vụ khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp có thực sự cần thiết?
Khám sức khỏe doanh nghiệp là hoạt động thăm khám cần thiết bởi:
– Bảo vệ sức khỏe nhân viên: Khám sức khỏe doanh nghiệp giúp người lao động chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân. Người lao động sẽ nắm bắt được thể trạng bản thân, từ đó đưa ra chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp với mình. Đây cũng hoạt động giúp doanh nghiệp bảo vệ nguồn nhân lực, gia tăng năng suất làm việc.
– Tạo sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp: Khám sức khỏe cho nhân viên sẽ giúp họ tạo niềm tin đối với doanh nghiệp. Họ sẽ cảm thấy được quan tâm, quyền lợi của mình được đảm bảo, từ đó gắn bó và cống hiến nhiều hơn cho công ty.
– Giảm thiểu chi phí cho người lao động mắc bệnh: Việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động sẽ giúp họ nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh lý để từ đó điều trị kịp thời. Từ đó, tiết kiệm chi phí thăm khám cho người lao động.
– Thu hút nguồn nhân lực chất lượng: Khám sức khỏe hàng năm được coi là một điểm cộng để các doanh nghiệp thu hút ứng viên.
Tìm hiểu thêm: Khám bệnh mất ngủ ở đâu? Bệnh viện Thu Cúc
Khám sức khỏe doanh nghiệp là điểm cộng giúp thu hút nguồn lao động chất lượng
2. Khám sức khỏe doanh nghiệp bao gồm những gì?
Khám sức khỏe doanh nghiệp theo thông tư 14 sẽ bao gồm những mục sau:
– Khám chuyên khoa: Đây là hình thức kiểm tra chuyên sâu những bộ phận trên cơ thể. Một số chuyên khoa khám doanh nghiệp như khám nội, mắt, tai – mũi – họng, răng – hàm – mặt, khám sản phụ khoa,… Thông qua kiểm tra này bác sĩ sẽ xác định được tình trạng tổng quan về sức khỏe của người lao động. Từ đó có thể đưa ra những tư vấn phù hợp với thể trạng của người lao động.
– Đo thể lực bao gồm đo huyết áp, chiều cao, cân nặng…
– Lấy mẫu xét nghiệm: Xét nghiệm là danh mục không thể thiếu khi khám sức khỏe doanh nghiệp. Thông thường người lao động sẽ được lấy 2 mẫu xét nghiệm là nước tiểu và mẫu máu. Từ đó sẽ tiến hành thêm các xét nghiệm khác theo quy định trong thông tư 14 hoặc theo danh mục mà doanh nghiệp đã xây dựng sẵn.
– Chụp X-Quang tim phổi: Danh mục này sẽ cho những hình ảnh rõ ràng để giúp bác sĩ đánh giá thể trạng của người bệnh. Những phương pháp chẩn đoán này được đánh giá là an toàn và không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người bệnh.
>>>>>Xem thêm: Bệnh viện Thu Cúc có khám BHYT không?
Khám chuyên khoa giúp bác sĩ xác định được tình trạng tổng quan về sức khỏe của người lao động
3. Người lao động cần lưu ý “5 không” khi khám sức khỏe tại doanh nghiệp
Đi khám sức khỏe doanh nghiệp, người lao động cần đặc biệt chú ý tới “5 không” dưới đây để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi nhất:
– Không ăn sáng trước khi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, ăn sáng có thể làm ảnh hưởng tới kết quả thăm khám.
– Không sử dụng đồ uống có gas hoặc các chứa chất kích thích trước khi thăm khám.
– Không quên mang theo giấy tờ tùy thân, đơn thuốc và hồ sơ bệnh án (nếu có).
– Không make up khi khám da liễu.
– Không khám phụ khoa trong khi kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang bầu không chụp X-Quang. Nếu có nghi ngờ mang thai hãy liên hệ ngay tới nhân viên y tế để được hướng dẫn.
Bên cạnh đó, người lao động nên uống đủ nước, nhịn căng tiểu khi siêu âm ổ bụng; nên mặc đồ thoải mái, rộng rãi khi thăm khám và mang theo kinh phí đề phòng phát sinh…
Tóm lại, khám sức khỏe là hoạt động thăm khám cần thiết đối với cả người lao động và doanh nghiệp. Do đó, mỗi năm doanh nghiệp cần tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động của mình. Đồng thời, người lao động cũng cần nắm vững quy định về hoạt động tổ chức thăm khám này để bảo vệ quyền lợi của bản thân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.