Tìm hiểu về gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau sinh mổ

Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau sinh mổ giúp sản phụ cảm thấy đi sinh nhẹ nhàng hơn. Đây là phương pháp được áp dụng trong sản khoa, đã sử dụng phổ biến tại các bệnh viện, nhưng vẫn để lại không ít hoài nghi cho mẹ bầu vì tác dụng phụ mà thuốc giảm đau để lại. 

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau sinh mổ

1. Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau sinh mổ là gì? 

Sau sinh mổ, nhiều sản phụ phải chịu đau đớn nhiều ngày do vết mổ và sức khỏe cơ địa từng người, sức chịu đau,.. Trong y khoa hiện đại, kĩ thuật giảm đau ngày càng phát triển và giúp cho các sản phụ giảm bớt cơn đau thông qua thuốc giảm đau.

Phương pháp giảm đau sau mổ bằng gây tê ngoài màng cứng sẽ đưa 1 lượng thuốc tê nhất định vào cơ thể của sản phụ, thuốc sẽ tác động lên dây thần kinh, ức chế cảm giác đau đớn để bạn dần “quên” đi cơn đau trong thời gian thuốc vẫn đang có tác dụng.

Tìm hiểu về gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau sinh mổ

Gây tê ngoài màng cứng là biện pháp giảm đau hiệu quả cho mẹ bầu sau sinh

Thuốc tê sẽ được truyền liên tục theo liều lượng chính xác từ bác sĩ chỉ định cho từng người nhằm duy trì tác dụng giảm đau lâu dài. Mẹ bầu sẽ cảm thấy nhẹ nhõm sau ca phẫu thuật căng thẳng. Sau khi thuốc tê được truyền hết, bạn sẽ “lấy lại” cảm giác đau vùng phẫu thuật sau 1 vài giờ.

Để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình giảm đau sau sinh mổ, điều dưỡng, bác sĩ sẽ cần thường xuyên theo dõi sát sao, can thiệp kịp thời nếu có vấn đề về sức khỏe của sản phụ. Khi mẹ không có nhu cầu truyền giảm đau hoặc bác sĩ chỉ định, ống truyền sẽ được tháo ra đơn giản mà không gây cảm giác khó chịu.

2. Đánh giá về biện pháp giảm đau sau mổ bằng gây tê ngoài màng cứng

2.1. Lợi ích của gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau sinh mổ 

Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau hiệu quả sau phẫu thuật và vẫn đang được sử dụng phổ biến hiện nay tại các bệnh viện lớn. Lợi ích có thể nhận thấy khi gây tê ngoài màng cứng giảm đau chính là cho sản phụ 1 cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái, quên đi cơn đau và khó chịu khi vừa mới phẫu thuật.

Đồng thời, khi giảm đau sản phụ có thể hít thở sâu, ho hoặc vận động dễ dàng mà không cảm thấy đau đớn. Bạn cũng không cần sử dụng thêm nhiều loại thuốc giảm đau mạnh qua đường uống, từ đó giảm thiểu các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ kéo dài,…

Tìm hiểu thêm: Mục đích khám thai 3 tháng đầu mẹ bầu phải nắm được

Tìm hiểu về gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau sinh mổ

Phương pháp này mang đến khá nhiều lợi ích cho mẹ bầu về việc phục hồi sức khỏe sau sinh

Đồng thời, gây tê ngoài màng cứng còn mang đến lợi ích như khả năng hô hấp, ăn uống được cải thiện,.. Sản phụ cảm thấy thoải mái trong sinh hoạt, phục hồi sức khỏe nhanh chóng hơn.

Có thể nói, gây tê ngoài màng cứng để giảm đau sau mổ mang đến nhiều lợi ích mà các mẹ bầu quan tâm có thể cân nhắc sử dụng biện pháp này để giảm đau sau sinh.

2.2. Nhược điểm của gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau sinh mổ 

Sử dụng thuốc giảm đau, gây tê không thể tránh khỏi những tác dụng phụ đến sức khỏe. Vì thế, nhiều chị em lo lắng rằng việc họ sử dụng thuốc gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ sinh sẽ để lại hệ lụy sức khỏe sau này. Tuy nhiên, điều này sẽ được bác sĩ chuyên môn giải thích chi tiết với từng sản phụ, vì thế chị em không cần quá lo lắng.

Trong bài viết này, Thu Cúc TCI sẽ đề cập đến 1 số tác dụng phụ được xem là “nhược điểm” khi sử dụng phương pháp này. Việc sử dụng thuốc tê ngoài màng cứng có thể gây ra một số phản ứng tạm thời như chóng mặt và cảm giác lạnh run toàn thân. Tuy nhiên, những triệu chứng này đều nhẹ và nhanh chóng qua đi.

Đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể và được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ có chuyên môn, đảm bảo rằng bất kỳ biến chứng nào cũng được xử lý kịp thời.

Ngoài ra, sau gây tê giảm đau sau sinh, các mẹ bỉm gặp khó khăn trong việc đi tiểu. Nếu cảm thấy quá khó chịu và không tự đi tiểu được, bạn có thể nhờ sự trợ giúp y tế để thông tiểu, giảm áp lực lên bàng quang.

3. Khi nào cần thực hiện gây tê ngoài màng cứng?

Gây tê ngoài màng cứng sau sinh được xem là giải pháp y khoa hiện đại giúp chị em giảm bớt áp lực khi sinh nở. Khi các mẹ bỉm có nhu cầu muốn giảm đau sau sinh bằng phương pháp này, hãy thông báo cho bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Tuy là giải pháp giảm đau nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được. Trên thực tế, những người đủ điều kiện sức khỏe mới có thể sử dụng phương pháp này nhằm đảm bảo an toàn cho chính bản thân các mẹ bầu.

Tìm hiểu về gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau sinh mổ

>>>>>Xem thêm: Đẻ mổ ăn được ngô nếp không?

Trước khi sinh, mẹ bầu sẽ được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ sản và bác sĩ gây mê để kiểm tra sức khỏe, đánh giá khả năng đáp ứng thuốc nhằm đảm bảo an toàn

Dưới đây là 1 số nhóm đối tượng không nên áp dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ:

– Bị nhiễm trùng máu hoặc toàn thân, đã có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn không được sử dụng biện pháp gây tê ngoài màng cứng.

– Người có tiền sử bị rối loạn đông máu.

– Người mắc các bệnh tim mạch cũng cần cân nhắc kĩ lưỡng trước khi sử dụng giải pháp giảm đau này.

– Không đáp ứng đủ yêu cầu về hồi sức sau kỹ thuật.

Ngoài ra, trước khi thực hiện kĩ thuật gây tê, gây mê, các mẹ bầu cần khám sàng lọc trước với các bác sĩ chuyên môn. Điều này sẽ giúp cho bác sĩ nắm bắt được tình hình sức khỏe của mình, từ đó tư vấn bạn nên sử dụng biện pháp giảm đau nào sau sinh.

Tại Thu Cúc TCI, các mẹ bầu trước khi sinh đều được khám và tư vấn kĩ lưỡng trước cùng bác sĩ gây mê / gây tê. Sau khi nắm bắt rõ được sức khỏe trong suốt thai kì của mẹ cùng với việc thăm khám trực tiếp, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định phù hợp với sản phụ.

Trong quá trình giảm đau sau sinh mổ, sản phụ luôn được chăm sóc kĩ lưỡng bởi đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm nhằm đảm bảo phát hiện sớm các bất thường, giảm các tác dụng phụ khi dùng thuốc.

Trên đây, bài viết đã cung cấp thông tin chi tiết về gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ đẻ. Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc, hãy liên hệ với Thu Cúc TCI để được tư vấn chi tiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *