Tìm hiểu về ghép gan cho người bị ung thư

Ghép gan cho người bị ung thư được coi là một thành tựu trong y học và cũng được đánh giá là một trong những phương pháp điều trị ung thư hiệu quả. Cùng tìm hiểu về phương pháp ghép gan này thông qua bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về ghép gan cho người bị ung thư

1. Lịch sử hình thành phương pháp ghép gan trong điều trị ung thư

Ung thư gan là bệnh lý nguy hiểm và nếu gặp phải căn bệnh này mà không được phát hiện kịp thời thì tỉ lệ sống của người bệnh thường không cao. Những dấu hiệu của bệnh ung thư gan trong giai đoạn đầu có thể kể đến như:

– Chướng bụng, khó tiêu, ăn uống kém

– Vàng mắt, vàng da, nước tiểu đổi màu sẫm

– Da xấu, nổi mụn, ngứa da, nổi mẩn

Tìm hiểu về ghép gan cho người bị ung thư

Ngứa da, da nổi mẩn đỏ là một trong số những dấu hiệu của bệnh ung thư gan

– Mệt mỏi, suy nhược, cân nặng xuống tới 20% dù vẫn sinh hoạt bình thường

– Đau ở vùng mạn sườn phía phải ở khu vực gan

– Sờ thấy hoặc cảm nhận được khối u ở vùng gan.

Ung thư gan có thể gặp phải ở bất kì trường hợp nào tuy nhiên thường mắc với tỷ lệ cao ở nam giới trung niên, người uống nhiều rượu bia, người mắc virus viêm gan(B hoặc C) hay những bệnh nhân có tiền sử bệnh xơ gan, gan nhiễm mỡ, gia đình có người bị ung thư gan…

Phương pháp ghép tạng đã được phát triển từ những năm 1954 khi một bệnh nhân đầu tiên ở Boston, Mỹ ghép thận.

Sau đó, nhiều bệnh nhân được ghép phổi, ghép gan, ghép tim… và có tình trạng sống rất khỏe mạnh với trình độ kỹ thuật ngày càng cao và tiến bộ.

Ghép gan là một cuộc phẫu thuật thay thế một phần hoặc toàn bộ gan bị bệnh thành một phần hoặc toàn bộ gan từ người hiến gan.

2. Tìm hiểu về bệnh ung thư gan

Ung thư gan là bệnh lý nguy hiểm hình thành khi tế bào ung thư xâm lấn gan và các cơ quan lân cận. Trong đó, khi bệnh ung thư gan hình thành và phát triển sẽ dựa trên 4 giai đoạn từ giai đoạn 0 đến giai đoạn 4 với mức độ nguy hiểm tăng dần.

Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh ung thư gan bao gồm: vàng mắt, vàng da, đau bụng, cơ thể mệt mỏi, sút cân, ăn uống không ngon miệng…

Trường hợp khi phát hiện ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể điều trị với hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch… Đối với những trường hợp bệnh nhân ở những giai đoạn cuối thì ghép gan là một trong số những lựa chọn hiệu quả được chỉ định.

Tuy nhiên để có thể ghép gan cũng cần rất nhiều các yếu tố khác do đó, người bệnh cũng cần tìm hiểu kĩ trước khi tiến hành điều trị để đạt hiệu quả cao nhất.

3. Tìm hiểu khái quát về phương pháp ghép gan

3.1 Chỉ định ghép gan cho người bị ung thư

Hiện nay, ghép gan có 5 loại như sau:

– Ghép gan toàn bộ đúng vị trí

– Ghép gan giảm thể tích

– Ghép gan liên quan đến việc chia gan để ghép

– Ghép gan liên quan đến người sống khỏe mạnh

– Ghép gan phụ trợ.

Ngoài ra, cũng có thêm Ghép gan Domini và Ghép gan với nguồn từ động vật.

Tìm hiểu thêm: Núm vú bị tụt vào – dấu hiệu cảnh báo ung thư vú bạn cần cảnh giác

Tìm hiểu về ghép gan cho người bị ung thư

Bệnh nhân ung thư gan thăm khám với chuyên gia ung bướu tại Thu Cúc TCI

Trong đó những chỉ định của ghép gan hiện tại có thể đối với những tình trạng sau:

– Bệnh gan do rượu

– Viêm gan virus(nhiễm viêm gan B hoặc nhiễm viêm gan C)

– Xơ gan mật

– Suy gan cấp

Bên cạnh đó, chỉ định ghép gan cho bệnh ung thư tế bào gan nguyên phát đối với:

– Trường hợp khối u gan kích thước dưới 5 cm

– Khối u gan kích thước lớn nhất không quá 3 cm.

Ngoài ra đối với các trường hợp ung thư đường mật, di căn gan hoặc rối loạn chuyển hóa đều có thể ghép gan.

3.2 Kết quả ghép gan cho người bị ung thư

Mặc dù ghép gan mang đến hiệu quả điều trị tốt và tỉ lệ thành công cao nhưng số lượng gan được ghép hiện nay không nhiều. Bởi cần nghiên cứu phát triển kĩ thuật hiện đại trong tiến hành ghép gan mà còn cần có mô hình chia gan để có thể ghép được toàn diện và tránh ảnh hưởng hay biến chứng nhất.

Hiện nay, đa số người bệnh được ghép gan từ người chết não hoặc hiến tạng tuy nhiên tỉ lệ này rất thấp và yêu cầu độ tương thích tuyệt đối. Hiện nay cũng có nhiều trung tâm tiếp nhận tạng hiến và điều phối nguồn tạng này để ghép cho người bệnh. Tuy nhiên việc bảo quản tạng và tiếp nhận các yêu cầu đăng kí hiện tạng cần có người tình nguyện.

Trong bối cảnh y học đang phát triển thì việc ghép gan là một trong những phương pháp được đánh giá cao trong điều trị và đem lại hiệu quả đáng ghi nhận.

Tại Việt Nam, so với nhiều nước trên thế giới, phương pháp ghép gan cho người bệnh ung thư vẫn không được phát triển mạnh mẽ nhưng đã tăng dần và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được bảo toàn. Đây là một trong những cơ hội ý nghĩa cho bệnh nhân ung thư gan.

3.3 Chăm sóc cho bệnh nhân thực hiện ghép gan

Đối với bệnh nhân thực hiện ghép gan, người nhà bệnh nhân cần có sự chăm sóc kĩ càng để bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và hiệu quả điều trị đạt mức tốt nhất.

Tìm hiểu về ghép gan cho người bị ung thư

>>>>>Xem thêm: Chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư dạ dày cần chú ý gì?

Bệnh nhân ung thư sau khi ghép gan thì cần được hỗ trợ và chăm sóc từ người thân và đội ngũ nhân viên y tế

Theo đó ngay sau khi bệnh nhân thực hiện phẫu thuật, người nhà cần theo dõi những bất thường nếu người bệnh đau đớn, chảy máu, bất tỉnh, mê man… để nhanh chóng nhất thông báo với bác sĩ điều trị.

Bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy đau hay có bất thường nên luôn cần người nhà hỗ trợ về sinh hoạt.

Việc tiêu hóa của bệnh nhân ghép gan cũng cần lưu ý đặc biệt nên nếu bệnh nhân được chỉ định truyền dịch hoặc uống nước thì người nhà cần hỗ trợ nhắc nhở và giúp đỡ bệnh nhân. Tuyệt đối bệnh nhân và người nhà nên nghe theo những khuyến cáo của bác sĩ để tránh được những nguy hiểm không đáng có.

Khi được xuất viện, bệnh nhân cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng và hạn chế làm nhiều việc nặng để tránh những nguy cơ biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Đồng thời, bệnh nhân nên xây dựng chế độ sống khoa học để tránh những nguy cơ đến từ chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu lành mạnh.

Trên đây là những thông tin quan trọng về phương pháp ghép gan cho người bị ung thư mà người bệnh nên nghiên cứu sớm để có thể điều trị hiệu quả nhất bệnh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *