Tìm hiểu về hệ hô hấp ở trẻ nhỏ để biết cách phòng bệnh

Cũng giống như người lớn, bộ máy hô hấp của trẻ nhỏ cũng bao gồm từ mũi, họng đến thanh quản, khí quản, phế quản, phổi, màng phổi với các đặc điểm giải phẫu và sinh lý riêng. Tìm hiểu về hệ hô hấp là cách tốt nhất giúp cha mẹ phòng ngừa các bệnh lý về hô hấp thường gặp ở trẻ.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về hệ hô hấp ở trẻ nhỏ để biết cách phòng bệnh

Tìm hiểu về hệ hô hấp ở trẻ nhỏ cần phải biết

 

Tìm hiểu về hệ hô hấp ở trẻ nhỏ để biết cách phòng bệnh

Tìm hiểu về hệ hô hấp ở trẻ nhỏ

Mũi

Ở trẻ nhỏ, mũi tương đối ngắn và nhỏ, lỗ mũi và ống mũi hẹp. Vì thế, việc hô hấp bằng đường mũi còn nhiều hạn chế. Niêm mạc mũi mỏng, mịn, chức năng hàng rào của niêm mạc mũi còn yếu vì thế trẻ dễ bị viêm nhiễm mũi, họng.

Họng

Họng là đường thông chung giữa đường ăn và đường thở, đồng thời đây cũng là cửa ngõ của không khí, thức ăn và nước uống. Tuy nhiên, họng cũng là nơi thuận lợi cho các yếu tố ngoại lai, virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Ở vùng họng mũi và họng miệng có các vùng giàu nang lympho, tập trung thành những khối còn gọi là vòng Waldeyer gồm amidan họng, amidan vòi, amidan khẩu cái, amidan dưới lưỡi… Bệnh viêm amidan là bệnh thường gặp ở trẻ trong độ tuổi đi học. Amidan được coi là ổ viêm, có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe trẻ em, gây ra các bệnh về đường hô hấp do virus và vi khuẩn. Loại amidan thường gây viêm là amidan khẩu cái.

Phổi

 

 

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Vắc xin bạch hầu có mấy loại, tiêm rồi có bị nữa không

Tìm hiểu về hệ hô hấp ở trẻ nhỏ để biết cách phòng bệnh

Phổi trẻ em lớn dần theo độ tuổi.

Phổi trẻ em lớn dần theo độ tuổi. Trẻ sơ sinh có trọng lượng phổi 50-60 gram, trẻ 6 tháng trọng lượng tăng gấp 3 lần lúc chào đời, trẻ 12 tuổi trọng lượng tăng gấp 10 lần lúc đẻ, người lớn trọng lượng gấp 20 lần trẻ sơ sinh. Từ sơ sinh đến 8 tuổi, phổi phát triển chủ yếu bằng cách tăng số lượng phế nang. Từ 8 tuổi trở đi, chủ yếu do sự tăng kích thước của phế nang.
Đặc điểm của phổi trẻ em là có nhiều mạch máu, nhiều cơ trơn, ít tổ chức đàn hồi, các cơ hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh vì thế lồng ngực di động kém. Vì vậy phổi của trẻ dễ bị xuất huyết, xẹp phổi, khí phế thủng. Khi trẻ lớn lên, các túi phổi hoàn thiện dần, các phế nang mới được tạo thêm và tổ chức đàn hồi phát triển mạnh.

Thanh, khí, phế quản

Đặc điểm chung của 3 cơ quan này đó là lòng tương đối hẹp, tổ chức đàn hồi ít phát triển, vòng sụn mềm, dễ biến dạng, niêm mạc có nhiều mạch máu. Vì thế, trẻ dễ bị viêm nhiễm đường hô hấp, niêm mạc thanh – khí – phế quản dễ bị phù nề, xuất tiết và biến dạng trong quá trình bệnh lý.

Màng phổi

 

Tìm hiểu về hệ hô hấp ở trẻ nhỏ để biết cách phòng bệnh

>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Khám phụ khoa có đau không?

Khi mắc các vấn đề đường hô hấp bạn cần đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và điều trị

Màng phổi ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất mỏng, dễ bị giãn khi tràn dịch, tràn khí màng phổi. Quá trình trao đổi khí ở phổi của trẻ thường mạnh hơn ở người lớn. Lượng không khí hít vào trong một phút và trên một đơn vị trọng lượng của trẻ dưới 3 tuổi gấp khoảng 2 lần người lớn; trong khi trẻ 10 tuổi thường gấp 1,5 lần. Do hấp thu dưỡng khí nhiều, trẻ dễ bị viêm hô hấp hơn người lớn.
Cơ chế điều hoà hô hấp ở trẻ cũng tuân theo quy luật sinh lý của người trưởng thành. Những cử động hô hấp đều do trung tâm hô hấp điều khiển tự động và nhịp nhàng. Trung tâm hô hấp nằm ở hành tuỷ, chịu sự điều khiển của vỏ não. Trong những tháng đầu đời, vỏ não và trung tâm hô hấp chưa phát triển hoàn toàn, nên trẻ dễ bị rối loạn nhịp thở.
Nếu cần tư vấn về bệnh lý hô hấp, bạn có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thu Cúc hoặc liên hệ  theo số 0936 388 288 hoặc 1900 55 88 92 để được tư vấn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *