Tìm hiểu về  loét dạ dày mãn tính

Loét dạ dày là bệnh lý không còn quá xa lạ ở xã hội hiện đại. Bệnh được đánh giá là không quá nguy hiểm tuy nhiên nếu không được điều trị tốt bệnh có thể trở thành loét dạ dày mãn tính. Giai đoạn mãn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về  loét dạ dày mãn tính

1. Viêm dạ dày mạn tính là gì?

Loét dạ dày mãn tính là tình trạng xuất hiện các vết loét trên niêm mạc dạ dày, làm mất đi các tế bào bảo vệ dạ dày theo thời gian. Bệnh cũng xảy ra khi lớp niêm mạc của dạ dày bị viêm nhiễm trong thời gian dài.

Nếu người bệnh không được can thiệp y tế hoặc điều trị sớm thì loét dạ dày có thể đi chung với dị sản, loạn sản. Bạn cần biết rằng đây là những thay đổi tiền ung thư, nguy cơ phát sinh khối u ác tính nếu không được chữa kịp thời.

Tìm hiểu về  loét dạ dày mãn tính

Loét dạ dày mãn tính gây ảnh hưởng tới sức khỏe

2. Các nhóm nguyên nhân gây bệnh dạ dày mãn tính

Dựa vào các nguyên nhân gây bệnh, các chuyên gia đã chia thành nhiều nhóm khác nhau gồm:

2.1 Loại A

Viêm loét dạ dày có xu hướng phát sinh do hệ miễn dịch chủ động tấn công tế bào của dạ dày. Các vấn đề thiếu hụt máu và vitamin cũng có khả năng gây bệnh.

2.2 Loại B

Loét dạ dày nhóm B được đáng giá là khá phổ biến nhất do vi khuẩn HP gây ra. Vi khuẩn H.plyori sinh sống trong dạ dày và tiết ra độc tố gây loét dạ dày và đường ruột.

2.3 Loại C

Loét dạ dày mãn tính thuốc nhóm C là các trường hợp nguyên nhân xuất phát từ việc lạm dụng chất kích thích

– Thuốc giảm đau, kháng viêm

– Sử dụng đồ uống có cồn

Thêm một trường hợp nữa là mật chảy vào dạ dày hoặc trào ngược dịch mật gây ra viêm dạ dày mãn tính. Các trường hợp loét dạ dày loại C rất dễ gây xói mòn niêm mạc dẫn tới chảy máu dạ dày.

Một số các nguyên nhân khác gây ra loét dạ dày

– Căng thẳng kéo dài ảnh hưởng tới hệ miễn dịch

– Các bệnh lý gây ảnh hưởng tới dạ dày: Đái tháo đường, bệnh suy thận,…

– Chế độ ăn uống không khoa học cũng tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh

3. Triệu chứng loét dạ dày mãn tính

Một số trường hợp loét dạ dày thường không có biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên phần lớn các trường hợp đều có một số triệu chứng điển hình như

– Đau bụng vùng thượng vị

– Khó tiêu

– Đầy hơi, chướng bụng

– Buồn nôn, nôn

– Ợ nóng, ợ chua

– Ăn uống không ngon miệng, chán ăn

– Đột ngột giảm cân mất kiểm soát

Tìm hiểu về  loét dạ dày mãn tính

Loét dạ dày mãn tính có thể gây ra sụt cân đột ngột

4. Bệnh loét dạ dày mãn tính có nguy hiểm không?

Loét dạ dày mãn tính ảnh hưởng tới sức khỏe nghiêm trọng. Một số biến chứng có thể xảy ra khi bạn bị loét dạ dày.

4.1 Chảy máu dạ dày là một trong những biến chứng của loét dạ dày mãn tính

Biến chứng phổ biến nhất của loét dạ dày dạng mãn tính là xuất huyết dạ dày. Đây là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày bị chảy máu do chịu tổn thương nặng. Biểu hiện dễ nhận biết là người bệnh bị nôn hoặc đi ngoài ra máu.

Tình trạng chảy máu sẽ nguy hiểm hơn nếu nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn Hp. Loại vi khuẩn này sẽ tác động tới quá trình sản xuất dịch dạ dày khiến nồng độ acid tăng cao gây thúc đẩy ăn mòn niêm mạc tế bào.

Nếu bệnh nhân bị chảy máu nặng có thể dẫn tới suy nhược do thiếu máu, suy tim, khó thở, co giật do thiếu oxy lên não. Nếu không được bác sĩ cấp cứu kịp thời bệnh nhân có thể tử vong.

4.2 Loét dạ dày mãn tính có thể gây thủng dạ dày

Một biến chứng khác là bệnh nhân có thể bị thủng dạ dày phát sinh trực tiếp từ các vết loét. Dấu hiệu của bệnh nhân bị thủng dạ dày:

– Đau thượng vị với cường độ mạnh,cảm giác như bị dao đâm và không thể giảm đau

– Khó khăn mỗi khi thở sẽ khiến cơn đau dữ dội hơn

– Cơ bụng cứng đờ

– Đau lan sang khắp bụng, lưng, vai

– Mặt mũi xanh xao, toàn thân toát nhiều mồ hôi

– Huyết áp thấp

Ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên bạn cần tới bệnh viện để được cấp cứu thời.

4.3 Ung thư dạ dày

Biến chứng nguy hiểm nhất của các bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa là ung thư dạ dày. Lúc này các tế bào phát triển bất thường hình thành một hoặc nhiều khối u ác tính. Các dấu hiệu nhận biết:

– Đau dạ dày dữ dội

– Chán ăn do mất khẩu vị

– Chướng bụng, đầy hơi

– Khó nuốt

– Ợ nóng, ợ chua

– Đi ngoài ra máu

– Đột ngột ngất xỉu

Tìm hiểu thêm: Trào ngược dạ dày lâu năm có nguy hiểm không?

Tìm hiểu về  loét dạ dày mãn tính

Ung thư là biến chứng vô cùng nguy hiểm

5. Điều trị viêm dạ dày mạn tính

Việc điều trị loét dạ dày sẽ phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân và tình trạng bệnh. Dựa vào các yếu tố cần thiết bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Cách điều trị được sử dụng rộng rãi nhất là sử dụng thuốc. Bác sĩ sẽ kê đơn phối hợp nhiều loại thuốc để mang lại hiệu quả cao nhất. Các trường hợp bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP sẽ được chỉ định uống thêm thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn.

Cách điều trị cụ thể:

– Loét dạ dày mãn tính loại A sẽ được bác sĩ tập trùng giải quyết các vấn đề liên quan tới thiếu hụt dinh dưỡng

– Nhóm B sẽ uống thuốc kháng sinh kèm thuốc trung hòa và giảm tiết acid

– Nhóm C bác sĩ sẽ yêu cầu ngưng thuốc kháng viêm, giảm đau và kiêng đồ uống có chứa cồn

6. Chế độ dinh dưỡng khi bị loét dạ dày

Khi bị bệnh bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thay đổi chế độ ăn uống nhằm giảm kích ứng dạ dày. Một số lưu ý cần thực hiện để hỗ trợ bệnh nhanh phục hồi.

– Hạn chế ăn đồ có nhiều dầu mỡ, chất béo, muối

– Ăn ít các loại thịt đỏ, đồ ăn chế biến sẵn, đông lạnh

– Kiêng đồ uống có cồn

– Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi hàng ngày

– Bổ sung các thực phẩm giàu men vi sinh (Probiotics) như sữa chua, phô mai

– Bổ sung protein có nguồn gốc từ động vật, ngũ cốc nguyên hạt

Ngoài ra, một số gia vị tự nhiên giúp bạn cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn Hp cũng như thuyên giảm các triệu chứng loét dạ dày mãn tính:

-Tỏi: Giúp kháng khuẩn đặc biệt với vi khuẩn HP

– Gừng: Giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, xoa dịu cơn đau dạ dày

– Nghệ là vị thuốc quý đối với dạ dày. Chất curcumin giúp chống oxy hóa mạnh, đẩy nhanh tốc độ hồi phục thương tổn của dạ dày, xoa dịu các cơn đau khó chịu.

Tìm hiểu về  loét dạ dày mãn tính

>>>>>Xem thêm: Ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu

Nghệ được coi là thần dược trong việc điều trị bệnh

Loét dạ dày mãn tính là bệnh lý gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe vì vậy bạn cần hết sức lưu ý. Khi đã bị bệnh bạn cần nghiêm túc điều trị để giúp thuyên giảm các triệu chứng nhanh chóng và hạn chế rủi ro từ các biến chứng gây ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *