Tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của bệnh viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp là căn bệnh nhiễm độc tiêu hóa thường gặp và xảy ra sau những bữa ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, nhiều đạm hoặc sau khi uống quá nhiều rượu bia. Nhiều bệnh nhân hiện vẫn chưa biết bệnh có thể dẫn tới những nguy cơ gì và mức độ nguy hiểm của bệnh viêm tụy cấp ra sao. Vậy bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn, đồng thời cung cấp thông tin về căn bệnh này. 

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của bệnh viêm tụy cấp

1. Thông tin khái quát về bệnh viêm tụy cấp

1.1 Bệnh viêm tụy cấp là gì?

Viêm tụy cấp là bệnh viêm nhiễm cấp tính ở nhu mô tụy, trong đó có tổn thương đến các cơ quan lân cận. Khi diễn biến nặng, bệnh có thể gây tử vong.

Căn bệnh này là một trong số những bệnh tiêu hóa điển hình nhiều người mắc phải trong những năm trở lại đây. Đồng thời, bệnh cũng có tiên lượng xấu nếu như người bệnh không phát hiện sớm và điều trị đúng cách hay có chưa điều chỉnh chế độ sống hợp lý.

Bệnh có thể hình thành đối với nhiều đối tượng khác nhau. Trong đó những nguyên nhân dẫn tới căn bệnh viêm tụy cấp bao gồm:

– Rượu bia: đây là nguyên nhân chính gây bệnh

Tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của bệnh viêm tụy cấp

Uống nhiều rượu bia là nguyên nhân chính dẫn tới bệnh viêm tụy cấp

– Mỡ máu tăng cao

– Bệnh sỏi mật dẫn tới tắc nghẽn ống dẫn hoặc tắc cơ vòng khiến ngưng dòng chảy của ống tụy. Men tụy giữ lại cơ thể trong thời gian dài khiến cấu trúc tuyến tụy bị phá vỡ

– Những chấn thương dập vùng tụy, mắc bệnh tự miễn hoặc rối loạn chuyển hóa…

– Một số trường hợp bệnh viêm tụy cấp nhưng không tìm được nguyên nhân mắc bệnh.

1.2 Phân loại bệnh viêm tụy cấp

Bệnh viêm tụy cấp có tiến trình tự hủy mô do chính men tụy thiết lập. Nếu theo chức năng bình thường, tuyến tụy tiết ra các loại men tụy khác nhau để hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Men được tiết ra dưới dạng không hoạt động và chỉ hoạt hóa có tác dụng ở tá tràng.

Nhưng nếu khiến cho tăng nhạy cảm đáp ứng tế bào nang tuyến tụy với acid, cholecystokinin, acetylcholine… có thể khiến các men tuyến tụy hoạt hóa trong lòng ống tụy. Các men này chuyển sang hoạt hóa và phá hủy mô tụy dẫn tới viêm tụy cấp.

Những dạng bệnh viêm tuyến tụy hiện nay bao gồm:

– Viêm tụy cấp thể phù nề

– Viêm tụy cấp thể xuất huyết

– Viêm tụy cấp thể xuất huyết hoại tử(nguy cơ tử vong lên tới 80-90%)

1.3 Những triệu chứng nhận dạng bệnh viêm tụy cấp

Bệnh thường không có triệu chứng điển hình tuy nhiên người bệnh có thể lưu ý những dấu hiệu sau:

– Đau bụng cấp: đau chủ yếu tại vùng thượng vị, đau dữ dội đột ngột sau khi ăn nhiều đạm, uống bia rượu, ăn đồ nhiều dầu mỡ… Có thể đau từng cơn hoặc đau quặn liên tục lan đến sau lưng hoặc hạ sườn hai bên. Biểu hiện này tương đối giống với đau dạ dày nên dễ bị nhầm lẫn.

Tìm hiểu thêm: Gan nhiễm mỡ làm sao để chữa trị?

Tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của bệnh viêm tụy cấp

Đau bụng là một trong số những dấu hiệu viêm tụy cấp điển hình

– Nôn hoặc buồn nôn: triệu chứng này thường xuất hiện sau khi cơn đau diễn ra và không liên quan đến cơn đau. Bệnh nhân có thể nôn ra dịch dạ dày, dịch mật hoặc máu

– Chướng bụng, khó đi cầu: Đây là triệu chứng thường gặp của bệnh và có nguy cơ viêm tụy cấp thể hoại tử nặng

– Những triệu chứng khác: Rối loạn ý thức, tụt huyết áp, thiểu niệu…

2. Bệnh viêm tụy cấp nguy hiểm như thế nào?

2.1 Mức độ nguy hiểm của căn bệnh viêm tụy cấp – diễn biến của bệnh

Viêm tụy cấp khi không được điều trị sớm sẽ có những diễn biến phức tạp và nhanh chóng, có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm.

Những cơ quan khác cũng có thể bị ảnh hưởng nặng nề và thậm chí khiến người bệnh tử vong.

Đối với những trường hợp bệnh nặng, người bệnh có thể điều trị hồi sức không đáp ứng và cần được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ mô tuyến tụy hoại tử.

2.2 Mức độ nguy hiểm của căn bệnh viêm tụy cấp – biến chứng của bệnh

Viêm tụy cấp có diễn biến phức tạp và những biến chứng khó lường nếu không được phát hiện sớm, cụ thể người bệnh gặp phải:

– Sốc: đây là biến chứng sớm ở thời gian đầu của bệnh, xảy ra do sốc nhiễm khuẩn nghiêm trọng hoặc sốc do xuất huyết. Nếu sốc do nhiễm khuẩn nặng thường xảy ra trong khoảng tuần thứ 3 kể từ khi có tình trạng viêm

– Xuất huyết: Biến chứng này có thể xảy ra ở tuyến tụy, xoang bụng, ống tiêu hóa hoặc ngay cả cơ quan khác khiến tổn thương mạch máu. Thường xuất huyết xảy ra ở tuần đầu tiên của bệnh và những trường hợp có biến chứng này đều có tiên lượng nặng

– Nhiễm trùng tuyến tụy: Xảy ra trong tuần đầu hoặc tuần thứ hai của bệnh và đây chính là nguyên nhân dẫn tới hình thành ổ áp xe tuyến tụy khiến người bệnh bị hoại tử mô, viêm phúc mạc toàn thể. Tiên lượng của biến chứng này rất nặng.

– Suy hô hấp cấp: Đây cũng là biến chứng với tiên lượng nặng

– Nang giả tụy: Xuất hiện trong tuần 2 hoặc tuần 3 của bệnh bởi đóng kén khu trú những tổn thương tại mô tụy. Nang giả tụy chứa enzym tuyến tụy và chất dịch cùng mảnh vỡ của nhu mô tụy, nang có thể thu dọn hoặc tự dẫn đến đường tụy rồi tự biến mất sau khoảng 4-6 tuần. Nếu để kéo dài có thể trở thành áp xe hoặc bội nhiễm.

Tìm hiểu về mức độ nguy hiểm của bệnh viêm tụy cấp

>>>>>Xem thêm: Đa polyp túi mật có nguy hiểm không?

Bệnh nhân cần thăm khám viêm tụy tại các cơ sở y tế để nắm rõ tình trạng bệnh

2.3 Kết luận

Viêm tụy cấp là căn bệnh nội khoa nguy hiểm với những biến chứng nguy hiểm gồm: giảm thể tích tuần hoàn, suy hô hấp cấp, hoại tử nhu mô tụy, nhiễm trùng đường huyết, liệt ruột cơ năng…

Nếu không điều trị có thể dẫn tới nhiều biến chứng toàn thân khiến cơ thể gặp phải: trụy tim, chức năng thận giảm, chảy máu trong tụy, tử vong…

Do đó, ngay khi thấy những dấu hiệu của viêm tụy cấp, người bệnh cần đi thăm khám ngay để tránh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

Đồng thời, mức độ nguy hiểm của bệnh viêm tụy cấp có thể khác nhau tùy vào thể trạng và sức khỏe của mỗi bệnh nhân. Tuy nhiên, tiên lượng của bệnh nhân lớn tuổi thường thấp hơn và có khả năng đáp ứng điều trị kém hơn người trẻ tuổi. Do đó, người bệnh hoàn toàn không nên chủ quan mà cần theo dõi kĩ hơn sức khỏe của mình để phòng ngừa bệnh sớm.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *