Năm 2018, tại Việt Nam có thêm 17.527 ca mắc mới ung thư dạ dày và 15.065 người tử vong vì căn bệnh này. Đây là căn bệnh phổ biến thứ 3 trong các bệnh ung thư thường gặp. Bệnh ung thư dạ dày hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và điều trị theo một phác đồ tối ưu. Vậy phác đồ điều trị ung thư dạ dày được xây dựng và áp dụng như thế nào?
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về phác đồ điều trị ung thư dạ dày
1. Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày hiện nay
Mục tiêu của việc điều trị ung thư dạ dày là tiêu diệt, ngăn cản các tế bào ung thư lan rộng, gây nguy hiểm cho dạ dày, các cơ quan xung quanh và toàn bộ cơ thể.
Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị ung thư dạ dày chủ yếu là: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.
Việc lựa chọn phương pháp điều trị nào, chỉ dùng một phương pháp hay kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, giai đoạn bệnh, mức độ lan rộng của khối u.
Phác đồ điều trị ung thư dạ dày phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, mức độ lan rộng của tế bào ung thư và thể trạng của người bệnh.
Có 5 giai đoạn ung thư dạ dày như sau:
– Giai đoạn 0: Giai đoạn các tế bào ung thư mới nằm ở lớp niêm mạc dạ dày, chưa gây ảnh hưởng nhiều tới cơ thể.
– Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư đã “tấn công” vào lớp thứ 2 của dạ dày nhưng các triệu chứng rõ rệt vẫn chưa xuất hiện.
– Giai đoạn 2: Lúc này các tế bào ung thư đã di chuyển qua lớp niêm mạc, người bệnh sẽ thấy một vài biểu hiện rõ rệt hơn như đau bụng, buồn nôn….
– Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã bắt đầu lan rộng và gây hại cho các cơ quan khác trong cơ thể.
– Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối của ung thư dạ dày. Tế bào ung thư đã di căn khắp cơ thể, bệnh nhân hầu như không còn cơ hội chữa trị.
Thông thường, các bệnh nhân ung thư ở giai đoạn sớm sẽ được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Trong khi đó, hóa trị và xạ trị được chỉ định với các bệnh nhân ở giai đoạn đầu nhưng không thể phẫu thuật được hoặc được dùng kết hợp với các bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn tiến triển hay hỗ trợ phẫu thuật.
2. Phác đồ điều trị ung thư dạ dày tương ứng với từng phương pháp
2.1 Phác đồ điều trị ung thư dạ dày bằng phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị đầu tiên và chủ yếu đối với các bệnh nhân ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm.
Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày để loại bỏ tế bào ung thư. Hiện nay, các phẫu thuật dạ dày thường được thực hiện bằng siêu âm giúp phục hồi nhanh và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc: Cắt tử cung có ảnh hưởng gì hay không?
Phẫu thuật là phương pháp được dùng đầu tiên và chủ yếu đối với các bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu.
Sau khi ổn định, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường trở lại và ra viện sau 10-14 ngày.
Đối với những trường hợp ung thư dạ dày giai đoạn cuối, các bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật tạm thời nhằm lưu thông đường tiêu hóa, kéo dài cuộc sống cho người bệnh.
2.2 Sử dụng hóa trị trong phác đồ điều trị ung thư dạ dày
Hoá trị là phương pháp điều trị dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư trong dạ dày.
Nếu ung thư mới đang ở giai đoạn sớm, phương pháp hóa trị liệu được dùng chủ yếu để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai. Việc sử dụng hóa trị trong trường hợp này có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể, giảm nguy cơ tái phát ung thư dạ dày sau này.
Đối với những trường hợp mắc ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển, phương pháp hóa trị được đưa vào phác đồ điều trị nhằm thu nhỏ, làm chậm phát triển các tế bào ung thư, giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.
Với các bệnh nhân ung thư dạ dày ở giai đoạn cuối, hóa trị sẽ giúp giảm các triệu chứng, giảm đau đớn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Các loại thuốc này có thể được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm truyền hoặc đường uống.
Sử dụng thuốc để điều trị ung thư sẽ có một số tác dụng phụ nhưng chỉ là tạm thời và có thể giảm được sau khi điều trị.
Ngày nay, bên cạnh hóa trị, các loại thuốc nhắm trúng đích được sử dụng có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư hiệu quả và hạn chế làm tổn thương mô lành.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn 2 phổ biến cần biết
Hóa trị, xạ trị giúp làm giảm kích thước khối u, tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.
2.3 Xạ trị
Xạ trị là biện pháp tiêu diệt tế bào ung thư bằng tia phóng xạ. Các tia xạ phóng ra được tính toán chính xác trên vị trí của tế bào ung thư để giảm thiểu tối đa tác hại đối với các mô lành. Trong điều trị ung thư dạ dày, xạ trị được sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Xạ trị có thể được thực hiện cùng với hóa trị để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng nhanh chóng.
Như vậy, đối với việc điều trị ung thư dạ dày, giai đoạn bệnh là yếu tố quyết định quyết định phương pháp điều trị bệnh. Càng được phát hiện sớm, phác đồ điều trị ung thư dạ dày càng đơn giản và dễ thành công. Ngược lại, nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn, các bác sĩ có thể phải kết hợp nhiều phương pháp trong một phác đồ điều trị để đem lại kết quả điều trị ưu việt nhất. Ngoài ra, sự chủ động, tích cực và kiên trì của bệnh nhân trong quá trình điều trị cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công của quá trình điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.