Tìm hiểu về phân tầng nhồi máu cơ tim Killip 

Nhồi máu cơ tim là một tình trạng cấp tính với tiên lượng khác nhau trong mỗi trường hợp. Trong đó độ Killip là một yếu tố giúp phân tầng nguy cơ tử vong của bệnh nhân. Cùng tìm hiểu phân tầng nguy cơ nhồi máu cơ tim Killip là gì, có ý nghĩa như thế nào và một số chỉ số quan trọng khác trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về phân tầng nhồi máu cơ tim Killip 

1. Phân độ Killip và ý nghĩa trong việc chẩn đoán nhồi máu cơ tim 

Việc đánh giá tiên lượng của bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp đóng vai trò rất quan trọng giúp các bác sĩ có thái độ xử trí, theo dõi bệnh đúng, cũng như giải thích cho bệnh nhân và gia đình tốt hơn. Trong đó, phân độ Killip là một cơ sở đánh giá quan trọng trong các trường hợp nhồi máu cơ tim.

1.1 Phân độ phân độ Killip là gì?

Phân độ phân độ Killip là một bảng phân loại do Killip & Kimball lập ra để tính toán dự đoán nguy cơ tử vong của các bệnh nhân nhồi máu cơ tim dựa trên các đặc điểm lâm sàng của họ. 

Theo đó, chia tiên lượng nhồi máu cơ tim cấp sau lần khám đầu tiên ra thành 4 tầng I – IV và thể hiện trong bảng sau:

Độ Killip

Đặc điểm lâm sàng % Tỷ lệ bệnh nhân tử vong trong 30 ngày (%)

I

Không có triệu chứng của suy tim trái, không ứ huyết phổi

85

5,1

II

Có ran ẩm

13

13,6

III

Phù phổi cấp, do biến chứng suy thất trái nặng hoặc sa van hai lá cấp

1

32,2

IV

Sốc tim và  trụy mạch, có hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, nhồi máu cơ tim, đầu chi, thiểu niệu, giảm ôxy máu đôi khi do nhồi máu cơ tim thất phải

1

57,8

1.2 Ý nghĩa của phân độ Killip trong việc xác định tiên lượng nhồi máu cơ tim

Thông thường, độ Killip càng cao thì nguy cơ tử vong của người bệnh cũng tăng theo. 

Độ rộng vùng hoại tử càng lớn thì tiên lượng xấu. Tình trạng nhồi máu cũng thường trầm trọng hơn nếu xảy ra tại vị trí mặt trước, huyết áp hạ > 30 mmHg, bệnh nhân có sốt …

Các trường hợp có tiên lượng xấu (cao nhất là tử vong) chủ yếu liên quan đến sự xuất hiện các biến chứng như loạn nhịp tim, phổ biến nhất là rung thất ngay trong vòng 2 giờ đầu tiên, và suy bơm, sốc do tim, phù phổi cấp.

Tìm hiểu về phân tầng nhồi máu cơ tim Killip 

Phân độ Killip có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim.

1.3 Các yếu tố khác lâm sàng khác ngoài phân độ nhồi máu cơ tim Killip

Ngoài phân độ nhồi máu cơ tim Killip, một số yếu tố lâm sàng khác cũng giúp xác định mức độ và tiên lượng bệnh bao gồm:

– Tuổi cao

– Tụt huyết áp tâm thu xuống dưới 90 mmHg

– Nhịp tim nhanh trên 100 chu kỳ /phút

– Vị trí của vùng cơ tim bị nhồi máu 

2. Các chẩn đoán cận lâm sàng xác định nhồi máu cơ tim

Bên cạnh các dấu hiệu trên lâm sàng, để xác định loại và mức độ nguy hiểm của nhồi máu cơ tim, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm và chụp chiếu cận lâm sàng sau:

2.1 Điện tâm đồ

Đây là một trong những thăm dò rất có giá trị để chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, xác định vùng nhồi máu cơ tim. 

Điện tâm đồ cần được làm ngay khi nghi ngờ bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim và nhắc lại nhiều lần trong suốt quá trình điều trị để giúp chẩn đoán, theo dõi. Vì những thay đổi trên điện tâm đồ biến thiên theo thời gian mới có nhiều giá trị. 

Hình ảnh nhồi máu cơ tim trên điện tâm đồ

Các tiêu chuẩn của chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp trên điện tâm đồ là sự xuất hiện của 1 trong 3 yếu tố sau:

– Sóng Q mới ở ít nhất 2 trong số các miền chuyển đạo sau: D2, D3 và aVF; V1 đến V6; D1 và aVL

– Đoạn ST chênh lên hoặc chênh xuống trên 0,10 mV ở ít nhất 2 trong số các chuyển đạo

– Block nhánh trái mới

Tùy vị trí nhồi máu cơ tim mà hình ảnh biểu hiện của các yếu tố trên sẽ khác nhau và nguy cơ tử vong cũng không giống nhau.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về bệnh học Parkinson

Tìm hiểu về phân tầng nhồi máu cơ tim Killip 

Điện tâm đồ là một trong những biện pháp có ý nghĩa lớn trong chẩn đoán bên cạnh chỉ số nhồi máu cơ tim Killip.

Những lưu ý về kết quả điện tâm đồ

– Sóng Q thường xuất hiện trung bình sau 8 -12 giờ sau khi phát bệnh. Tuy nhiên trong một số trường hợp sóng Q không xuất hiện mà chỉ có biến đổi của đoạn ST và được gọi là nhồi máu cơ tim dưới nội tâm mạc.

– Trong trường hợp nghi ngờ nhồi máu cơ tim thất phải thì cần làm thêm các chuyển đạo V3R – V6R.

– Trong trường hợp kèm theo block nhánh phải hoàn toàn, nếu bệnh nhân có MI thành trước thì có thể thấy hình ảnh sóng T chênh cùng hướng với phức bộ QRS ở V1-V4.

2.2 Các men sinh học

Điển hình là men Troponin và men CK.

Troponin bao gồm Troponin I và T là 2 loại men khá đặc hiệu cho chẩn đoán và tiên lượng bệnh cơ tim. Các men này bắt đầu tăng khá sớm ở những giờ đầu sau nhồi máu cơ tim và đạt đỉnh ở 24 – 48 giờ. Thời gian tăng tương đối dài, từ 5 đến 14 ngày.

Trong khi đó, men CK gồm 3 iso-enzyme là CK-MB, CK-MM, CK-BB lần lượt đại diện cho cơ tim, cơ vân và não. Bình thường CK-MB chiếm khoảng Men này bắt đầu tăng trong khoảng 3-12 giờ đầu sau nhồi máu, đạt đỉnh sau khoảng 24 giờ và trở về bình thường sau 48 – 72 giờ. Men này có thể tăng trong một số trường hợp khác như viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, sau mổ tim, sau sốc điện, chấn thương sọ não, chấn thương cơ, tiêu cơ vân, bệnh viêm cơ, suy thận mạn, tập thể lực quá mạnh… nên cần làm thêm các chẩn đoán phân biệt.

Ngoài ra, một số men tim khác cũng có thể là căn cứ xác định nhồi máu cơ tim như Lactate DeHydrogenase (LDH), Transaminase SGOT và SGPT. Tùy từng trường hợp mà các bác sĩ sẽ lựa chọn chỉ số men tim nào làm căn cứ xác định nhồi máu cơ tim.

2.3 Siêu âm tim

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh rất có giá trị trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim, đặc biệt đối với nhồi máu cơ tim không Q hoặc có block nhánh.

Trong các trường hợp này, các hình ảnh rối loạn vận động vùng trên siêu âm thường là căn cứ xác định vị trí nhồi máu. Mức độ rối loạn có thể gồm: giảm động, không động, vận động nghịch thường và phình thành tim.

Bên cạnh đó, siêu âm tim còn giúp đánh giá chức năng thất trái, các biến chứng cơ học của nhồi máu cơ tim như:

– Thủng vách tim gây thông liên thất

– Hở van tim do đứt dây chằng

– Tràn dịch màng tim

– Huyết khối trong buồng tim

Tìm hiểu về phân tầng nhồi máu cơ tim Killip 

>>>>>Xem thêm: Tất tần tật về bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng

Xét nghiệm men tim giúp đánh giá tổn thương do nhồi máu cơ tim.

3. Chẩn đoán phân biệt

Bên cạnh các chẩn đoán xác định, trong nhiều trường hợp, bệnh nhân cần làm các chẩn đoán phân biệt nhồi máu cơ tim với các bệnh như:

– Viêm màng ngoài tim

– Viêm cơ tim cấp

– Nhồi máu phổi

– Các bệnh cấp cứu bụng

Hi vọng qua những thông tin trên đây bạn đã hiểu hơn về độ Killip, cách phân tầng nhồi máu cơ tim Killip để dự đoán tiên lượng của bệnh. Nên nhớ rằng, các yếu tố lâm sàng rất quan trọng nhưng bạn vẫn cần thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng tại các cơ sở y tế uy tín để được xác định chính xác mức độ tổn thương do nhồi máu cơ tim và những ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *