Tìm hiểu về phương pháp bấm huyệt chữa đột quỵ

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân dẫn tới tử vong trong top đầu bệnh lý, trong đó có Việt Nam. Nếu may mắn qua khỏi cũng có thể dẫn tới nhiều di chứng nặng nề ảnh hưởng lớn tới cuộc sống. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh bằng y học cổ truyền như: bấm huyệt, châm cứu… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về bấm huyệt chữa đột quỵ để người bệnh có thể hiểu hơn về phương pháp này.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về phương pháp bấm huyệt chữa đột quỵ

1. Tìm hiểu khái quát chung về bệnh đột quỵ

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não với những những tình trạng tổn thương não bởi mạch máu não không lưu thông đến não do tắc nghẽn bởi huyết khối hoặc tắc ở động mạch não dẫn tới mạch máu não bị vỡ hoặc rò rỉ.

Đột quỵ trong y học cổ truyền gọi là trúng phong với: trúng phong kinh lạc và dạng trúng phong tạng phủ.

Căn bệnh này có thể dẫn tới những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh khi gây: tàn tật khó phục hồi, rối loạn chức năng, tử vong… Dấu hiệu chung của những người bệnh đột quỵ là xuất hiện đột ngột ở bất kì thời gian và không gian nào.

Tìm hiểu về phương pháp bấm huyệt chữa đột quỵ

Đột quỵ trong y học cổ truyền gọi là trúng phong với: trúng phong kinh lạc và dạng trúng phong tạng phủ

Những triệu chứng của đột quỵ có thể kể đến như: đột ngột liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, cơ thể mất thăng bằng, đột ngột mất cảm giác, thị giác hay hoa mắt chóng mặt, miệng méo… là những đặc điểm điển hình thường thấy của bệnh.

Thông thường, không có dấu hiệu nào cảnh báo trước khi những triệu chứng của bệnh xuất hiện bởi đột quỵ thường diễn biến nhanh và đột ngột khiến người bệnh “trở tay không kịp”. Tuy nhiên nếu đã từng bị đột quỵ nhẹ(đột quỵ thoáng qua) thì nguy cơ bệnh của bạn sẽ cao hơn người bệnh thường.

2. Những phương pháp điều trị bệnh đột quỵ hiện nay

Đột quỵ là tình trạng cấp tính đòi hỏi cần phản ứng sơ cứu, cấp cứu nhanh chóng để tăng lượng máu lên não, tránh tàn phế và giảm nguy cơ tử vong. Những bước để điều trị cụ thể bao gồm:

– Đánh giá chung về tình trạng sức khỏe, hô hấp của bệnh nhân để bổ sung lượng oxy phù hợp

– Kiểm tra huyết áp, đường máu, huyết áp và thân nhiệt

– Sử dụng công cụ cấp cứu phù hợp hoặc uống thuốc tiêu sợi huyết

– Điều trị thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống động kinh và thuốc phù não

– Tập cải thiện chức năng cơ thể.

Bên cạnh Tây y và tập luyện, có các phương pháp y học cổ truyền được nhiều bệnh nhân và gia đình lựa chọn để hỗ trợ điều trị. Các phương pháp này có ý nghĩa rất lớn trong dự phòng và hồi phục chức năng các cơ quan ảnh hưởng do đột quỵ.

Đột quỵ có tỷ lệ tử vong rất lớn và di chứng cũng rất cao, người bệnh có thể trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội nếu như chức năng cơ thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Do đó, để thoát khỏi nguy cơ di chứng và tử vong, người bệnh cần được cấp cứu ngay, điều trị sớm để có thể bảo vệ nhiều tế bào não, tránh tàn tật.

Tìm hiểu thêm: Bệnh tim mạch ở người trẻ tuổi

Tìm hiểu về phương pháp bấm huyệt chữa đột quỵ

Để bảo vệ tính mạng và hạn chế tối đa di chứng cho người bệnh, khi thấy dấu hiệu đột quỵ cần đi cấp cứu ngay

3. Tìm hiểu về phương pháp bấm huyệt trong điều trị đột quỵ

3.1 Tìm hiểu chung về bấm huyệt chữa đột quỵ

Đột quỵ trong giai đoạn cấp cứu thường được sử dụng những biện pháp chữa trị hiện đại. Trong giai đoạn phục hồi có thể kết hợp xoa bóp, bấm huyệt và tập sử dụng các nhóm thuốc vitamin, thuốc tăng tuần hoàn máu não, thuốc bổ não…

Bấm huyệt là một phương pháp y học cổ truyền từ Trung Quốc dựa trên học thuyết phương Đông. Kỹ thuật này dùng ngón tay ấn các kinh mạch để lưu thông các luồng khí trong cơ thể. Đây là một hình thức giúp cải thiện tưới máu đến mô, cải thiện chức năng vận động cho bệnh nhân thông qua cải thiện lưu lượng khí.

Bệnh nhân đột quỵ có thể bị ảnh hưởng chức năng các chi ảnh hưởng qua đó hỗ trợ người bệnh cải thiện cuộc sống sinh hoạt. Bấm huyệt có thể thúc đẩy lưu thông dòng khí trong cơ thể và trạng thái cân bằng âm dương để cải thiện tinh thần, hạn chế stress cho người bệnh.

Bên cạnh cải thiện hậu quả của đột quỵ mà còn cải thiện chức năng các chi và cải thiện sức khỏe tinh thần cho bệnh nhân.

Tìm hiểu về phương pháp bấm huyệt chữa đột quỵ

>>>>>Xem thêm: Xử trí nhanh cơn đau thắt ngực bất chợt

Bấm huyệt có thể giúp cải thiện chức năng các chi và sức khỏe tinh thần cho người bệnh

3.2 Bấm huyệt chữa đột quỵ như thế nào?

Người điều trị có thể dùng ngón tay ấn vào các huyệt đạo và thường dùng với các nhóm huyệt như sau:

– Huyệt ở tay: Theo y học cổ truyền, chăm sóc bàn tay quan trọng tương đương với chăm sóc sức khỏe và bàn tay có liên quan tới những huyệt đạo của cơ thể. Đối với đột quỵ, cần phục hồi chức năng thông qua huyệt Kiên ngung, Kiên tỉnh, Hợp cốc, Bát tà, Tý nhu, Nội quan…

– Huyệt ở chân: Tương tự như bàn tay thì ở bàn chân cũng có nhiều huyệt khác nhau và có mối quan hệ chặt chẽ với sức khỏe. Khi điều trị đột quỵ cần bấm các huyệt: Hoàn khiêu, Âm lăng tuyền, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Huyết hải, Tâm âm giao, Phong long…

– Huyệt ở khu vực đầu mặt cổ: Huyệt Thượng liêm tuyền, Thiên đột, Hạ quan, Bách hội, Giáp xa, Địa thương…

Có thể thấy, hậu quả của đột quỵ thường nghiêm trọng và có thể dẫn tới tổn thương vĩnh viễn tuy nhiên phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng khu phục hồi và bấm huyệt chữa đột quỵ được đánh giá khá cao trong quá trình điều trị.

Tuy nhiên để có được phác đồ điều trị hiệu quả và phù hợp nhất, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để thăm khám với các chuyên gia. Người bệnh không nên tùy ý thăm khám và bấm huyệt ở những cơ sở điều trị không uy tín và được thổi phồng quá mức để tránh “tiền mất tật mang”.

Đồng thời, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi thực hiện bấm huyệt để điều trị hay hỗ trợ cải thiện và phục hồi chức năng sau khi đột quỵ.

Bên cạnh đó, để ngăn chặn sớm nguy cơ đột quỵ xảy ra, bạn nên chủ động tham khảo các phương pháp chẩn đoán, tầm soát và sàng lọc sớm nguy cơ đột quỵ để có phương án phòng tránh từ ban đầu. Đặc biệt là những người thuộc nhóm nguy cơ cao: mắc bệnh lý nền liên quan, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia…

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *