Ung thư gan là bệnh lý ung thư thường gặp và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng tử vong liên quan tới ung thư ở nước ta. Đi cùng với sự phát triển của y học hiện đại, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị ung thư gan trong đó có một số phương pháp mới nhất đang được áp dụng điều trị hiệu quả.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về phương pháp điều trị ung thư gan mới nhất
1. Sơ lược về bệnh ung thư gan
Hiện nay, tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, kích thước khối u, tình trạng di căn, chế độ chăm sóc cơ thể, tinh thần của người bệnh… mà bác sĩ sẽ xây dựng những hướng điều trị khác nhau. Ung thư gan sẽ được chia thành 5 giai đoạn bệnh tương ứng như sau:
– Giai đoạn rất sớm(giai đoạn 0): Khối u chỉ có 1 với kích thước dưới 2cm, không tăng áp lực ở tĩnh mạch cửa, gan có chức năng tốt, không hạn chế PS 0. Trường hợp này đa số bệnh nhân được chỉ định ghép gan.
– Giai đoạn sớm (giai đoạn A): Có 1 hoặc 2-3 khối u có kích thước dưới 3cm, gan có chức năng tốt, thể trạng hoạt động bình thường, PS 0. Dựa trên đánh giá mức độ tăng áp lực tĩnh mạch cửa để chỉ định phẫu thuật cắt gan, ghép gan hay hủy u.
Các giai đoạn của bệnh ung thư gan
– Giai đoạn trung gian (B): Xuất hiện nhiều khối u, không thể phẫu thuật, chức năng gan tốt, PS 0 thì bác sĩ sẽ chỉ định TACE khối u.
– Giai đoạn tiến triển (C): Những khối u di căn đến tĩnh mạch cửa hoặc ngoài gan, chức năng gan vẫn được bảo tồn, PS 1-2. Giai đoạn này bệnh nhân được chỉ định điều trị toàn thân với nhắm trúng đích, miễn dịch hay hóa trị…
– Giai đoạn cuối (D): Nhiều khối u di căn đến tĩnh mạch cửa hoặc ngoài gan, gan chức năng kém, PS 3-4. Ở giai đoạn này bệnh nhân thường được chỉ định điều trị giảm nhẹ.
Bệnh ung thư gan nếu được phát hiện càng sớm thì hiệu quả điều càng tốt và tiên lượng bệnh sẽ cao hơn.
2. Những phương pháp điều trị triệt căn ung thư gan
2.1 Các phương pháp điều trị bệnh ung thư gan phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay, những phương pháp điều trị triệt căn đối cới ung thư gan có thể kể đến như:
– Phẫu thuật cắt gan: Cắt bỏ phần gan chứa khối u, áp dụng với cả bệnh nhân xơ gan. Để được điều trị phẫu thuật, bệnh nhân cần đánh giá tình trạng khối u, thể tích gan, chức năng gan… và thường áp dụng cho một khối u đơn độc trong tình trạng không tăng áp lực ở tĩnh mạch cửa.
– Ghép gan: Điều trị ung thư gan bằng việc thay thế gan ung thư bằng gan khỏe mạnh để xử lý các bệnh lý về gan, áp dụng với khối u dưới 5cm, không quá 3 khối u và chưa xâm lấn đến mạch máu cũng không di căn xa.
– Đốt u với sóng cao tần, ơvi sóng: Dành cho người bệnh phát hiện sớm với số lượng khối u dưới 3, kích thước nhỏ hơn 3cm hay chỉ một khối u dưới 5cm. Phương pháp này được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm hoặc CT và đầu kim tiếp cận khối u, phát nhiệt để bao phủ loại bỏ khối u.
Hiện nay, phẫu thuật ghép gan thường được áp dụng điều trị trong các bệnh viện lớn với những trang thiết bị công nghệ hiện đại và thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp vấn đề gây tranh cãi: Tầm soát ung thư chính xác
Bệnh nhân nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để điều trị bệnh ung thư gan hiệu quả
2.2 Phương pháp sử dụng hóa chất để ngăn nguồn nuôi ung thư
Khối u gan được nuôi dưỡng thông qua máu tới khối u nên khi người bệnh được bơm hóa chất vào trong nguồn nuôi khối u thì sẽ ngăn chặn khối được nuôi dưỡng, phát triển. Những phương pháp dùng để ngắt nguồn nuôi dưỡng ung thư gồm:
– Phương pháp nút mạch hóa chất thường quy (TACE):
Phương pháp này chặn hoàn toàn máu cung cấp tới khối u và đồng thời đưa hóa chất đến khối u để tiêu diệt chúng. Phương pháp này áp dụng cho tình trạng ung thư gan không thể phẫu thuật, khối u xuất hiện ở cả hai thùy nhưng chưa xâm lấn mạch máu hay các cơ quan khác.
Nút mạch hóa chất có thể được thực hiện nhiều lần nếu có khối u mới xuất hiện.
– Xạ trị trong chọn lọc:
Các hạt vi cầu phóng xạ Ytrium-90 được đưa vào động mạch nuôi khối u gan và làm tắc mạch máu nuôi, từ đó loại bỏ khối u.
Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp này với những trường hợp bệnh nhân không còn khả năng phẫu thuật hay chống chỉ định với phẫu thuật, thể trạng của người bệnh tốt và chưa từng xạ trị gan trước đó.
– Truyền những hóa chất phù hợp qua động mạch gan:
Đây là phương pháp dùng buồng truyền và dây dẫn đặt chọn lọc vào động mạch gan sau khi đã nút lại các động mạch cấp máu cho gan. Phương pháp này giảm tác dụng phụ so với hóa trị toàn thân và thường áp dụng với giai đoạn ung thư tiến xa xâm lấn tĩnh mạch của.
3. Những phương pháp điều trị toàn thân bệnh ung thư gan
3.1 Các phương pháp điều trị bệnh ung thư gan toàn thân
Hiện nay, đa số các bệnh nhân ung thư gan được điều trị để kéo dài sự sống, song song với đó là cải thiện chất lượng sống, giảm nhẹ triệu chứng bệnh…
Các phương pháp điều trị bệnh ung thư gan toàn thân sẽ được áp dụng cho giai đoạn muộn khi ung thư đã di căn xa hay xâm lấn đến mạch máu, bao gồm:
– Liệu pháp nhắm trúng đích: Phương pháp này sử dụng các loại thuốc để ngăn chặn đường dẫn tín hiệu của khối u ung thư, ngăn chúng phát triển và di căn.
– Liệu pháp miễn dịch: Phương pháp này kích hoạt hệ thống miễn dịch trong cơ thể để nhận biết khối u ung thư và tiêu diệt chúng.
>>>>>Xem thêm: Hiện tượng máu trong nước tiểu
Liệu pháp miễn dịch kích hoạt hệ thống miễn dịch trong cơ thể để nhận biết khối u ung thư và tiêu diệt chúng
– Kháng sinh mạch máu: Sử dụng thuốc để ngăn sự phát triển mạch máu trong khối u từ đó ức chế hình thành các khối u mới.
– Ngoài ra cần phải điều trị hỗ trợ như: điều trị bệnh lý nền, nâng đỡ chức năng gan, chăm sóc kĩ chế độ dinh dưỡng…
3.2 Hiệu quả và phòng ngừa sớm ung thư gan
Chữa ung thư gan hiện nay có rất nhiều cách nhưng tình trạng của người bệnh là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả tối ưu. Sau khi điều trị thì người bệnh cần thêm thời gian ổn định và theo dõi liên tục tình trạng, hiệu quả điều trị thông qua việc tái khám.
Do đó, mỗi bệnh nhân ung thư gan nên chủ động liên hệ với bác sĩ điều trị nếu có bất thường và thực hiện thăm khám theo lịch chỉ định của bác sĩ.
Bên cạnh đó, người khỏe mạnh và bệnh nhân đã điều trị ung thư gan thành công cũng cần lưu ý phòng ngừa ung thư gan thông qua: Tiêm phòng viêm gan B, tầm soát ung thư gan nếu thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao, chế độ sống và sinh hoạt thiết lập lành mạnh…
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.