Sỏi bàng quang là sỏi được hình thành trực tiếp tại bàng quang từ cặn nước tiểu hoặc do sỏi từ trên thận di chuyển xuống bàng quang, đây là một bệnh lý thường gặp ở hệ tiết niệu. Hiện nay, tán sỏi bàng quang là phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả bậc nhất, được nhiều bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn. Vậy quy trình tán sỏi bàng quang diễn ra như thế nào? Dưới đây là những thông tin cần thiết!
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về quy trình tán sỏi bàng quang
1. Bệnh sỏi bàng quang và những thông tin cần biết
1.1 Sỏi bàng quang là gì?
Sỏi bàng quang là bệnh lý phổ biến ở đường tiết niệu, đặc biệt là nam giới. Sỏi hình thành do các khoáng chất và tinh thể cứng trong nước tiểu tích tụ lâu ngày kết tinh lại ở trong lòng bàng quang tạo thành sỏi, hoặc có thể là sỏi từ thận rơi xuống bàng quang.
Khi còn nhỏ, sỏi bàng quang thường ít có triệu chứng, viên sỏi còn có thể được đào thải ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Tuy nhiên, hầu hết các viên sỏi bàng quang đều có xu hướng kích thước phát triển lớn dần theo thời gian.
1.2 Triệu chứng của sỏi bàng quang thế nào?
Sỏi bàng quang khi kích thước đã lớn gây nhiều bất tiện cho người bệnh. Một số triệu chứng sỏi bàng quang điển hình, người bệnh có thể tự nhận dạng như sau:
– Gián đoạn dòng nước tiểu: đi tiểu bị buốt, khó đi tiểu, đi tiểu nhiều lần về đêm. Nhiều trường hợp bệnh nhân đi tiểu ra máu do viên sỏi cọ xát vào thành bàng quang.
– Nước tiểu có màu đậm và mùi hôi bất thường
– Đau bụng dưới
– Đau dương vật đối với nam giới
– Khó chịu mỗi khi thay đổi tư thế đột ngột
– Trường hợp đường niệu bị nhiễm trùng, viêm; bệnh nhân có thể bị sốt.
Sốt cũng là biểu hiện của bệnh sỏi bàng quang
1.3 Điều trị sỏi bàng quang
Hiện nay, nhờ sự ra đời của các phương pháp tán sỏi công nghệ cao, việc điều trị sỏi bàng quang trở nên nhẹ nhàng và êm ái hơn rất nhiều. Thay vì mổ hở với nhiều biến chứng nguy hiểm và hồi phục trong thời gian dài thì với tán sỏi, bệnh nhân hoàn toàn có thể làm sạch sỏi bàng quang nhanh gọn sau 30 phút – 1 giờ, hạn chế tối đa đau đớn và biến chứng, không để lại sẹo sau phẫu thuật, đảm bảo tính thẩm mỹ.
Đối với trường hợp sỏi bàng quang, phương pháp Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser là phương pháp phổ biến nhất. Phương pháp này hoàn toàn can thiệp theo “đường tự nhiên” của cơ thể nên không đau đớn, không mổ, hồi phục và xuất viện sau 2 ngày theo dõi. Bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi, thông qua đường từ niệu đạo vào bàng quang, bác sĩ quan sát hình ảnh trên màn hình máy tán sỏi; sau khi tiếp cận và xác định vị trí viên sỏi, tia laser sẽ phá vỡ viên sỏi thành các mảnh vụn. Mảnh nhỏ sẽ đưa ra ngoài theo đường tiểu, mảnh to sẽ được bác sĩ hút ra ngoài.
Tuy nhiên, một số trường hợp, người bệnh sẽ không thể điều trị tán sỏi bàng quang, cụ thể:
– Người bệnh bị chứng rối loạn đông máu, máu khó đông.
– Người bệnh bị dị dạng niệu quản, cứng khớp háng…
– Người bệnh đang bị viêm tiết niệu chưa điều trị khỏi hẳn.
– Người bệnh bị viêm thận, suy thận cấp.
Tìm hiểu thêm: Sỏi bàng quang 7mm có nguy hiểm không và cách điều trị
Người bệnh bị viêm tiết niệu chống chỉ định với tán sỏi
2. Quy trình tán sỏi bàng quang
2.1 Quy trình trước khi tán sỏi bàng quang
Để thực hiện tán sỏi bàng quang, người bệnh cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để nhận tư vấn và chỉ định làm một số xét nghiệm như: xét nghiệm máu, chụp X quang, xét nghiệm nước tiểu
2.2 Quy trình khi tán sỏi bàng quang
Bước 1: Đầu tiên, trước khi vào phòng mổ vô khuẩn, bệnh nhân cần được vệ sinh sạch sẽ bên ngoài niệu đạo và các khu vực da xung quanh. Sau đó, người bệnh sẽ được điều dưỡng bôi gel lỗ niệu đạo và ống soi để giảm bớt khó chịu, đưa kính nội soi vào dễ dàng hơn.
Bước 2: Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi ngược lên qua niệu đạo, tiến đến bàng quang. Qua máy và quan sát và xác định vị trí sỏi rồi tiếp cận viên sỏi. Sau đó, bác sĩ sẽ diều chỉnh cường độ laser phù hợp bắn vỡ viên sỏi.
Bước 3: Cuối cùng, với những viên sỏi to trên 3mm, bác sĩ sẽ thực hiện gắp trực tiếp ra bên ngoài. Với những viên sỏi vụn nhỏ sự tự trôi ra ngoài theo đường nước tiểu.
Một ca nội soi tán sỏi bàng quang ngược dòng thường diễn ra trong khoảng từ 30 – 45 phút. Vì không can thiệp mổ mở, phẫu thuật nên người bệnh hồi phục nhanh chóng, không đau đớn và chỉ sau 24h – 48h, tình trạng ổn định là có thể xuất viện về nhà. Nhờ đó, bệnh nhân có thể sinh hoạt, học tập và làm việc bình thường, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Sỏi niệu quản có phải mổ không?
Tán sỏi bàng quang qua đường tự nhiên không đau, không mổ mở, hồi phục nhanh
2.3 Quy trình sau khi tán sỏi bàng quang
Bệnh sỏi bàng quang có thể tái phát trở lại nếu người bệnh không duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học. Bệnh sỏi tái phát nhiều lần có thể ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiết niệu và các cơ quan khác, gây nhiều bất tiện cho người bệnh và tốn kém chi phí điều trị. Do đó, sau quá trình tán sỏi, người bệnh cần có một chế độ sống khoa học, bao gồm:
– Uống nhiều nước mỗi ngày để tránh nước tiểu cô đặc, làm loãng nước tiểu và thúc đầy trôi sỏi vụn nhanh chóng.
– Ăn rau xanh có độ pH kiềm có tác dụng lợi tiểu và giảm nồng độ khoáng chất trong nước tiểu.
– Bổ sung các loại trái cây có chứa chất citrate, ngăn chặn sự hình thành của sỏi như: như cam, bưởi và dứa.
– Duy trì chế độ ăn lành mạnh, ăn nhạt, thanh đạm. Hạn chế ăn thức ăn có nhiều muối, cay nóng, nhiều dầu mỡ và đặc biệt là đồ ăn nhanh.
– Hạn chế sử dụng thuốc lá và sử dụng đồ uống chứa cồn và chứa các chất kích thích như trà, cà phê.
– Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu và tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Trên đây là những thông tin cơ bản về quy trình thực hiện kỹ thuật tán sỏi bàng quang để người bệnh có được những hiểu biết nhất định về phương pháp điều trị này. Đồng thời, nếu nghi ngờ có dấu hiệu mắc phải căn bệnh này, hãy đến khám tại những cơ sở y tế uy tín điều trị để đạt được hiệu quả mong muốn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.