Thay khớp háng toàn phần và bán phần (thay khớp háng nhân tạo) được xem là phương pháp phẫu thuật nhằm giúp điều trị các bệnh lý khớp háng mà tất cả những phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Thông thường, việc phẫu thuật thay khớp háng sẽ giúp giảm cơn đau cho người bệnh, vận động khớp háng cũng được cải thiện để người bệnh trở lại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về thay khớp háng toàn phần và bán phần
1. Tổng quan về thay khớp háng toàn phần và bán phần
Thay khớp háng bao gồm 2 loại là thay khớp háng toàn phần và thay khớp háng bán phần. Cụ thể như sau:
– Thay khớp háng toàn phần: Đây là phương pháp phẫu thuật nhằm cắt bỏ đi phần chỏm xương đùi và thay bằng chỏm kim loại hoặc bằng sứ với một chuôi cắm vào trong lòng tủy xương đùi và có thể tiến hành nạo bỏ phần ổ cối bị hư để đặt vào một chén bằng kim loại bên trong có chứa chất polyethylene hoặc bằng sứ. Khớp háng nhân tạo toàn phần là loại khớp háng bao gồm cả phần chỏm và phần ổ cối.
– Thay khớp háng bán phần: Đây là thủ thuật chỉnh hình nhằm để điều trị cho một số trường hợp bị gãy cổ xương đùi. Trong đó, chỏm xương đùi sẽ được tiến hành cắt bỏ và thay thế bằng những bộ phận có chất liệu như: titanium, kim loại, nhôm, cobalt hoặc nhựa rất cứng,… Phương pháp phẫu thuật này thường sẽ được chỉ định đối với các trường hợp gãy cổ xương đùi di lệch nhiều trên người bệnh cao tuổi hoặc người không thể đảm bảo sức khỏe để thực hiện các ca mổ kéo dài và phức tạp.
Thay khớp háng nhân tạo là phương pháp hữu hiệu trong điều trị bệnh lý khớp háng
2. Bao giờ bệnh nhân được chỉ định thay khớp háng?
Có nhiều bệnh lý gây tổn thương sụn khớp của chỏm xương đùi và sụn ổ cối như bệnh hoại tử ở chỏm xương đùi, thoái hoá khớp háng, hoặc viêm khớp dạng thấp,… Trong thời gian đầu mắc bệnh, đa số chúng ta thường áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn như sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, giảm sức tì đè lên vùng khớp,… tuỳ theo mỗi loại bệnh khác nhau. Một số trường hợp sau sẽ được tiến hành xem xét nên thực hiện phương pháp phẫu thuật thay khớp háng đó là:
– Người bệnh bị đau kéo dài mặc dù đã được điều trị bảo tồn tích cực, cơn đau gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh.
– Người bệnh đi lại khó khăn, đặc biệt là việc đi lên hoặc đi xuống cầu thang.
Bên cạnh đó, thay khớp háng nhân tạo thuờng được áp dụng cho các bệnh lý gây tổn thương nặng tới khớp háng như:
– Bệnh hoại tử chỏm xương đùi
– Bệnh thoái hoá khớp háng
– Bệnh viêm khớp dạng thấp
– Bị gãy cổ xương đùi
– Bệnh u xương
Tìm hiểu thêm: Thoái hóa đốt sống cổ nên tập gì để cải thiện sức khỏe
Người bệnh đi lại khó khăn có thể được cân nhắc thực hiện phẫu thuật thay khớp háng
3. Phòng tránh các vấn đề có thể gặp sau phẫu thuật
3.1. Phòng ngừa cục máu đông sau phẫu thuật thay khớp háng toàn phần và bán phần
Bạn cần tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình để hạn chế tối đa nguy cơ hình thành cục máu đông trong vài tuần đầu của quá trình hồi phục. Bác sĩ có thể đề nghị bạn tiếp tục sử dụng thuốc làm loãng máu mà bạn đã dùng tại viện. Bạn cũng đừng quên thông báo ngay cho bác sĩ nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào sau đây:
Nguy cơ hình thành cục máu đông ở chân:
– Cảm thấy đau ở bắp chân và chân không phải do vết mổ.
– Cảm thấy đau khi sờ chạm hoặc đỏ ở vùng bắp chân.
– Cảm thấy bị sưng ở vùng đùi, bắp chân, cổ chân hoặc vùng bàn chân.
Nguy cơ cục máu đông đã di chuyển đến phổi:
– Cảm thấy khó thở đột ngột.
– Xuất hiện các cơn đau tức ngực một cách đột ngột.
– Bị đau ngực khu trú kèm hiện tượng ho.
3.2. Phòng ngừa nhiễm khuẩn sau phẫu thuật thay khớp háng toàn phần và bán phần
Bạn hãy lưu ý và nhanh chóng thông báo ngay cho bác sĩ nếu thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị nhiễm khuẩn khớp háng sau phẫu thuật dưới đây:
– Cảm thấy tình trạng bị sốt kéo dài (nhiệt độ hơn 38°C ở miệng)
– Cơ thể bị lạnh run
– Cảm thấy bị đỏ nhiều, đau khi sờ chạm hoặc bị sưng ở vết thương của khớp háng
– Dịch bị chảy ra từ vết thương khớp háng
– Cảm thấy đau khớp háng nhiều cả khi hoạt động và lúc nghỉ ngơi
4. Cách bảo vệ khớp háng nhân tạo sau phẫu thuật
Bạn có thể ghi nhớ thực hiện một số điều sau nhằm giúp bảo vệ khớp háng nhân tạo và giúp kéo dài tuổi thọ của vật liệu cấy ghép khớp háng sau khi đã phẫu thuật:
– Hãy tham gia vào các chương trình tập luyện nhẹ nhàng và nên duy trì thường xuyên để giúp nâng cao sức mạnh và sự vận động của khớp háng mới.
– Chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt giúp phòng tránh việc bị té ngã và gây tổn thương khớp háng. Nếu bị gãy xương chân, bạn có thể cần phải tiến hành phẫu thuật lại.
– Hãy thông báo cho bác sĩ biết rằng bạn đã có tiền sử thực hiện phẫu thuật thay khớp háng để được cân nhắc thực hiện các phương pháp thăm khám sức khỏe phù hợp.
– Đừng quên tái khám định kỳ với bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình để thăm khám và chụp X-quang nhằm theo dõi thường xuyên, ngay cả khi khớp háng có vẻ đang hoạt động tốt.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây đau vùng chậu kéo dài nhiều tháng liền
Hãy chú ý vận động nhẹ nhàng và phù hợp với thể trạng sức khỏe
Hiện nay, phẫu thuật thay khớp háng nhân tạo đang được xem là một biện pháp hữu hiệu giúp điều trị các bệnh lý liên quan tới khớp háng. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.