Tìm hiểu về thoái hóa khớp bệnh học

Hiện nay tình trạng thoái hóa khớp diễn ra rất phổ biến ở cả người lớn tuổi và người trẻ. Có những bệnh nhân chưa đến 30 tuổi nhưng các khớp đã thoái hóa nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu thoái hóa khớp bệnh học để hiểu rõ hơn về bệnh thoái hóa khớp, ngay trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về thoái hóa khớp bệnh học

1. Thoái hóa khớp bệnh học là gì?

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương mạn tính ở sụn khớp và mô xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm và lượng dịch khớp giảm. Biểu hiện lâm sàng là đau khớp mạn tính, không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa của sụn khớp, kèm theo những thay đổi của phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Nguyên nhân chính của bệnh là quá trình lão hóa và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp

Bệnh thoái hóa khớp thường gặp ở những người trên 40 tuổi. Với tỷ lệ thường gặp ở các khớp như sau:

– Cột sống thắt lưng: 31,12%

– Cột sống cổ: 13,96%

– Khớp gối: 12,57%

– Khớp háng: 8,23%

– Các khớp ngón tay: 3,13%

– Riêng khớp ngón tay cái: 2,52%

– Các khớp khác: 1,87%

Tìm hiểu về thoái hóa khớp bệnh học

Bệnh thoái hóa khớp thường gặp ở những người trên 40 tuổi, có thể gặp ở các khớp như hình.

2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

2.1 Nguyên nhân nguyên phát gây thoái hóa khớp bệnh học

Lão hóa

Thoái hóa khớp thường bắt đầu xuất hiện từ sau tuổi 40. Khi độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc căn bệnh này ngày càng tăng.

Sự lão hóa (thoái hóa khớp nguyên phát) có liên quan chặt chẽ với độ tuổi như sau:

  • 15 – 44 tuổi: tỉ lệ thoái hóa khớp là 5%.
  • 45 – 64 tuổi: tỉ lệ thoái hóa khớp là 25 – 30%.
  • 65 tuổi trở lên: tỉ lệ thoái hóa khớp là 60 – 90%.

Khi tuổi còn trẻ các tế bào sụn liên tục được sinh ra, nhưng khi trưởng thành các tế bào sụn giảm dần khả năng sinh sản và tái tạo.

Khi tuổi tác ngày càng cao, cùng với sự lão hóa tự nhiên của cơ thể, khiến các tế bào sụn cũng bị giảm dần về số lượng và giảm khả năng tổng hợp các chất tạo nên sợi colagen và mucopolysacarit. Chính điều này đã làm cho  chất lượng sụn bị kém dần đi, nhất là tính đàn hồi và khả năng chịu lực của khớp cũng kém hơn hẳn.

Sụn khớp được nuôi dưỡng bởi dịch thấm từ các mạch máu ở phần xương dưới sụn. Loãng xương cùng với các thương tổn mạch máu ở người cao tuổi làm cho dinh dưỡng sụn khớp bị suy giảm.

Chính các yếu tố trên, đã làm cho sụn khớp bị thoái hóa, mỏng đi, kém tính bền chắc và trở nên mủn, dễ bị dập vỡ dưới tác dụng của lực cơ học.

Thoái hóa khớp là quy luật tự nhiên. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa của từng người, thói quen sinh hoạt, chất lượng cuộc sống mà quá trình thoái hóa sẽ đến sớm hay muộn, tiến triển nhanh hay chậm ở mỗi cá nhân.

Gen di truyền

Một số bệnh lý về khớp có liên quan đến gen di truyền. Thông thường những người này có khiếm khuyết ở gen tổng hợp collagen và proteoglycan. Đây là các thành phần cấu tạo chính của sụn khớp. Ngoài ra, đối với những người có cơ địa già sớm cũng dễ xuất hiện tình trạng thoái hóa khớp đến sớm hơn người bình thường.

2.2 Nguyên nhân thứ phát gây thoái hóa khớp bệnh học

Béo phì

Dư cân, béo phì khiến trọng lượng cơ thể tăng cao gây áp lực lên hệ xương khớp. Các khớp như khớp gối, khớp háng, cột sống thắt lưng dễ bị tổn thương sụn khớp. Theo nghiên cứu, những người mắc bệnh béo phì có tỷ lệ khớp gối và khớp háng cao gấp 2 đến 3 lần người không bị dư cân béo phì.

Tăng tải trọng lên khớp

Do đặc thù công việc. Thường gặp ở những người hay phải làm các công việc mang vác nặng như: công nhân khuân vác, thợ xây dựng,…

Những người này cột sống, khớp gối, khớp háng dễ bị thoái hóa sớm.

Dị dạng bẩm sinh xương khớp

Có những người sinh ra đã gặp phải những bất thường (dị dạng xương khớp) như gai đôi cột sống, … Những dị dạng này dễ gây tỳ nén khớp và cột sống khiến sụn khớp bị tổn thương sớm, khớp dễ bị thoái hóa sớm hơn và bệnh thường trầm trọng hơn.

Tổn thương cơ học

Chấn thương khi chơi thể thao, lao động mang vác nặng, vận động quá sức,… có thể gây tổn thương khớp, dẫn đến thoái hóa khớp.

Hoặc biến chứng do khối u, loạn sản, làm thay đổi mối tương quan của lực cơ học tác động lên diện khớp, hình thái của khớp và cột sống, dẫn đến thoái hóa khớp sớm hơn các khớp khác.

Nội tiết và chuyển hóa: như bệnh đái tháo đường, bệnh gout, loãng xương do nội tiết, bệnh da sạm màu nâu, tuổi mãn kinh,..

Tìm hiểu thêm: Triệu chứng đau mỏi khuỷu tay

Tìm hiểu về thoái hóa khớp bệnh học

Một số nguyên nhân gây thoái hóa khớp phổ biến hiện nay.

3. Triệu chứng thường gặp trong bệnh thoái hóa khớp

3.1 Đau nhức trong khớp

– Triệu chứng chính của thoái hóa khớp là đau nhức khớp. Cơn đau có tính chất cơ học, đau tăng khi vận động khớp, nhất là khi làm tăng tải trọng lên khớp như đau khớp gối tăng khi lên cầu thang, khi đứng lên ngồi xuống. Đau giảm đi khi được nghỉ ngơi.

– Đau có thể kèm theo cảm giác cứng khớp, khớp có cảm giác bị cứng lại sau khi nghỉ ngơi, nhưng thường là sẽ giảm sau một vài phút vận động.

Dấu hiệu cứng khớp vào buổi sáng thường nhẹ và ngắn dưới 30 phút. Trong khi dấu hiệu cứng khớp trong viêm khớp dạng thấp thường sẽ kéo dài trên 30 phút.

– Khi thoái hóa khớp càng nặng thì cảm giác đau hoặc cứng khớp càng dai dẳng hơn. Khi này, khớp dễ bị sưng và đôi khi tràn dịch khớp. Người bị thoái hóa khớp, các cơ xung quanh có thể bị teo nhỏ đi và yếu hơn, gây khó khăn khi vận động.

Bạn thường nhận rõ cơn đau khớp khi thời tiết thay đổi, khi trời ẩm, áp suất không khí giảm.

– Mặc dù đau khớp có thể trầm trọng nhưng không bao giờ thấy biểu hiện của phản ứng viêm tại khớp, không thấy sưng (trừ khi có tràn dịch khớp), nóng, đỏ tại khớp. Số lượng bạch cầu trong máu không tăng, tốc độ máu lắng không tăng.

Tìm hiểu về thoái hóa khớp bệnh học

>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân đau khớp háng hỗ trợ điều trị sớm

Khi thoái hóa khớp càng nặng người bệnh có cảm giác đau hoặc cứng khớp càng dai dẳng hơn.

3.2 Hạn chế vận động khớp

– Các động tác của khớp sẽ bị hạn chế ở các mức độ khác nhau do đau, điều này khiến cho hoạt động của cơ thể người bệnh gặp nhiều khó khăn.

Biến dạng khớp:

– Khớp xương biến dạng do các gai xương hình thành và phát triển ở đầu xương, cột sống mất đường cong sinh lý, gù, vẹo, ngón tay trở nên gồ ghề và đôi khi cong nhẹ…

3.3 Các dấu hiệu khác

+ Teo cơ: các cơ lân cận khớp bị thoái hóa, teo nhỏ do giảm vận động.

+ Có tiếng lạo xạo khi cử động khớp.

+ Tràn dịch khớp: làm vùng khớp bị tổn thương sưng to, thường hay gặp ở khớp gối.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *