Bệnh ung thư đại tràng là một trong số những bệnh ung thư tiêu hóa nguy hiểm và phổ biến hàng đầu hiện nay. Tiên lượng sống của bệnh ung thư đại tràng là điều mà nhiều bệnh nhân và người nhà quan tâm. Vậy bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc về thời gian sống cũng như cung cấp các thông tin hữu ích cho bệnh nhân.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về tiên lượng sống của bệnh ung thư đại tràng
1. Bệnh ung thư đại tràng và những yếu tố liên quan tới thời gian sống
1.1 Khái niệm và tổng quan về bệnh ung thư đại tràng
Đại tràng hay chính là ruột già, ruột kết là một đường ống dài có hình chữ U lộn ngược ở cuối của hệ tiêu hóa để loại bỏ chất thải của cơ thể. Ung thư đại tràng có thể xuất phát từ niêm mạc của ruột hay ở trực tràng.
Ung thư đại tràng là bệnh lý phổ biến và nguy hiểm
Ung thư đại tràng tuy tỷ lệ mắc không phổ biến như ung thư phổi, ung thư gan, ung thư vú và ung thư dạ dày nhưng lại là nguyên nhân dẫn tới tử vong cao ở cả hai giới. Trong đó, ước tính có đến trên 576.000 người mắc bệnh ung thư đại tràng tử vong trên thế giới(số liệu năm 2020).
Bệnh ung thư đại tràng sống được bao lâu hay tiên lượng bệnh có thể giúp người bệnh chủ động lập kế hoạch điều trị cụ thể và chuẩn bị về mặt tài chính cũng như tinh thần.
1.2 Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư đại tràng được tính như thế nào?
Tỷ lệ sống của bệnh ung thư phản ánh phần trăm những người mắc cùng loại bệnh và giai đoạn sống được trong khoảng thời gian bao lâu. Phần lớn thời gian này sẽ được tính bằng mốc 5 năm sau khi được chẩn đoán bệnh ung thư.
Tỷ lệ sống của bệnh không cho biết chính xác bệnh nhân có thể sống bao lâu, tuy nhiên có thể giúp bệnh nhân ước chừng thời gian và khả năng điều trị thành công. Trong đó, tỷ lệ tương đối của một giai đoạn bệnh ung thư đại tràng là khoảng 80% có nghĩa là người mắc bệnh có khả năng sống sau 5 năm trung bình khoảng 80% so với người không mắc bệnh.
Tỷ lệ này sẽ đánh giá dựa trên nhiều thông tin cơ sở dữ liệu được Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ duy trì. Dựa vào đánh giá mức độ di căn, có thể theo dõi tỷ lệ sống tương đối sau 5 năm của bệnh ung thư đại trang phân theo giai đoạn khu trú, khu vực và xa như sau:
– Giai đoạn khu trú: không có dấu hiệu ung thư lan ra ngoài đại tràng hay trực tràng
– Giai đoạn khu vực: Ung thư lan đến ngoài đại tràng hoặc trực tràng hoặc các hạch bạch huyết lân cận
– Giai đoạn ung thư xa: tế bào ung thư di căn tới các cơ quan xa của cơ thể hoặc các hạch bạch huyết xa.
Tìm hiểu thêm: Khoa Răng Hàm Mặt – Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI
Để xác định được giai đoạn ung thư, bệnh nhân cần thăm khám với chuyên gia
1.3 Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư đại tràng qua từng giai đoạn
Ung thư đại tràng có thể sống được bao lâu, tỷ lệ sống trung bình trên 5 năm của bệnh ước tính khoảng 64%, trong đó cụ thể từng giai đoạn như sau:
– Giai đoạn khu trú: 91%
– Giai đoạn khu vực: 72%
– Giai đoạn ung thư xa: 14%
Tuy nhiên, mỗi người bệnh có thể trạng và tình trạng đáp ứng điều trị khác nhau. Do đó, người bệnh sẽ có mức thời gian sống khác nhau.
1.4 Những yếu tố ảnh hưởng tới tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư đại tràng
Những yếu tố ảnh hưởng tới tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư đại tràng tương đối nhiều. Theo nghiên cứu cho thấy bệnh nhân ung thư đại tràng nếu chưa di căn hay đã di căn đều có ảnh hưởng bởi: xâm lấn thần kinh đáy chậu, di căn xa, tuổi tác cao, mức độ biệt hóa của bệnh, di căn hạch…
Bên cạnh đó, tình trạng xâm lấn tới dây thần kinh ở tầng sinh môn và di căn xa có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tiên lượng của bệnh nhân. Nên việc phát hiện sớm ung thư đại tràng có thể giúp cải thiện đáng kể đến hiệu quả điều trị và khả năng sống của bệnh nhân.
2. Chế độ chăm sóc dinh dưỡng cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân ung thư đại tràng
Để có một cơ thể với sức đề kháng tốt, đáp ứng điều trị, người bệnh ung thư đại tràng cần ăn uống đầy đủ và đa dạng nhiều loại thực phẩm:
– Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, uống nhiều nước; đặc biệt là với những bệnh nhân có bệnh về tiêu hóa để quá trình tiêu hóa thuận lợi và ngừa táo bón
– Bổ sung nhóm cá, thịt trứng để tăng cường protein để mau lành vết thương và bù đắp cơ bị mất do ung thư hoặc điều trị ung thư
>>>>>Xem thêm: Niềng răng khểnh: Giải pháp cho nụ cười đẹp hơn
Bệnh nhân ung thư đại tràng nên bổ sung nhiều thực phẩm có lợi cho tiêu hóa
– Hạn chế ăn quá nhiều thịt đỏ để tránh ung thư đường ruột, có thể bổ sung thịt đỏ để tăng hàm lượng sắt và protein nhưng cần ăn với lượng vừa phải. Nên chế biến luộc, hấp thay vì nướng, chiê, ướp muối, tái, đóng hộp…
– Duy trì nhóm tinh bột, đạm và đường; hàm lượng phù hợp nên để bác sĩ tư vấn
– Không nên sử dụng một số nhóm thực phẩm sau: đồ đóng chai, đồ uống có cồn và caffein, thuốc lá, rượu bia, đồ ăn chua cay, gia vị chanh ớt, thực phẩm lên men, đồ chế biến sẵn, đồ sống, gỏi sống…
Đối với bệnh nhân, bác sĩ sẽ đánh giá tổng quan nhu cầu, tình trạng sức khỏe, giai đoạn bệnh, triệu chứng bệnh… để xây dựng phác đồ điều trị và phác đồ dinh dưỡng cho bệnh nhân nhằm kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Như vậy, được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố và để có được thời gian sống lâu, chất lượng cuộc sống tốt hơn thì người bệnh cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe tiêu hóa của bản thân và điều trị sớm ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Tiên lượng sống của bệnh ung thư đại tràng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và để có thể xác định chính xác tiên lượng là điều rất khó. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thời gian sống của bệnh trong đó thời điểm phát hiện bệnh và phác đồ điều trị hiệu quả được xem là yếu tố tiên quyết. Do đó, ngay khi phát hiện dấu hiệu tiêu hóa bất thường kéo dài trên 2 tuần, người bệnh nên lập tức đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm, tránh hậu quả khó lường sau này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.