Nước tiểu có lẫn máu là một trong những triệu chứng của bệnh lý sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu. Vậy tại sao người mắc sỏi bàng quang đi tiểu ra máu, hiện tượng đi tiểu ra máu có nguy hiểm không và làm gì để xử lý tình trạng này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây bạn nhé.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về tình trạng mắc sỏi bàng quang đi tiểu ra máu
1. Tại sao sỏi bàng quang gây đi tiểu ra máu?
Bệnh nhân mắc sỏi bàng quang đi tiểu có máu xảy ra khi viên sỏi nằm trong bàng quang cọ xát vào niêm mạc bàng quang gây tổn thương, trầy xước khiến máu hòa cùng nước tiểu, người bệnh đi tiểu sẽ thấy nước tiểu có màu hồng. Màu sắc nước tiểu sẽ có máu sẫm màu hơn là khi sỏi đã tồn tại lâu ngày trong bàng quang, sỏi cứng, hình dạng phức tạp, bề mặt xù xì và kích thước lớn… và liên tục gây tổn thương ở nhiều vị trí và nặng nề hơn.
Không chỉ gây chảy máu, sỏi bàng quang còn khiến người bệnh cảm nhận được cơn đau vùng bụng dưới, có thể đau khi đi tiểu, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, bí tiểu, tiểu không hết nước.
Bệnh nhân đến Thu Cúc TCI điều trị sỏi bàng quang kích thước lớn, gây nhiều triệu chứng bệnh
2. Sỏi bàng quang gây đi tiểu máu có nguy hiểm không?
Tình trạng tiểu ra máu nếu không được phát hiện sớm và điều trị mà tiếp tục kéo dài thì sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến chức năng hệ tiết niệu, và nguy hiểm đối với sức khỏe.
– Do có những trầy xước, tổn thương bên trong bàng quang nên vi khuẩn có cơ hội tấn công, xâm nhập dễ dàng hình thành nên viêm bàng quang. Viêm bàng quang có thể từ cấp tính trở thành mạn tính, diễn biến xa hơn sẽ dẫn tới teo bàng quang, rò bàng quang, ung thư bàng quang.
– Không dừng lại ở đó, sỏi bàng quang còn có thể gây ra các biến chứng như viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng. Lâu ngày sẽ khiến chức năng thận suy giảm, suy thận gây ra nhiều khó khăn cho điều trị và ảnh hưởng lớn đến kinh thế, và sức khỏe. Cụ thể là người bệnh có thể phải cắt bỏ thận, ghép thận hoặc chạy thận để lọc máu.
3. Làm gì khi mắc tình trạng sỏi bàng quang gây tiểu ra máu?
3.1 Đi khám ngay khi có triệu chứng sỏi bàng quang đi tiểu ra máu
Khi phát hiện triệu chứng tiểu máu dù là do bất kỳ nguyên nhân nào người bệnh cũng cần nhanh chóng đến bệnh viện để kiểm tra. Dựa vào kết quả thăm khám với bác sĩ chuyên khoa người bệnh sẽ được chỉ định những phương hướng điều trị phù hợp. Trong trường hợp bệnh nhân mắc sỏi bàng quang có đi tiểu ra máu, có tổn thương bàng quang hoặc tình trạng viêm, nhiễm khuẩn, thông thường sẽ được sử dụng thuốc để điều trị. Đến khi tình trạng ổn định sẽ tiếp tục lên phác đồ điều trị sỏi triệt để. Trường hợp khác khi niêm mạc bàng quang chưa có tổn thương nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ được tư vấn phương hướng loại bỏ sỏi sớm và toàn diện tránh nguy cơ gặp biến chứng.
3.2 Điều trị dứt điểm sỏi bàng quang đi tiểu ra máu
Để giải quyết triệt để tình trạng đi tiểu ra máu người bệnh cần được xử lý triệt để viên sỏi, loại bỏ sỏi hoàn toàn ra khỏi cơ thể để không gặp tình trạng tái diễn. Dựa vào tình trạng sỏi, kích thước sỏi, các bệnh lý liên quan… bác sĩ sẽ có các chỉ định điều trị phù hợp.
– Điều trị nội khoa sỏi bàng quang: Phương pháp này người bệnh được sử dụng các loại thuốc uống trong một lộ trình nhất định để giúp dẫn sỏi ra ngoài theo đường nước tiểu. Người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sử dụng thuốc để tạo điều kiện thuận lợi nhất đưa sỏi ra bên ngoài cơ thể. Kết thúc quá trình điều trị người bệnh cần đến tái khám để được đánh giá khả năng đào thải của sỏi, sỏi đã thoát được ra khỏi bàng quang hay chưa. Nếu sỏi vẫn không được tống xuất ra ngoài ngay cả khi đã sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị khác.
– Điều trị ngoại khoa ít xâm lấn – Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser: Khi sỏi bàng quang có kích thước >1cm hoặc
Tìm hiểu thêm: Tổng quan về bệnh hẹp niệu quản
Điều trị ngoại khoa bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng tân tiến giúp loại bỏ sỏi bàng quang hiệu quả nhanh chóng, ngăn chặn triệt để hiện tượng sỏi gây tiểu máu
4. Lời khuyên trong điều trị sỏi bàng quang gây tiểu máu
Lời khuyên cho bệnh nhân là khi phát hiện sỏi bàng quang kể cả khi chưa có triệu chứng cần điều trị loại bỏ sỏi nhanh chóng. Càng giữ sỏi lâu trong cơ thể người bệnh càng dễ gặp tình trạng tiểu máu, những cơn đau bất tiện trong cuộc sống hàng ngày, thậm chí còn tiến triển thành những bệnh lý nguy hiểm.
Bên cạnh việc tiếp nhận điều trị, bệnh nhân cũng nên chủ động xây dựng lại chế độ ăn uống cho bản thân như: Uống đủ nước đến khi nước tiểu có màu vàng trong, không sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn trong quá trình điều trị. Ăn chế độ ăn mềm nhiều rau xanh, hạn chế ăn quá nhiều muối và đạm động vật.
>>>>>Xem thêm: [Tổng hợp] Những loại thuốc viêm đường tiết niệu màu xanh hiệu quả
Khi có tình trạng đi tiểu máu ở sỏi bàng quang người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện uy tín để được thăm khám chính xác tình trạng bệnh.
Sỏi bàng quang gây tiểu ra máu tuy có nguy hiểm nhưng người bệnh không cần quá lo lắng mà có thể khắc phục nếu điều trị sớm. Bệnh nhân nên đến bệnh viện uy tín để được thăm khám và lắng nghe tư vấn hướng dẫn từ chuyên gia để cải thiện tình trạng này nhanh nhất có thể.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.