Tìm hiểu về trị sỏi bàng quang

Hiện nay phương pháp trị sỏi bàng quang hiệu quả và phổ biến nhất là dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Bên cạnh đó để chữa bệnh triệt để bệnh nhân cần thay đổi lối sống và tuân thủ theo các yêu cầu của bác sĩ để bệnh không tái nhiễm.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về trị sỏi bàng quang

1. Sỏi bàng quang là gì?

Trước khi tìm hiểu về cách trị sỏi bàng quang chúng ta cần hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Sỏi bàng quang là bệnh về đường tiết niệu thường gặp ở nam giới. Sỏi được hình thành từ những mảnh khoáng chất cứng có hình tròn hoặc xù xì. Sỏi được tạo ra khi bạn không tiểu hết nước trong bàng quang ra ngoài, chúng kết cụm lại thành các tinh thể khoáng chất.

Bệnh gây ra tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, đau bụng dưới,…

Sỏi bàng quang cũng có thể là do sỏi thận hoặc sỏi niệu quản rơi xuống. Các viên sỏi nhỏ có thể được đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu. Những viên sỏi lớn nằm lại bàng quang và tích tụ cùng các cặn sỏi khác ngày một to lên gây ra nhiều đau đớn.

Tìm hiểu về trị sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau

2. Triệu chứng của sỏi bàng quang

Các viên sỏi lớn cơ thể không thể tự đào thải ra ngoài sẽ gây ra các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân như:

2.1 Đau bụng dưới

Các viên sỏi hình thành và lăn qua lăn lại trong bàng quang khiến người bệnh cảm thấy đau đớn. Tùy thuộc vào hình dạng và kích thước của sỏi cơn đau có thể sẽ âm ỉ hoặc dữ dội.

Đối với nam giới còn cảm thấy đau ở phần dương vật.

2.2 Tiểu khó, tiểu buốt, tiểu gián đoạn

Nước tiểu không được đào thải bình thường mà bị tắc kèm theo đau buốt ở bộ phận sinh dục. Tình trạng này xuất hiện nhiều khi người bệnh vận động, đi lại. Cơn đau sẽ giảm khi nghỉ ngơi.

2.3 Tiểu rắt

Sỏi tổn tại trong bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu. Người bệnh thường xuyên buồn đi tiểu nhưng mỗi lần chỉ đi được một ít gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày.

2.4 Nước tiểu có màu sậm, tiểu ra máu

Khi xuất hiện dấu hiệu này có nghĩa là thận đã bị nhiễm trùng mà bàng quang là nguyên nhân gây ra nước tiểu đục. Lúc tiểu tiện, những viên sỏi bàng quang nhỏ có thể sẽ theo ra bên ngoài và cọ xát vào đường tiểu gây chảy máu. Đây là nguyên nhân nước tiểu có lẫn máu.

Những người từng bị sỏi bàng quang mới hiểu được những cơn đau bụng dưới, chứng tiểu rắt, bí tiểu gây khó chịu tới mức nào. Đặc biệt khi sỏi có kích thước lớn sẽ làm ảnh hưởng tới các chức năng của bàng quang. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và xử lý sỏi kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Viêm thận, viêm bàng quang, suy thận, thậm chí là ung thư bàng quang.

Tìm hiểu về trị sỏi bàng quang

Người bệnh thường cảm thấy đau vùng bụng dưới

3. Các cách trị sỏi bàng quang hiệu quả nhất

Bệnh sỏi bàng quang hiện nay là một bệnh lý khá phổ biến vì vậy có nhiều cách điều trị khác nhau. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của người bệnh, kích thước và hình dáng sỏi để lựa chọn phương pháp trị sỏi bàng quang phù hợp.

3.1 Điều trị sỏi bàng quang bằng thuốc

Đơn thuốc điều trị của mỗi bệnh nhân thường không giống nhau do sức khỏe và kích thước sỏi khác nhau. Một số nhóm thuốc thường được các bác sĩ tin dùng trong việc điều trị là:

– Thuốc kháng viêm, giảm đau giúp xoa dịu cơn đau quặn đường tiết niệu

– Thuốc giãn cơ trơn tiết niệu nhằm giúp đường kính cổ bàng quang và niệu đạo giãn ra cho sỏi dễ dàng di chuyển qua.

– Thuốc kiềm hóa nước tiểu: Loại thuốc này có tác dụng điều chỉnh pH nước tiểu. Hiệu quả trong việc làm tan loại sỏi acid uric.

– Thuốc giảm nồng độ khoáng chất như thuốc giảm acid uric khi bị sỏi acid uric nhằm hạn chế việc tích tụ khoáng chất khiến sỏi to hơn.

– Thuốc lợi tiểu nhằm làm tăng lưu lượng nước tiểu để đào thải cặn ra khỏi cơ thể

– Các thuốc kháng sinh dự phòng viêm nhiễm đường tiết niệu

Với trường hợp sỏi bàng quang có kích thước không đáng kể, bác sĩ sẽ theo dõi và dặn người bệnh uống nhiều nước để cơ thể tự đào thải sỏi ra ngoài. Nguyên nhân là nếu sử dụng thuốc trị sỏi bàng quang lâu ngày sẽ có tác dụng phụ như: Chóng mặt, hoa mắt, kích ứng tiêu hóa,…

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm loét dạ dày triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Tìm hiểu về trị sỏi bàng quang

Điều trị sỏi bàng quang bằng thuốc là phương pháp khá hiệu quả

3.2 Các phương pháp can thiệp điều trị sỏi bàng quang

Các trường hợp điều trị sỏi bằng thuốc không hiệu quả hoặc sỏi có kích thước quá lớn cần can thiệp xâm lấn. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị nhưng chủ yếu là tán sỏi hoặc phẫu thuật lấy sỏi.

3.2.1 Tán sỏi

Bệnh nhân cần được gây tê trước khi tiến hành nội soi niệu đạo. Niệu đạo là lỗ tiểu phía trên âm đạo hoặc là lỗ ở đầu dương vật. Cách làm này sẽ giúp bác sĩ nhìn thấy sỏi thông qua camera gắn trên đầu ống nội soi. Sỏi sẽ được phá vỡ bằng sóng xung kích tần số lớn hoặc máy bắn tia laser. Sau khi sỏi được tán thành vụn nhỏ sẽ được hút ra ngoài hoặc loại bỏ qua đường nước tiểu.

Phương pháp tán sỏi này có một số ưu điểm vượt trội:

– Có thể sử dụng kể cả với sỏi có kích thước lớn. Tuy nhiên điều kiện cần có là niệu đạo và cổ bàng quang không quá hẹp.

– Không để lại sẹo

– Bệnh nhân phục hồi sức khỏe nhanh chóng mà không cần nằm viện

– Vết thương mau lành

– Thủ thuật này ít gây biến chứng nhưng đôi khi vẫn có thể bị nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ cân nhắc cho bạn sử dụng thuốc kháng sinh trước khi điều trị để giảm nguy cơ nhiễm trùng.

3.2.2 Phẫu thuật điều trị sỏi bàng quang (mổ hở)

Đối với sỏi quá lớn sẽ xuất hiện tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. Khi này không thể áp dụng phương pháp tán sỏi mà cần phẫu thuật để loại bỏ chúng. Bác sĩ sẽ rạch đường trên bụng để lấy sỏi ra ngoài. Thủ thuật này không chỉ loại bỏ sỏi mà còn giải quyết nguyên nhân gây ra sỏi như: Hẹp niệu đạo, túi thừa bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt.

Mổ lấy sỏi là phương pháp trị sỏi bàng quang hiệu quả, được áp dụng nhiều và có độ an toàn cao.

Nhược điểm của cách này là vết mổ dài, độ xâm lấn lớn khiến người bệnh lâu hồi phục và chịu nhiều đau đớn. Khả năng nhiễm trùng từ vết mổ cũng cơn hơn tán sỏi.

4. Cách trị sỏi bàng quang nào tốt nhất?

Vấn đề cách điều trị nào tốt hơn sẽ còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề để đánh giá:

– Tình trạng sỏi: Kích thước, số lượng, vị trí sỏi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sẽ là yếu tố chính để lựa chọn cách điều trị. Bên cạnh đó bác sĩ cũng sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh tìm ra phương pháp phù hợp.

– Kinh nghiệm chuyên môn và trình độ của bác sĩ điều trị

– Điều kiện cơ sở vật chất và mức độ hiện đại của thiết bị

– Khả năng kinh tế của bệnh nhân

Mỗi phương pháp điều trị sỏi hiện nay đều có ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy cách điều trị tốt sẽ phụ thuộc vào các yếu tố đánh giá đã nêu ở trên.

Tìm hiểu về trị sỏi bàng quang

>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm ruột thừa có bắt buộc phải mổ hay không?

Kỹ thuật nội soi sẽ tán nhỏ sỏi và loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể

Bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết cho việc trị sỏi bàng quang. Người bệnh cần tham khảo và cân nhắc về các yếu tố trước khi lựa chọn phương pháp điều trị. Mong rằng với cách điều trị phù hợp bạn sẽ nhanh khỏi bệnh để đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *