Tìm hiểu về tuyến giáp

Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng, ảnh hưởng đến hầu hết quá trình trao đổi chất của cơ thể. Hiểu về tuyến giáp, các bệnh tuyến giáp thường gặp và cách phòng bệnh giúp bạn đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về tuyến giáp

1. Tuyến giáp là gì?

Tuyến giáp là cơ quan có cấu tạo gần giống hình con bướm, nằm ở phía trước cổ, bên dưới thanh quản và bên trên khí quản. Tuyến này có nhiệm vụ tạo ra các hormon T3, T4 giúp điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể. Tăng tiết hormon quá nhiều hoặc sản xuất quá ít hormon đều có thể dẫn đến các bệnh lý.

Tìm hiểu về tuyến giáp

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể

2. Ảnh hưởng của tuyến giáp đối với cơ thể

Tuyến giáp và các hormon tuyến giáp tác động đến hầu hết các hệ cơ quan trong cơ thể:

Hệ thống tim mạch: Tuyến giáp ảnh hưởng đáng kể đến chức năng và cấu trúc tim mạch của cơ thể. Các hormon giáp trạng tham gia vào quá trình điều hòa cung lượng tim, nhịp tim, sức co bóp của tim…. Điều này giúp duy trì thể tích tuần hoàn trong cơ thể, đồng thời đảm bảo cho các hoạt động khác của cơ thể.

Hệ thống thần kinh: Thiếu hụt hormon giáp trạng hoặc thừa hormon có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Suy giáp dẫn đến các vấn đề như: chứng hay quên, trầm cảm và cường giáp gây lo lắng, dễ xúc động.

Hệ thống tiêu hóa: Hormon giáp trạng ảnh hưởng đến quá trình hình thành axit dạ dày cũng như điều hòa nhu động đường tiêu hóa. Do đó người mắc bệnh thường gặp phải các vấn đề tiêu hóa như: táo bón hoặc đau bụng, tiêu chảy.

Hệ thống sinh sản: Hormon giáp trạng không duy trì ở ngưỡng phù hợp có thể dẫn đến những rối loạn về chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

3. Nguy cơ bệnh lý tuyến giáp

Nữ giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nam giới đó cấu tạo cơ thể buộc người nữ phải trải qua nhiều thay đổi về nội tiết tố hơn. Tuy nhiên dù ở bất kỳ giới tính, độ tuổi nào, bạn đều có khả năng gặp phải các vấn đề về giáp trạng.

Dưới đây là 4 bệnh tuyến giáp thường gặp bạn nên chú ý:

3.1 Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto

Bệnh Hashimoto là bệnh tự miễn do rối loạn miễn dịch làm chống lại các tế bào sản xuất hormon giáp trạng. Về lâu dài có thể trở thành suy giáp. Tại Hoa Kỳ, cứ 100 người thì có 5 người mắc bệnh Hashimoto, khiến đây trở thành chứng bệnh phổ biến ở nước này. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường được ghi nhận nhiều nhất ở phụ nữ trung niên.

3.2 Bệnh Basedow

Ngược lại với viêm tuyến giáp Hashimoto, Basedow là một rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn đến tình trạng tăng tiết hormon giáp trạng quá mức, hay còn gọi là cường giáp. Bất kỳ sự biến đổi khác thường nào của hormon giáp trạng đều có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán suy giáp chuyển hóa trong cơ thể

Tìm hiểu về tuyến giáp

Bệnh Basedown đặc trưng bởi bướu cổ, mắt lồi

3.3 Bướu cổ 

Bướu cổ là hiện tượng gia tăng bất thường của kích thước tuyến giáp khiến vùng cổ người bệnh có hiện tượng sưng, nổi cục. 80% các ca bệnh bướu cổ là lành tính, các ảnh hưởng có thể xảy ra bao gồm thay đổi chức năng hay tăng giảm hormon giáp trạng. Bệnh xảy ra phổ biến ở phụ nữ trên 40 tuổi, người có tiền sử gia đình mắc các vấn đề liên quan đến giáp trạng, sử dụng một số loại thuốc, người đang mang thai, người phơi nhiễm với chất phóng xạ.

3.4 Nhân tuyến giáp

Các tế bào nang tuyến giáp phát triển bất thường có thể tạo thành nhân tuyến giáp. Nhân tuyến giáp 90% là là tính, chỉ 5-10% có thể phát triển thành tế bào ung thư. Bướu nhân tuyến giáp phần lớn không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên khi kích thước nhân lớn, người bệnh có thể cảm thấy nuốt vướng, ho, khàn giọng, khó thở, nhìn thấy khối nổi lên ở vùng cổ.

4. Phòng ngừa các bệnh tuyến giáp

Bệnh tuyến giáp bên cạnh các nguyên nhân di truyền, tự miễn, có thể đến từ chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh. Để bảo vệ tuyến nội tiết này trước các vấn đề bệnh lý, dưới đây là một số giải pháp bạn cần quan tâm:

4.1 Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng và lưu ý với một số thực phẩm

Các nghiên cứu cho thấy, các vấn đề đường tiêu hóa có liên hệ chặt chẽ với sự phát triển của bệnh tuyến giáp do 70% hệ thống tự miễn dịch được tìm thấy trong ruột. Để phòng bệnh, bạn cần có thói quen duy trì chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng bao gồm: các loại ngũ cốc, cá và hải sản, các loại hạt, rau, đậu, trái cây tươi, chất béo lành mạnh (dầu ô liu, dầu hướng dương…)

Tìm hiểu về tuyến giáp

>>>>>Xem thêm: 8 loại thực phẩm giúp quý ông “mạnh mẽ” hơn

Dinh dưỡng phòng ngừa bệnh tuyến giáp

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều đường, chất bảo quản và phẩm màu… Đây có thể trở thành các tác nhân làm khởi phát các bệnh tự miễn, từ đó ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể bao gồm tuyến giáp. Một số loại rau họ cải chứa nhiều vitamin C và folate có thể nên được cân nhắc vì có thể gây rối loạn giáp trạng nếu tiêu thụ quá nhiều, đặc biệt khi chưa qua chế biến.

4.2 Tham khảo bác sĩ về các chất cần bổ sung

Iod là một thành phần thiết yếu tổng hợp nên hormon giáp trạng. Thiếu iod hay thừa iod đều có thể gây ra các vấn đề bệnh lý tuyến giáp. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng iod phù hợp với thể trạng để có kế hoạch bổ sung hoặc giảm thiểu (nếu cần).

Tương tự, vitamin D cũng được chứng minh giúp cải thiện sức khỏe giáp trạng, bạn nên nhờ bác sĩ kiểm tra hàm lượng vitamin D trong cơ thể để kịp thời bổ sung nếu thiếu hụt chất này. 

Probiotic giúp cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa nói riêng và hệ thống miễn dịch nói chung có thể được cân nhắc bổ sung để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh tuyến giáp.

4.3 Tránh tiếp xúc với những hóa chất độc hại từ môi trường

Các nhóm chất hóa học như PFC hay Triclosan có thể làm rối loạn quá trình điều hòa hormon giáp trạng. Chúng thường được tìm thấy trong bọt chữa cháy, nồi chảo chống dính, sản phẩm làm từ da, vải chống thấm…

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất, ảnh hưởng đến hầu hết hoạt động của các cơ quan của cơ thể. Việc có cái nhìn tổng quan về cơ quan này có thể giúp bạn chủ động trong việc phòng tránh các bệnh lý có thể xảy ra, đảm bảo chất lượng cuộc sống bản thân và gia đình. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *