VA quá phát là tình trạng tái đi tái lại nhiều lần hay còn gọi là viêm VA mạn tính. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ từ 1 đến 5 tuổi. Tỷ lệ viêm VA chiếm khoảng 20-30% trong số các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều phiền phức và ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về VA quá phát: Biểu hiện và những biến chứng
1. Biểu hiện viêm VA quá phát
Nguyên nhân gây viêm VA chủ yếu là do vi khuẩn. Chúng xâm nhập vào đường thở từ lần thở đầu tiên sau khi trẻ cất tiếng khóc chào đời, và thường sống cộng sinh, có thể gây bệnh hoặc chưa gây bệnh cho trẻ. Vi khuẩn được chia làm nhiều nhóm: vi khuẩn ái khí, vi khuẩn kị khí và siêu vi khuẩn…
VA quá phát là tình trạng tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng tới sức khỏe
Bệnh được chia làm 2 giai đoạn: viêm VA cấp tính và mạn tính. Nếu không được điều trị sớm, VA quá phát sau nhiều đợt viêm bán cấp tính. Lúc này trẻ chảy mũi thường xuyên, khi nhiều khi ít, khi dịch trong khi dịch đục và có nhiều khi chảy mũi xanh kéo dài. Trẻ thường ngạt mũi phải thở miệng, ngủ không ngon giấc hay hoảng hốt, giật mình, đái dầm, thậm chí có trường hợp trẻ ngủ ngáy và có những cơn ngừng thở khi ngủ, trẻ sốt nhẹ hoặc không sốt.
Cơ thể chậm phát triển so với cùng lứa tuổi, trẻ thường gầy xanh, chậm phát triển về vận động, chậm phát triển về ngôn ngữ vì trẻ nghe kém do viêm tai thanh dịch và hay mắc các bệnh lý khác về nhi khoa.
Khi thăm khám thấy mũi có nhiều dịch nhày đục hoặc mủ vàng xanh, VA to che kín cửa mũi sau hoặc nhỏ hơn nhưng viêm đỏ và có nhiều dịch nhầy bám, khám tại màng tai thường dày, đục hoặc viêm tai thanh dịch.
2. Viêm VA quá phát có thể gây nhiều biến chứng
Tìm hiểu thêm: Phụ huynh không nên “tự ý bắt bệnh” khi bé bị viêm amidan
Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị sớm
Biến chứng ở tai: Đây là nhóm biến chứng thường gặp nhất như viêm tai giữa cấp, viêm tai thanh dịch có thể gây viêm xương chũm cấp do quá trình viêm lan vào tai thông qua lỗ vòi tai, vì vậy cần chú ý khám tai khi trẻ có viêm VA.
Biến chứng ở mũi xoang: Viêm xoang sàng cấp xuất ngoại là một thể nặng của viêm xoang trẻ nhỏ, quá trình viêm ở xoang sàng có thể lan vào mắt gây các biến chứng ở ổ mắt, nếu không điều trị kịp thời có thể gây mù.
Biến chứng đường hô hấp dưới như viêm thanh quản, khí quản, phế quản, viêm phổi tái diễn, nhiều trẻ phải nhập viện điều trị.
VA quá phát gây ngủ ngáy và ngừng thở khi ngủ thường phối hợp với viêm amidan quá phát. Nếu trẻ ngủ ngáy và có nhiều cơn ngừng thở sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và có thể gây bệnh lý ở cơ quan tim mạch và hô hấp.
>>>>>Xem thêm: Bị viêm xoang nên làm gì để nhanh khỏi?
Bệnh viện Thu Cúc có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi sẽ giúp nạo VA cho trẻ hiệu quả
Bệnh viêm VA quá phát ở trẻ chủ yếu được điều trị bằng ngoại khoa. Hiện nay, phẫu thuật nạo VA cho trẻ được tiến hành gây mê, an toàn, không đau, không gây biến chứng. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc có thực hiện nạo VA cho trẻ với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng trình độ cao, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, vô khuẩn tuyệt đối. Do đó, cha mẹ có thể an tâm đưa trẻ đến điều trị viêm VA quá phát.