Viêm gan siêu vi B là bệnh lý điều trị khó khăn, tốn nhiều chi phí và có nguy cơ biến chứng xơ gan, ung thư gan rất nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về các triệu chứng và cách phòng tránh viêm gan siêu vi B mời bạn cùng xem bài viết dưới đây nhé
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về viêm gan siêu vi B
1. Tìm hiểu về viêm gan siêu vi B và con đường lây nhiễm
Virus HBV (Hepatitis B Virus) là tác nhân gây bệnh viêm gan B. Tùy thể trạng từng người, virus có thời gian ủ bệnh từ 3 – 6 tháng sau khi xâm nhập vào cơ thể. HBV hoạt động và gây viêm gan B cấp tính. Nếu cơ thể người bệnh không thể tự miễn dịch với virus thì viêm gan B sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính.
3 con đường lây truyền chủ yếu của bệnh viêm gan B như sau:
1.1. Viêm gan siêu vi B truyền từ mẹ sang con
Phụ nữ mang thai nhiễm virus viêm gan B có tỷ lệ truyền nhiễm cho thai nhi rất cao.Trong 3 tháng đầu tỷ lệ lây nhiễm là 10%, vào 3 tháng cuối thai kỳ tăng lên 60 – 70%.
Đặc biệt, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời ngay sau sinh, thai nhi có thể nhiễm virus đến 90%. Tỷ lệ nguy cơ viêm gan B mạn tính ở số trẻ này là 50%, đồng thời nguy cơ xơ gan lúc trưởng thành cũng rất cao.
1.2. Truyền qua đường tình dục
Viêm gan siêu vi B có thể truyền trong quá trình quan hệ tình dục. Nguy cơ lây nhiễm bệnh nguy cơ tăng cao ở những trường hợp quan hệ tình dục không lành mạnh, an toàn, sạch sẽ.
1.3. Viêm gan siêu vi B truyền qua đường máu
Bên cạnh 2 con đường lây nhiễm trên, HBV còn lây truyền qua đường máu, cụ thể như sau:
– Các sự cố trong y tế như truyền máu, dùng chung dụng cụ y tế không đảm bảo tiệt trùng có chứa virus gây bệnh.
– Sử dụng chung bơm kim tiêm và các dụng cụ cá nhân có nguy cơ lây nhiễm cao như bàn chải đánh răng, dao cạo, bấm móng tay,…
– Sử dụng các dịch vụ thẩm mỹ, nha khoa, làm móng, xăm, châm cứu với thiết bị dùng chung chứa virus viêm gan B, không được tiệt trùng sạch sẽ.
3 con đường lây truyền chủ yếu của bệnh viêm gan B: mẹ sang con, quan hệ tình dục và đường máu
2. Triệu chứng viêm gan siêu vi B là gì?
Viêm gan siêu vi B khi phát hiện sớm có thể điều trị dễ dàng hơn. Tuy nhiên việc này rất khó bởi bệnh tiến triển âm thầm, triệu chứng mờ nhạt. Do vậy người bệnh cần hết sức chú ý ngay cả những thay đổi nhỏ nhặt nhất của cơ thể thì mới có thể phát hiện ra bệnh từ giai đoạn đầu. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhận biết sớm bệnh viêm gan siêu vi B:
– Đau chướng vùng bụng phải;
– Vàng da và vàng mắt;
– Nước tiểu màu sẫm;
– Cơ thể mệt mỏi, suy kiệt;
– Mất ngủ;
– Ăn không ngon miệng, chán ăn;
– Sốt: khoảng 1 tuần, có thể kéo dài đến 1 tháng;
– Xuất hiện dấu sao mạch: mạch máu kết tỏa giống hình hoa thị trên da.
Nếu thấy xuất hiện 1 trong những dấu hiệu trên, người bệnh hãy nhanh chóng đến thăm khám tại cơ sở y tế để điều trị. Đừng chủ quan để lâu khiến bệnh phức tạp, gây nguy hiểm, thậm chí có thể biến chứng xơ gan, ung thư gan đe dọa đến tính mạng.
Viêm gan siêu vi B khi phát hiện sớm có thể điều trị dễ dàng hơn. Tuy nhiên việc triệu chứng ban đầu thường mờ nhạt
4. Viêm gan siêu vi B gây ra những biến chứng gì?
Virus viêm gan B nếu để lâu không điều trị hoặc có điều trị nhưng không triệt để có thể dẫn đến các biến chứng sau:
4.1. Suy giảm chức năng gan
Gan bị tổn thương do các tế bào bị phá hủy và dẫn đến sự suy giảm các chức năng của gan như lọc máu, thải độc, tổng hợp chất, chuyển hóa chất,…
4.2. Gan nhiễm mỡ
Viêm gan B khiến hoạt động phân giải Triglycerid ở gan bị suy giảm dần. Điều này làm gián đoạn quá trình chuyển hóa chất béo, tích tụ lại và gây ra gan nhiễm mỡ.
4.3. Xơ gan
Nếu viêm gan B không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả có thể tiến triển thành xơ gan trong vòng 20 năm hoặc sớm hơn.
4.4. Ung thư gan
Trong suốt thời gian biến chứng xơ gan, virus HBV làm tăng nguy cơ tăng sinh tế bào gan ác tính và gây biến chứng ung thư gan.
Tìm hiểu thêm: Bệnh xơ gan nên ăn gì?thực phẩm tốt cho người xơ gan
Nếu viêm gan B không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả có thể tiến triển thành xơ gan trong vòng 20 năm hoặc sớm hơn.
5. Phòng ngừa bệnh viêm gan B
5.1. Tiêm phòng chủ động viêm gan siêu vi B
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, tất cả trẻ em cần tiêm phòng vaccine phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh. Các mũi tiếp theo được tiêm theo chương trình tiêm chủng mở rộng.
Các trường hợp chưa bị nhiễm virus viêm gan B cũng cần tự chủ động tiêm vaccine phòng ngừa. Mọi người cần chủ động tiêm 3 mũi (2 mũi sau cách mũi đầu lần lượt là 1 tháng và 6 tháng) để có được miễn dịch hiệu quả cao.
5.2. Phòng ngừa không đặc hiệu
Việc phòng tránh viêm gan siêu vi B cần thực hiện tương tự như các bệnh lây truyền qua đường máu.
– Máu và các chế phẩm máu trong y tế cần được kiểm tra và sàng lọc HBV để đảm bảo tính an toàn.
– Không sử dụng chung kim tiêm cũng như các dụng cụ, thiết bị có nguy cơ rách da khác.
– Mỗi người cần chủ động và có ý thức quan hệ tình dục an toàn.
– Không tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch tiết của người nhiễm bệnh viêm gan B.
5.3. Thăm khám sức khỏe gan định kỳ
Bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc phòng chống lây nhiễm viêm gan B, mọi người cũng cần chủ động thăm khám sức khỏe gan mật định kỳ ngay cả khi không có dấu hiệu bất thường. Vì như đã nói ở trên, bệnh viêm gan B là “‘sát thủ thầm lặng” tiến triển với triệu chứng mơ hồ. Đến khi có biểu hiện rõ ràng thì bệnh đã nghiêm trọng, khó điều trị.
>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm men tụy có giá trị như thế nào trong viêm tụy cấp
Mọi người cần tiêm 3 mũi (2 mũi sau cách mũi đầu lần lượt là 1 tháng và 6 tháng) để có được miễn dịch hiệu quả cao.
Viêm gan siêu vi B có thể được phát hiện qua việc thăm khám các triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán cận lâm sàng. Vì vậy hãy tiêm vaccine phòng bệnh và chủ động kiểm tra gan mật định kỳ để bảo vệ bản thân trước sự tấn công của virus nguy hiểm này. Đồng thời thăm khám vè điều trị ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của viêm gan siêu vi B
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.