Tìm hiểu về viêm khớp vùng xương chậu ở phụ nữ

Viêm khớp vùng xương chậu là một phần trong viêm cột sống dính khớp. Đây là một bệnh lý mãn tính và có tốc độ tiến triển từ từ và gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Bệnh lý này được gặp nhiều hơn ở nữ giới đặc biệt là phụ nữ sau mang thai và sinh con. Cùng đi tìm hiểu sâu hơn về căn bệnh này và những phương pháp giúp điều trị hiệu quả.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về viêm khớp vùng xương chậu ở phụ nữ

1. Bệnh viêm khớp vùng xương chậu là gì?

Viêm khớp cùng chậu là bệnh lý có thể gặp ở bất kì đối tượng nào. Đó chính là tình trạng bị viêm ở một khớp hay nhiều khớp giữa xương chậu và xương cột sống. Các khớp này nằm dưới cột sống nơi nối với xương chậu gần hông. Vì vậy vị trí này khi bị viêm có thể tác động tới: lưng dưới, mông, hông, chân và bàn chân. Viêm khớp cùng chậu cũng chính là một phần của viêm cột sống dính khớp.

Tìm hiểu về viêm khớp vùng xương chậu ở phụ nữ

Phụ nữ – đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này

Khi gặp phải tình trạng này người bệnh sẽ sẽ cảm thấy các cơn đau âm ỉ ở cột sống thắt lưng. Sau đó sẽ lan dần xuống vùng giữa đùi, mông. Khi các dấu hiệu của bệnh xuất hiện, bạn cần đi đến các cơ sở y tế thăm khám sớm, để kịp thời đưa ra các phương pháp điều trị hợp lý. Nếu không được chú ý và điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường như: teo cơ mông, đùi; dính khớp; biến dạng khớp; viêm khớp dạng thấp; hay nặng nhất là tàn phế.

2. Đau xương khớp vùng chậu là nguyên nhân do đâu

Một vài nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm xương khớp ở vùng xương chậu như:

– Do nhiễm khuẩn: đa phần gặp ở phụ nữ. Những bệnh nhân mắc viêm đại tràng, viêm vùng kín hay đang thời kỳ kinh nguyệt, nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ có thể gây nhiễm khuẩn từ đó lan sang xương chậu.

Ngoài ra,  với trường hợp mà phụ nữ chuyển dạ, thai lọt xuống vùng tiểu khung gây ra ứ nước, phù nề dây chằng quanh khớp ở vùng chậu. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến xương cùng chậu bị nhiễm khuẩn. Đối với nam giới thì đa phần gặp phải khi mắc một vài vấn đề về xương khớp.

– Các tổn thương sau chấn thương. Các tai nạn về xe cộ, tai nạn lao động từ bên ngoài có cường độ mạnh và bất ngờ làm tổn thương các khớp vùng chậu dần dần sẽ gây viêm.

– Do mang thai: quá trình mang thai và sinh con, các khớp vùng chậu nở rộng để tiện cho việc kích ứng sinh nở. Lúc này, trọng lượng cơ thể ở người phụ nữ tăng lên gây tăng áp lực lên các khớp dẫn tới tổn thương.

– Do di truyền.

– Do cơ địa.

– Do tiền sử về các bệnh lý xương khớp.

3. Những biểu hiện thường thấy

Đa phần các bệnh nhân mắc viêm khớp ở vùng xương chậu sẽ cảm thấy những cơn đau bụng âm ỉ, sốt cao, đi tiểu buốt, hay đi đại tiện ra máu. Không những vậy còn gây ảnh hưởng đến cả các dây thần kinh tọa.

Những cơn đau thường xuyên ở vùng cột sống thắt lưng, vùng giữa hai mông và chậu hông diễn ra với cường độ tăng lên, kéo dài dai dẳng. Nhất là lúc người bệnh ngồi quá lâu, đôi khi còn có cảm giác bị tê cứng hai chân dưới. Gặp phải tình trạng này khiến cho người bệnh bị hạn chế nhiều về vận động hay co duỗi chân. Hay đến cả dáng đi cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều.

Người bệnh sẽ cảm thấy bỏng rát ở vùng bị viêm. Phần da bên ngoài thường xuyên đỏ ửng, gây rát, khó chịu.

Tìm hiểu thêm: Chẩn đoán và chữa đau dây thần kinh tọa 

Tìm hiểu về viêm khớp vùng xương chậu ở phụ nữ

Bệnh lý này đặc biệt gây cản trở trong các hoạt động của phụ nữ mang thai

Đặc biệt với phụ nữ đang mang thai thì dù ở tư thế nằm, ngồi hay đứng cũng đều thấy đau. Bệnh sẽ xuất hiện từ vài tháng sau mang thai và kéo dài đến khi sinh xong. Một số mẹ còn có xuất hiện các triệu chứng đi kèm như: đau bụng dưới, chảy máu bất thường ở âm đạo.

4. Các phương pháp giúp khắc phục bệnh

Đối với bệnh lý này, có ba phương pháp được áp dụng chủ yếu trong việc ngăn ngừa sự phát triển và cải thiện tình trạng bệnh là:

4.1. Dùng thuốc trong chữa viêm khớp vùng xương chậu

Trước tiên, người bệnh cần đi khám ở chuyên khoa về xương khớp để được xác định rõ tình trạng bệnh. Căn cứ vào đó, bác sĩ sẽ có những tư vấn và chỉ định phù hợp cho từng trường hợp khác nhau. Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị ở phụ nữ có thể kể tới như:

– Thuốc giảm đau.

– Thuốc kháng sinh.

– Thuốc chống viêm không Steroid.

– Thuốc giúp giãn cơ.

– Tiêm màng cứng corticoid…

Tìm hiểu về viêm khớp vùng xương chậu ở phụ nữ

>>>>>Xem thêm: Viêm đau khớp sau khi sinh không nên quá lo lắng

Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh

Lưu ý: Riêng về việc sử dụng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh không tự ý mua về dùng khi không có sự kê đơn cụ thể. Bên cạnh đó cũng không nên tự thay đổi liều lượng hay ngưng bất chợt mà chưa có hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trong quá trình điều trị có xảy ra bất kì vấn đề nào thì nên liên hệ trao đổi ngay với bác sĩ để được tư vấn và giải đáp sớm.

4.2. Phẫu thuật

Trong trường hợp khi đã sử dụng thuốc Tây nhưng không mang lại hiệu quả và tình trạng bệnh vẫn ngày càng tiến triển nặng. Khi này có thể bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để loại bỏ viêm nhiễm và giúp tái cấu trúc khớp ở vùng chậu.

4.3. Tập luyện kết hợp để điều trị viêm khớp vùng xương chậu

Vật lý trị liệu giúp hỗ trợ và duy trì các chức năng của khớp

– Sau khi những cơn đau giảm đi, người bệnh có thể thực hiện một số bài tập riêng cho khung chậu. Các bài tập có tác dụng giúp co giãn linh hoạt, và duy trì chức năng vận động của cột sống, từ đó hạn chế co cơ.

– Chiếu tia hồng ngoại và sóng ngắn đối với vùng bị viêm. Ngoài ra có thể thực hiện kết hợp với massa, chườm nóng, lạnh theo chỉ định của bác sĩ.

Luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng bệnh.

– Bài tập căng cơ, khép háng. Với bài tập này, đầu tiên bạn cần nằm ngửa và đặt hai chân lên sàn nhà và gập gối. Sau đó từ từ dang rộng hai gối cho cách xa nhau và giữ từ 15-30 phút. Lặp lại động tác khoảng 3-5 lần, động tác này giúp cho cơ trong đùi căng ra.

– Tập cơ mông: tư thế nằm sấp. Hai chân duỗi thẳng, gồng cơ mông hai bên giữ khoảng 15-20 giây sau đó từ từ thả lỏng. Lặp lại 2 lần, mỗi lần khoảng 15 nhịp.

– Động tác duỗi háng có đối kháng. Bạn buộc dây chun vào cổ chân và hướng về phía cửa. Sau đó cho dây chun móc vào cánh cửa và đóng lại. Tiếp theo kéo chân được buộc dây về phía sau rồi đưa lại chân về chỗ cũ.

Viêm khớp vùng xương chậu là một bệnh lý dễ gặp và dễ gây nhiều nhầm lẫn, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế lời khuyên dành cho bạn là cần tìm hiểu kĩ về bệnh lý này. Từ đó đề phòng và chú ý nếu không may mắc phải.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *