Tìm lời giải đáp: Có nên bọc răng sứ không

Răng bọc sứ hiện nay được đánh giá không chỉ là cách điều trị, ngăn ngừa các vấn đề răng miệng, mà còn là một hình thức thẩm mỹ mang lại vẻ đẹp cho nụ cười rạng rỡ. Tuy nhiên, bọc sứ không phải luôn phù hợp với mọi đối tượng. Vậy, chúng ta có nên bọc răng sứ không? Hãy cùng TCI tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này và có cho mình quyết định đúng đắn về việc bọc răng sứ trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Tìm lời giải đáp: Có nên bọc răng sứ không

1. Dịch vụ bọc răng sứ

Bọc sứ, hay còn gọi là mão răng sứ, là phương pháp nha khoa thẩm mỹ sử dụng mão răng được làm từ vật liệu sứ cao cấp để chụp lên cùi răng thật bị hư tổn. Mão răng sứ có độ cứng cao, màu sắc giống như răng thật và có khả năng chịu lực tốt, giúp phục hồi chức năng ăn nhai và cải thiện thẩm mỹ cho hàm răng.

Vật liệu làm mão sứ khá đa dạng, có thể là sứ kim loại, sứ titan hoặc răng toàn sứ. Để bọc sứ, răng sẽ được mài từ khoảng 0,5 đến 1,2 mm trước khi được chụp mão sứ. Quá trình này thường khá nhanh và an toàn. Sau khi bọc sứ, răng đạt sự tối ưu về mặt thẩm mỹ và hình dáng, giúp chúng ta ăn uống dễ dàng, sở hữu sự tự tin vì hàm răng đều, đẹp và phòng ngừa nhiều vấn đề răng miệng.

Tìm lời giải đáp: Có nên bọc răng sứ không

Răng sứ mang đến nhiều ưu thế về sức khỏe răng miệng

1.1. Quy trình bọc sứ

Việc bọc răng sứ được thực hiện theo trình tự:
– Khám trạng răng miệng, chụp X-quang và tư vấn loại răng sứ phù hợp.
– Mài cùi răng để tạo thành cùi trụ, giúp mão răng sứ bám chặt vào cùi răng.
– Lấy dấu cùi răng chính xác để chế tác mão răng sứ.
– Chế tác mão răng sứ tại phòng thí nghiệm nha khoa.
– Lắp mão răng sứ lên cùi răng thật bằng keo dán nha khoa chuyên dụng.

Quy trình bọc sứ cần sự tỉ mỉ và chuyên nghiệp của bác bác sĩ nha khoa tay nghề thành thạo để đảm bảo tính thẩm mỹ trong suốt quá trình thực hiện bọc răng sứ. Do đó, cần chú ý lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, có bác sĩ răng hàm mặt chuyên môn cao để an tâm khi thực hiện bọc sứ,

1.2. Ưu điểm của bọc răng sứ

Bọc răng sứ đưa lại nhiều lợi ích cho chúng ta:
– Phục hồi chức năng ăn uống: Răng sứ có độ cứng cao, khả năng chịu lực tốt, giúp bạn nhai, ăn uống thoải mái như răng thật.
– Cải thiện thẩm mỹ: Răng sứ có màu sắc giống như răng thật, giúp nụ cười trở nên đều đặn, trắng sáng và rạng rỡ hơn.
– Bảo vệ răng thật: Mão răng sứ giúp bảo vệ phần cùi răng thật khỏi các tác nhân gây hại như vi khuẩn, axit, giúp răng tránh được tình trạng sâu, mòn,…
– Độ bền cao: Răng sứ có độ bền cao, có thể sử dụng được trong nhiều năm nếu được chăm sóc đúng cách.

1.3. Bọc răng sứ liệu có rủi ro?

Rủi ro trong bọc răng sứ có thể xảy ra với một số trường hợp. Một số người, sau một thời gian, chân răng xuất hiện vệt ố đen giống hình thức nhiễm chì. Nhiều trường hợp, mão răng lỏng lẻo, dễ rơi, dễ trở thành dị vật trong lúc ăn uống. Bên cạnh đó, các biến chứng đau nhức, nứt/vỡ răng, hôi miệng, viêm nướu, lệch hàm,… cũng được ghi nhận với một số trường hợp bọc sứ.

Nguyên nhân của những biến chứng này phần lớn là do:
– Lựa chọn mão sứ chất lượng kém
– Tay nghề của người thực hiện không chắc chắn,
– Cơ địa dị ứng
– Sai cách trong chăm sóc răng miệng
– Không tái khám định kỳ

Các bác sĩ Răng Hàm Mặt TCI khuyên bạn: cần cẩn trọng trong chọn lựa cơ sở, địa chỉ, phương pháp làm bọc răng sứ. Đồng thời, luôn thực hiện việc chăm sóc răng miệng, thói quen ăn uống phù hợp sau bọc sứ cũng như kiểm tra định kỳ phù hợp để ngăn ngừa các biến chứng vì bọc răng sứ gây nên.

Tìm hiểu thêm: Sàng lọc ung thư đại tràng bằng phương pháp nào?

Tìm lời giải đáp: Có nên bọc răng sứ không

Lựa chọn thăm khám tại các nha khoa uy tín khi bọc răng sứ

2. Có nên bọc răng sứ không?

Việc quyết định có nên bọc răng sứ hay không do nhiều yếu tố quy định. Cần xem xét tình trạng răng miệng hiện tại, nhu cầu thẩm mỹ và đôi khi là khả năng tài chính của mỗi người.

2.1. Người răng miệng khỏe mạnh có nên bọc răng sứ không?

Nếu bạn có hàm răng khỏe mạnh, không có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe răng miệng, thì không nên bọc răng sứ. Như đã nói trên, bọc răng sứ có thể gây ra một số rủi ro như đau nhức, viêm nướu, hở viền,… Bọc răng sứ được coi là không cần thiết nếu răng bạn vẫn khỏe mạnh.

2.2. Người bị mất răng có nên bọc răng sứ không?

Tùy từng trường hợp mà việc bọc răng sứ được khuyến khích hay không. Ví dụ, với răng số 8, bác sĩ không khuyến khích bọc sứ. Với các răng khác, cần đảm bảo rằng 2 răng kế cận răng mất đủ độ chắc khỏe để làm trụ nâng đỡ cho dãy cầu sứ phía trên. Nhìn chung, trong trường hợp này, cần cân nhắc, trao đổi với bác sĩ về tình trạng bản thân, xem xét những phương pháp phục hình khác và lựa chọn giải pháp phù hợp cho bản thân.

2.3. Các đối tượng nên bọc răng sứ

Bọc sứ rất phù hợp với các trường hợp như:

– Răng bị sâu, viêm tủy, vỡ mẻ: Bọc sứ là giải pháp tốt nhất để phục hồi răng bị sâu, viêm tủy, vỡ mẻ lớn, giúp bảo vệ răng và phục hồi chức năng ăn nhai.
– Răng thưa kẽ, lệch lạc, hô, móm: Bọc sứ giúp cải thiện hình dạng và vị trí của răng, giúp nụ cười trở nên đều đặn và thẩm mỹ hơn.
– Răng nhiễm màu nặng: Bọc sứ có thể giúp che đi màu sắc sẫm màu của răng, giúp nụ cười trở nên trắng sáng hơn.
– Khi bị mất một hoặc nhiều răng: Bọc sứ có thể được sử dụng để phục hình cho những trường hợp bị mất một hoặc nhiều răng, giúp khôi phục chức năng ăn nhai và thẩm mỹ của hàm răng.
– Răng đã trám bị hỏng hoặc không đảm bảo chất lượng: Bọc sứ có thể thay thế cho miếng trám cũ bị hỏng hoặc không đảm bảo chất lượng, giúp bảo vệ răng tốt hơn.

Tìm lời giải đáp: Có nên bọc răng sứ không

>>>>>Xem thêm: Những cách nẹp răng thưa hiệu quả nhất

Hình ảnh gốc và kết quả bọc răng sứ

3. Lưu ý bọc răng sứ

Những trường hợp dưới đây cần cân nhắc cẩn trọng trước khi bọc răng sứ:
– Răng khỏe mạnh
– Răng có thể điều trị bằng phương pháp khác
– Răng bị mòn quá nhiều
– Viêm nha chu nặng
– Răng bị nghiến
– Khớp cắn sai lệch

Ngoài ra, bọc sứ không phải là là dịch vụ có giá thành đơn giản với nhiều người. Do đó, cần cân nhắc đến tài chính nếu như việc bọc sứ không nhằm mục đích điều trị bệnh lý răng miệng.

Nhìn chung, với việc “có nên bọc sứ hay không”, trước hết, hãy lựa chọn cho mình cơ sở nha khoa uy tín, hiện đại, trình độ bác sĩ chuyên môn cao để thăm khám và xác định tình trạng, lựa chọn đúng phương pháp, hình thức bọc sứ. Trong quá trình bọc sứ, cần chú ý các vấn đề về sinh hoạt, vệ sinh răng miệng cũng như tái khám nha khoa định kỳ thường xuyên. Đây cũng là cách giúp bạn an tâm tránh những biến chứng từ bọc răng sứ cũng như luôn được theo dõi sức khỏe răng miệng toàn diện, phòng ngừa bệnh lý đúng cách.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *