Đột quỵ luôn xảy ra một cách bất ngờ hoặc biểu hiện mờ nhạt, không báo trước nên nhiều người chủ quan. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã nghiên cứu động tác đứng 1 chân kiểm tra đột quỵ rất đơn giản, ai cũng có thể thực hiện ngay tại nhà.
Bạn đang đọc: Tính hiệu quả của phương pháp đứng 1 chân kiểm tra đột quỵ
1. Tìm hiểu phương pháp đứng 1 chân kiểm tra đột quỵ
1.1. Đứng 1 chân kiểm tra đột quỵ thực hiện như thế nào?
Đột quỵ là tình trạng dòng máu cung cấp lên não bị gián đoạn hoặc giảm nhanh chóng do cục máu đông hoặc chảy máu. Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.
Do các triệu chứng đột quỵ thường xuất hiện đột ngột nên nhiều người lo lắng không biết làm thế nào để kiểm tra bản thân có nguy cơ đột quỵ hay không.
Để kiểm tra nguy cơ đột quỵ bằng cách đứng 1 chân, bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:
– Bước 1: chuẩn bị đồng hồ, điện thoại có tính năng bấm giờ.
– Bước 2: tháo giày, dép, đặt 1 tay lên ngang hông.
– Bước 3: dùng một chân làm trụ, chân còn lại co lên vuông góc với chân còn lại.
– Bước 4: nhắm mắt, giữ nguyên tư thế và bắt đầu bấm tính giờ.
Đây là bài kiểm tra cơ bản, bạn có thể tăng độ khó của bài kiểm tra đột quỵ bằng cách đưa 2 tay sang ngang hoặc đưa 2 tay lên quá đầu. Thử thách này tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện. Nếu bạn không thể giữ thăng bằng ở tư thế này trong vòng 20 giây thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.
Đứng 1 chân để kiểm tra nguy cơ đột quỵ là biện pháp ai cũng có thể thực hiện
1.2. Hiệu quả của phương pháp đứng 1 chân kiểm tra đột quỵ như thế nào?
Có rất nhiều yếu tố để đánh giá phương pháp đứng 1 chân kiểm tra đột quỵ có hiệu quả và độ chính xác cao.
Khả năng đứng một chân, nhắm mắt giữ thăng bằng có mối liên hệ với nhiều yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ, bao gồm:
– Tiểu đường
– Mỡ máu
– Tăng huyết áp
– Béo phì
– Hút thuốc lá
Khi các yếu tố nguy cơ này tăng lên và trở nên nghiêm trọng, thời gian giữ thăng bằng ở tư thế đứng 1 chân sẽ càng giảm. Con số dưới 20 giây là mốc đáng lo ngại, báo động cần đi khám sớm.
Bên cạnh đó, việc không thể đứng quá 20 giây cũng là dấu hiệu cảnh báo bất thường ở các mạch thần kinh trong não, điển hình như:
– Tắc nghẽn mạch máu não
– Xuất huyết não
Chuyên gia cảnh báo rằng, bên cạnh phương pháp đứng 1 chân để kiểm tra đột quỵ, bạn cũng nên chú ý đến các biểu hiện cảnh báo khác bao gồm:
– Mặt lệch, miệng méo xệch về 1 bên
– Nói ngọng, nói đớt, nói không rõ, không thể nói hết một câu
– Tay chân yếu liệt, khó cử động, mất khả năng cầm nắm
– Đau đầu
Ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên đây, bạn nên đến chuyên khoa Nội thần kinh để được thăm khám và điều trị sớm.
2. Cảnh báo biến chứng nguy hiểm do đột quỵ não gây ra
2.1. Liệt vận động
Theo thống kê, có khoảng 90% người bị liệt vận động sau đột quỵ, bao gồm:
– Liệt nửa người
– Liệt tay chân
– Liệt mặt
– Liệt các dây thần kinh sọ não
– Tê bì cảm giác nửa người
Di chứng này gây khó khăn cho bệnh nhân trong sinh hoạt hàng ngày cũng như lúc đi lại. Bệnh nhân liệt nằm lâu một chỗ có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
– Cứng khớp
– Loét điểm tì đè
– Viêm đường tiết niệu
– Viêm phổi
– Huyết khối tĩnh mạch sâu
– Thậm chí gây tử vong
Sau đột quỵ, người bệnh cần tập phục hồi chức năng ngay sau khi cơ thể đã ổn định. Điều này giúp tuần hoàn không bị ứ trệ, ùn tắc, tránh cứng khớp cùng các nhiễm trùng khác. Bên cạnh đó, tập luyện cũng giúp tinh thần thoải mái, tránh tình trạng âu lo, trầm cảm.
2.2. Rối loạn ngôn ngữ
Sau đột quỵ, người bệnh có thể gặp các rối loạn về ngôn ngữ vì vùng não chi phối chức năng ngôn ngữ bị tổn thương, một số biểu hiện gồm:
– Nói ngọng
– Nói lắp
– Âm điệu biến đổi
– Khó khăn khi diễn đạt
– Không nói được
Để khắc phục biến chứng này, những người xung quanh cần hỗ trợ người bệnh học lại kỹ năng giao tiếp.
2.3. Suy giảm nhận thức
Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm do bệnh đột quỵ gây ra. Biểu hiện của rối loạn nhận thức bao gồm:
– Hay quên
– Suy giảm trí nhớ
– Đầu óc lơ mơ không tỉnh táo
– Mất khả năng định hướng không gian, thời gian, sự việc xung quanh
– Không nhận biết người thân
– Không hiểu lời người khác nói
Để phục hồi, người bệnh mất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không thể làm những công việc yêu cầu trí tuệ minh mẫn cũng như độ phức tạp như trước đây.
Tìm hiểu thêm: Những giải pháp giúp ngăn đột quỵ quay trở lại
Nhiều người sau khi bị đột quỵ mất trí nhớ, không thể xác định được không gian, thời gian
2.4. Rối loạn cảm xúc
Người bệnh sau đột quỵ thường suy giảm hoặc mất khả năng tự chăm sóc bản thân, phải nhờ đến sự chăm sóc của những người xung quanh. Bên cạnh đó, họ còn mắc các chứng rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, gặp khó khăn trong giao tiếp. Điều này khiến người bệnh tự ti, mặc cảm, trầm cảm, rối loạn cảm xúc, dễ cáu gắt bực tức hoặc xúc động.
Lúc này, người bệnh cần sự quan tâm, thăm hỏi từ những người xung quanh. Người thân, bạn bè nên thường xuyên trò chuyện, động viên họ vượt qua khó khăn để sớm hồi phục và hòa nhập với cuộc sống.
2.5. Rối loạn tiểu tiện
Người bệnh sau đột quỵ khó kiểm soát được tình trạng tiểu tiện do rối loạn cơ vòng kết hợp với chứng rối loạn nhận thức, cảm giác. Vì thế, người thân cần đảm bảo không gian sinh hoạt thoáng mát, sạch sẽ và vệ sinh cơ thể người bệnh thường xuyên.
Để phòng ngừa đột quỵ, mỗi người nên duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học và đủ chất. Bên cạnh đó, cần thực hiện tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ đặc biệt những người thuộc nhóm nguy cơ cao.
>>>>>Xem thêm: “Bỏ túi” 3 cách ngăn ngừa bệnh đột quỵ
Thực hiện tầm soát để phát hiện các nguy cơ bất thường và có phương án điều trị dự phòng phù hợp, hiệu quả
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.