Tình trạng khô miệng có phải vấn đề đáng ngại?

Trên thực tế, khô miệng được coi là một triệu chứng nhiều hơn là một bệnh lý. Có tới 10% dân số mắc phải triệu chứng này và đều cho biết bản thân gặp khá nhiều phiền phức, cản trở với tình trạng khô miệng.

Bạn đang đọc: Tình trạng khô miệng có phải vấn đề đáng ngại?

1. Tổng quan về tình trạng khô miệng

1.1 Thế nào là khô miệng?

Tình trạng khô miệng có phải vấn đề đáng ngại?

Khô miệng không phải vấn đề quá nghiêm trọng nhưng lại gây không ít phiền phức cho người mắc

Khô miệng là khi khoang miệng rơi vào tình trạng không đủ nước bọt để giữ ẩm. Tình trạng khô miệng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới người bệnh. Điển hình như về dinh dưỡng và tâm lý. Quá trình ăn uống của bệnh nhân gặp khó khăn, vị giác thay đổi, tăng khả năng nhiễm trùng răng miệng, …

Hầu hết, mỗi người đều sẽ phải trải qua khô miệng trong đời. Đặc biệt là khi cảm thấy lo lắng, buồn bã. Tuy nhiên, nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra sẽ gây khó chịu và khiến sức khỏe ảnh hưởng nghiêm trọng. Mặc dù khô miệng là hiện tượng thường gặp ở những đối tượng lớn tuổi nhưng điều này không có nghĩa đây là một biểu hiện của quá trình lão hóa.

1.2 Những dấu hiệu của tình trạng khô miệng

Để nhận biết hiện tượng khô miệng, ta có thể dựa trên một số triệu chứng điển hình sau:

– Cảm giác khó chịu, niêm mạc bị khô.

– Khô họng, khó khăn khi nói chuyện.

– Thỉnh thoảng trong miệng có cảm giác nóng rát, vị giác suy giảm.

– Gặp khó khăn trong quá trình ăn nhai hay sử dụng răng giả.

– Tình trạng chảy máu lợi.

– Thường xuyên cảm thấy khát nước.

2. Vì sao miệng hay bị khô?

2.1 Do bệnh lý về tuyến nước bọt

Khi tuyến nước bọt bị nhiễm trùng sẽ dẫn tới xuất hiện sỏi hoặc mắc căn bệnh tự miễn. Những điều này đều gây ảnh hưởng tới khả năng sản xuất và cung cấp nước bọt. Hầu hết, những nguyên nhân dẫn tới bệnh lý tuyến nước bọt là các tác nhân như nấm, vi khuẩn, vi trùng, … Chúng xâm nhập, phá hủy từ từ mô nước bọt của người bệnh.

Khi khô miệng diễn ra, có thể bệnh lý tuyến nước bọt của người bệnh đã xảy đến trong một thời gian này. Khi đó, bệnh cần được điều trị nhanh chóng và đúng cách để không để lại ảnh hưởng về sau.

2.2 Do bệnh lý khác của cơ thể

Hiện tượng khô miệng có thể là một trong những biểu hiện của các bệnh lý như xuất huyết, tiêu chảy, nôn mửa, đái tháo đường, … Bên cạnh đó, đây còn là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm mà ta cần lưu ý như: Biến chứng sau cấy ghép tủy, nội tiết tố rối loạn, trầm cảm, thiếu hụt dinh dưỡng, …

Tất cả những bệnh lý này đều gây nên nhiều triệu chứng sức khỏe. Trong đó, khô miệng là một dấu hiệu nhỏ không mang tính đặc trưng. Vì vậy, ta không nên dựa vào dấu hiệu khô miệng để làm căn cứ phỏng đoán tình trạng sức khỏe của bản thân.

2.3 Do người bệnh đang sử dụng thuốc gây ảnh hưởng

Theo một số nghiên cứu và báo cáo, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng hiện nay, trên thế giới tồn tại khoảng hơn 400 loại thuốc gây tác dụng phụ. Mức độ của chúng có nặng, nhẹ khác nhau. Sau đây là một số nhóm thuốc thường dẫn tới tình trạng miệng bị khô:

– Thuốc hạ huyết áp.

– Thuốc chống trầm cảm.

– Thuốc kháng sinh.

– Thuốc an thần.

– Thuốc điều trị đau nửa đầu.

– ..

Thuốc được sử dụng với liệu lượng càng cao, hiện tượng khô miệng càng rõ rệt và nghiêm trọng.

2.4 Do điều trị hóa trị liệu

Với những bệnh nhân điều trị hóa trị ung thư, khô miệng chính là một tác dụng phụ. Đôi khi, những chấn thương gặp ở vùng đầu hay cổ cũng gây ra ảnh hưởng tương tự. Chúng làm ảnh hưởng tới dây thần kinh. Từ đó, nước bọt bị điều khiển, hạn chế hoạt động.

Trường hợp khô miệng kéo dài quá lâu và liên tục, nguyên nhân thường xuất phát từ chính những thói quen sinh hoạt. Ví dụ như chế độ nghỉ ngơi không tốt, ăn nhiều, uống rượu ban đên, …

3. Những ảnh hưởng của khô miệng đối với cơ thể

Khô miệng tưởng chừng chỉ là một triệu chứng đơn giản. Thế nhưng nếu không được khắc phục, chúng lại là vấn đề gây ảnh hưởng sức khỏe về sau. Ví dụ như:

Tìm hiểu thêm: Giải đáp: Hôi miệng có chữa được không?

Tình trạng khô miệng có phải vấn đề đáng ngại?

Khô miệng là một trong những tác nhân dẫn đến hơi thở có mùi khó chịu

– Nước bọt giúp cơ thể cảm nhận, làm sạch những mẩu thức ăn con sót lại. Cùng với đó, nước bọt cũng hỗ trợ quét sạch những mảng bám thức ăn, cân bằng hơn lượng axit trong khoang miệng. Do đó, khi bị khô miệng cũng có thể gây dị cảm trong họng.

– Khi bị khô miệng, người bệnh dẽ dẫn đến tình trạng hôi miệng. Do khoang miệng bị thiếu nước bọt, những mảng bám, thức ăn thừa sẽ không được loại bỏ. Khi chúng trú ngụ lâu trong miệng sẽ tấn công, hình thành những ổ vi khuẩn gây hôi miệng.

4. Cách điều trị tình trạng khô miệng

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà vấn đề điều trị khô miệng của mỗi người sẽ khác nhau. Sau đây là một vài những phương pháp được ao dụng phổ biến:

– Bị khô miệng do tác dụng phụ của thuốc. Người ệnh nên giải quyết bằng cách ngừng sử dụng thuốc hiện tại. ta có thể thay thế các loại thuốc để khắc phục tình trạng bệnh.

– Bị khô miệng do bệnh lý răng miệng: Bệnh nhân nên thực hiện kiểm tra nha khoa. Sau đó, ta hãy thực hiện uống thuốc kèm theo những thuốc thay thế phù hợp.

– Bị khô miệng do thực hiện hóa trị ung thư: Bệnh nhân hãy sử dụng các loại như nước mắt nhân tạo, bổ sung thêm vitamin cho cơ thể để cải  thiện.

Tình trạng khô miệng có phải vấn đề đáng ngại?

>>>>>Xem thêm: “Bật mí” địa chỉ uy tín khám phụ khoa nữ ở Hà Nội

Thực hiện kiểm tra tại bệnh viện để tìm ra nguyên nhân và có phương án điều trị khô miệng phù hợp

Để xác định được nguyên nhân cụ thể, hãy đến kiểm tra tại các bệnh viện hoặc cơ sở y tế. Sau khi đã làm rõ tình trạng, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp.

Bên cạnh những phương pháp điều trị trên, ta cũng cần lưu ý một số điều để đảm bảo hiệu quả tối ưu, nhanh chóng:

– Nhai kẹo cao su không đường.

– Không ăn những loại thực phẩm chứa nhiều đường và axit.

– Tránh sử dụng các loại có chứa Caffeine, chúng sẽ khiến tình trạng hôi miệng trở nên trầm trọng hơn:

– Không hút thuốc lá hay sử dụng đồ uống có cồn.

Trên đây, chúng ta đã điểm qua những thông tin chính yếu cũng như các biện pháp điều trị khô miệng. Hy vọng mọi người đều đã nắm được và hãy chứ lưu lại để áp dụng nếu cần thiết.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *