Mang thai ngoài tử cung là một vấn đề phụ khoa nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Tình trạng mang thai ngoài tử cung và những điều chị em cần biết
1. Hiểu rõ về tình trạng thai nằm ở ngoài tử cung
1.1 Tại sao lại có tình trạng mang thai ở ngoài tử cung?
Thai ngoài tử cung là hiện tượng khi trứng và tinh trùng kết hợp thành thai nhưng không làm tổ trong buồng tử cung. Trong trường hợp này, thai có thể phát triển ở những vị trí khác ngoài lớp nội mạc tử cung, bao gồm cổ tử cung, vòi trứng và thậm chí là các vùng sẹo mổ từ thai kỳ trước.
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tình trạng thai ngoài tử cung
Nguyên nhân thai ngoài tử cung hiện nay vẫn chưa xác định rõ, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc tình trạng này bao gồm:
– Các vấn đề như tử cung có cấu trúc bất thường, dị dạng
– Sự tắc nghẽn hoặc tổn thương ống cổ tử cung có thể làm cho trứng phôi không thể đi qua ống cổ và bị mắc kẹt ngoài tử cung.
– Nội tiết tố hoạt động bất thường, bị rối loạn do sử dụng thuốc điều trị
– Nhiễm trùng có thể gây tổn thương và làm thay đổi cấu trúc tử cung, tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này.
– Việc sử dụng thuốc tránh thai hoặc các dụng cụ tránh thai như đặt vòng.
– Nếu đã từng trải qua trường hợp mang thai ở ngoài tử cung, nguy cơ tái phát sẽ tăng lên.
Thai ngoài tử cung ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản và tính mạng của chị em phụ nữ. Khi khối thai phát triển ngoài tử cung nếu vỡ sẽ gây chảy máu trong ồ ạt, tình trạng này cực kỳ nguy hiểm nếu như không được cấp cứu kịp thời.
1.2 Nhận biết mang thai ở ngoài tử cung bằng cách nào?
Dấu hiệu của thai ngoài tử cung đa dạng và khó nhận biết, nhưng có những dấu hiệu chung mà phụ nữ cần chú ý:
– Đau bụng: Đau thắt ở vùng bụng dưới, cảm giác đau âm ỉ và căng trước kỳ kinh
– Thay đổi chu kỳ kinh: Trễ kinh và chu kỳ kinh không đều có thể là một dấu hiệu sớm của thai ngoài tử cung.
– Chảy máu âm đạo bất thường
Tìm hiểu thêm: Nẹp răng bằng nhựa và những thông tin không thể bỏ qua
Tình trạng thai ở ngoài tử cung có thể chẩn đoán thông qua siêu âm
Tình trạng mang thai ngoài tử cung nếu có các dấu hiệu nghi ngờ bản thân mang thai ở ngoài tử cung, chị em cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra các chỉ định kịp thời.
Chẩn đoán thai ngoài tử cung thường sử dụng các phương pháp sau:
– Thử thai: Việc kiểm tra nồng độ hormone hCG (human chorionic gonadotropin) trong máu có thể cung cấp thông tin quan trọng và bước đầu kiểm tra được chị em có đang mang thai hay không,
– Siêu âm thai: Thông qua siêu âm để bác sĩ xác định vị trí, sự phát triển của thai ngoài tử cung và xác nhận chẩn đoán một cách chính xác.
– Xét nghiệm máu có thể được sử dụng để kiểm tra mức độ hCG và các yếu tố khác trong máu, giúp chẩn đoán thai ngoài tử cung
Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đánh giá các triệu chứng lâm sàng như đau vùng bụng dưới, chảy máu âm đạo, và cảm giác đau khi quan hệ tình dục để đưa ra kết quả đầy đủ về tình trạng sức khỏe.
2. Thai ngoài tử cung được điều trị bằng cách nào?
Khối thai nằm ngoài tử cung không thể di chuyển về lại tử cung và cũng không thể tiếp tục phát triển như thai bình thường. Chính vì thế cần phải loại bỏ sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Tùy vào mỗi trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khối thai ngoài tử cung.
– Điều trị nội khoa: Bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc Methotrexate để ngăn chặn sự phát triển của tế bào và kết thúc thai kỳ, thuốc thường được áp dụng cho các trường hợp có giai đoạn thai ngoài tử cung chưa phát triển lớn, kích thước nhỏ.
– Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp này trong trường hợp mang thai ở ngoài tử cung đã phát triển nhưng chưa bị vỡ. Tùy vào từng trường hợp sẽ phải loại bỏ cả khối thai ngoài tử cung lẫn vòi trứng, hoặc bảo tồn vòi trứng.
>>>>>Xem thêm: Chụp sứ răng cửa là như thế nào? Ai có thể thực hiện phương pháp này?
Tình trạng thai ngoài tử cung cần phẫu thuật mổ mở khi đã phát triển lớn và gây ra xuất huyết trong
– Phẫu thuật mổ mở: Thực hiện khi tình trạng thai ngoài tử cung quá nặng hoặc không phản ứng với điều trị nội khoa, thường được chỉ định trong khi thai ngoài tử cung bị vỡ dẫn đến chảy máu ồ ạt trong ổ bụng. Tình trạng này cực kỳ nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời, vòi trứng trong những trường hợp này thường được loại bỏ vì đã hư hỏng.
3. Chị em cần làm gì sau khi điều trị thai ngoài tử cung?
Sau khi trải qua việc điều trị mang thai ở ngoài tử cung, chị em chăm sóc bản thân để hỗ trợ quá trình phục hồi.
– Hạn chế hoạt động và nghỉ ngơi theo thời gian bác sĩ khuyến cáo để cơ thể hồi phục sau phẫu thuật. Giữ cho tâm trạng luôn được thoải mái, tránh căng thẳng ảnh hướng đến quá trình hồi phục.
– Nên bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm vào chế độ dinh dưỡng bao gồm: Cá tươi giàu axit béo omega-3, trứng, sữa, thịt và chất xơ….
– Lưu ý bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đau, chảy máu, hoặc sốt cần phải thông báo ngay lập tức cho bác sĩ
– Tuân thủ lịch trình ăn uống lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng để hỗ trợ phục hồi cơ thể.
– Thăm khám định kỳ để bác sĩ theo dõi quá trình phục hồi và các vấn đề liên quan.
– Đối với chị em phụ nữ, chăm sóc tinh thần thời điểm này là cực kỳ quan trọng, hãy nhờ đến sự hỗ trợ tâm lý từ gia đình, bạn bè để giảm căng thẳng.
– Tránh quan hệ tình dục trong thời điểm này cũng như không.
Sau khi điều trị mang thai ở ngoài tử cung cần có thời gian để hồi phục sức khỏe và chuẩn bị cho lần mang thai tiếp theo an toàn, do đó chị em cần đợi tối thiểu từ 6 tháng đến 1 năm để bắt đầu có thai trở lại. Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp chị em hiểu được mức độ nghiêm trọng của tình trạng mang thai ngoài tử cung. Nếu như có bất cứ vấn đề nào liên quan cần được giải đáp, vui lòng liên hệ Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhanh chóng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.