Mất ngủ khó ngủ là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải hiện nay và gây những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Cũng chính vì vậy, nhiều người thắc mắc liệu chứng mất ngủ, khó ngủ kéo dài bao lâu, có thể chấm dứt không?
Bạn đang đọc: Tình trạng mất ngủ khó ngủ kéo dài bao lâu?
1. Mất ngủ khó ngủ – Tình trạng ngày càng phổ biến
Mất ngủ, khó ngủ là một bệnh lý thần kinh thường gặp với các triệu chứng như:
– Không cảm thấy buồn ngủ khi đến giờ ngủ
– Khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc rất lâu mà không ngủ được
– Hay bị tỉnh giấc vào giữa đêm và thường không ngủ lại được
– Thường xuyên dậy sớm và cảm thấy không được nghỉ ngơi sau khi thức dậy
Nếu như trước đây, mất ngủ, khó ngủ là tình trạng chỉ thường gặp ở người già thì ngày nay, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa trong xã hội hiện đại.
Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, thiếu năng lượng vào ngày hôm sau, khiến họ mất tập trung, giảm năng suất học tập, công việc. Đồng thời, mất ngủ kéo dài còn làm gia tăng các nguy cơ bệnh lý như thừa cân, béo phì, đột quỵ, ung thư, ảnh hưởng xấu đến vóc dáng và tinh thần của người bệnh.
2. Mất ngủ khó ngủ kéo dài bao lâu?
Thời gian mất ngủ bao lâu còn phụ thuộc vào dạng mất ngủ, nguyên nhân gây mất ngủ và cách chăm sóc của người bệnh.
Thông thường mất ngủ được chia làm 2 dạng chính là mất ngủ cấp tính và mất ngủ mạn tính.
– Mất ngủ cấp tính: Tình trạng mất ngủ chỉ kéo dài dưới 1 tháng, người bệnh thỉnh thoảng mới bị mất ngủ và bệnh thường tự khỏi.
– Mất ngủ mạn tính: Người bệnh bị mất ngủ trên 3 lần/tuần và liên tục từ 1 tháng trở lên.
Đối với các loại mất ngủ do những nguyên nhân như thay đổi múi giờ, căng thẳng, stress tạm thời do áp lực công việc, do tác dụng phụ của thuốc, do môi trường hay những thói quen quen không tốt trong sinh hoạt,… thì thường chỉ cần thay đổi những yếu tố này, tình trạng mất ngủ cũng sẽ được cải thiện hoặc chấm dứt theo.
Tuy nhiên, nếu người bệnh bị mất ngủ, khó ngủ do ảnh hưởng của các bệnh lý thì sẽ rất khó chấm dứt trong một thời gian ngắn, mà phải phụ thuộc vào quá trình điều trị của các bệnh đó.
Tìm hiểu thêm: Đột quỵ xuất huyết não cực nguy hiểm, cần nhận biết kịp thời
3. Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng mất ngủ khó ngủ kéo dài?
Tình trạng mất ngủ kéo dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Do vậy, để ngăn ngừa tình trạng này, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
3.1 Thay đổi thói quen xấu, duy trì các thói quen lành mạnh
Có rất nhiều thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ như:
– Thường xuyên thức khuya để làm việc, xem phim,…
– Dùng đồ uống kích thích (rượu bia, cà phê) quá nhiều trong ngày hoặc gần giờ ngủ
– Ăn quá nhiều trong 3 giờ trước khi đi ngủ
– Xem tivi, dùng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác trước khi vào giấc ngủ
– Đặt chuông báo thức quá nhiều lần
– Ngủ quá nhiều
Để có một giấc ngủ dễ dàng và chất lượng hơn, bạn cần thay đổi các thói quen xấu này và duy trì các thói quen tốt như đi ngủ đúng giờ, thư giãn trước khi ngủ…
3.2 Luyện tập thường xuyên giúp ngăn chứng mất ngủ khó ngủ
Các nghiên cứu cho thấy việc tập luyện hằng ngày với các bài tập và cường độ phù hợp sẽ có tác dụng tốt cho tâm trạng, cải thiện tuần hoàn, từ đó góp phần tạo nên một giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Tuy nhiên lưu ý không nên luyện tập hoặc hoạt động quá nhiều vào buổi tối vì như vậy có thể gây căng thẳng cho hệ thần kinh, tim mạch… khiến việc đi vào giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.
>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu bị đau đầu kéo dài phải làm sao?
3.3 Điều trị tốt các bệnh lý nếu có
Các bệnh lý như viêm khớp, tim mạch, bệnh tuyến giáp, bệnh trào ngược dạ dày… có thể gây đau đớn, khó chịu hoặc suy giảm chức năng của các cơ quan, gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ, trong đó có khó ngủ, mất ngủ. Sự thay đổi nội tiết tố cũng như rối loạn cảm xúc, tâm thần cũng đều tác động không tốt lên giấc ngủ.
Đồng thời, việc sử dụng một số loại thuốc điều trị cũng có thể có tác dụng phụ, gây ra tình trạng mất ngủ.
Khi mắc phải các bệnh lý, người bệnh cần thăm khám định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để cải thiện bệnh, hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc, từ đó tránh những ảnh hưởng tới sức khỏe.
3.4 Thăm khám ngay từ những dấu hiệu mất ngủ khó ngủ đầu tiên
Trong nhiều trường hợp, mất ngủ cấp tính nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển thành mất ngủ mạn tính. Vì vậy, người bệnh cần thăm khám sớm ngay từ những triệu chứng đầu tiên để tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ, từ đó có sự điều chỉnh hoặc phương án điều trị phù hợp.
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về chứng mất ngủ, khó ngủ và biết cách hạn chế tình trạng này kéo dài. Tốt nhất, hãy tìm đến các chuyên gia Nội thần kinh nếu có bất ổn về giấc ngủ để được thăm khám và tư vấn các giải pháp phù hợp, nhờ vậy, cải thiện bệnh một cách an toàn và bền vững.