Tình trạng răng móm là một vấn đề nghiêm trọng gây ra nhiều ảnh hưởng. Nếu không giải quyết sớm và được chăm sóc phù hợp, răng móm không chỉ tác động xấu tới tính thẩm mỹ mà còn cả sức khỏe và các sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Bạn đang đọc: Tình trạng răng móm và cách điều trị
1. Tổng quan tình trạng răng móm
1.1 Tình trạng răng móm là gì?
Răng móm là định nghĩa chỉ tình trạng khớp cắn ngược. Khi đó khớp cắn bị sai lệch sự tương quan giữa hai hàm. Thông thường, răng hàm trên sẽ nằm ngoài và có một độ phủ nhất định với răng của hàm dưới. Tuy nhiên với tình trạng răng móm, hàm răng dưới có xu hướng đưa ra trước nhiều hơn so với hàm trên. Điều này dẫn tới tình trạng môi dưới bị nhô ra ngoài nhiều hơn so với môi trên.
1.2 Phân biệt các loại răng móm
Nhìn chung, có 3 trường hợp răng móm xảy ra:
– Móm do răng: Đối với trường hợp này, xương hàm của bệnh nhân vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên, răng hàm trên hơn quặp vào trong hoặc hàm dưới có xu hướng mọc chìa ra ngoài. Một số trường hợp bệnh có thể kết hợp cả 2 yêu tố trên.
– Móm do xương hàm: Tình trạng này là các răng mọc đúng thế và đúng vị trí. Thế nhưng phần xương hàm dưới phát triển quá mức hoặc do hàm trên quá ngắn dẫn tới bị thụt vào trong.
– Móm do răng và xương hàm: Đây là trường hợp bệnh nhân gặp phải vấn đề ở cả răng và xương hàm. Tình trạng này sẽ cho thấy những dấu hiệu bị răng móm rõ rệt nhất.
2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng răng móm
Răng móm có thể nhận biết thông qua mắt thường
Tình trạng răng móm không khó để tự nhận biết thông qua mắt thường:
– Khi cắn hai hàm lại với nhau, răng cửa hàm dưới sẽ cắn đối đầu hoặc có xu hướng đưa ra phía trước so với răng cửa hàm trên.
– Phần môi dưới và cằm sẽ nhô ra phía trước hơn so với môi ở trên. Tổng quan gương mặt bệnh nhân nhìn nghiêng sẽ bị lõm và mất tính hài hòa.
– Bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong quá trình ăn nhai và vệ sinh răng miệng do hai hàm răng không thể khép chặt lại với nhau.
– Bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát âm.
– Các răng ở trên cung hàm dễ bị mòn so với khớp cắn hai hàm sẽ không có sự tương quan với nhau.
3. Nguyên nhân khiến răng móm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới răng móm:
– Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn tới tình trạng răng móm. Bệnh nhân mắc phải tình trạng này thường có người nhà như ông, bà, bố, mẹ, … cũng bị răng móm tương tự.
– Răng cửa hàm trên bị thiếu bẩm sinh dẫn tới cung hàm trên bị hẹp.
– Răng cửa hàm trên bị mọc chậm hơn so với răng cửa hàm dưới. Từ đó hàm răng bị mất điểm chặn trước, xương hàm dưới phát triển ra phía trước nhiều hơn so với xương hàm trên.
– Bệnh nhân có thói quen đưa hàm dưới ra trước nhiều hơn hoặc trượt sang bên.
– Bệnh nhân mắc các bệnh lý toàn thân ảnh hưởng tới sự phát triển của xương hàm. Ví dụ như hở môi hàm ếch, chức năng tuyến yên bị rối loạn, …
– Bệnh nhân bị chấn thương răng khiến răng bị nứt, gãy hoặc thậm chí là mất răng vĩnh viễn.
4. Phân biệt hàm móm và răng móm
Việc xác định người bệnh bị răng móm dạng nào rất dễ dàng và có thể nhận thấy thông qua mắt thường. Tuy nhiên, để phân biệt móm hàm hay móm răng lại không đơn giản như vậy. Để thực hiện được điều này, ta cần áp dụng các bước sau đây:
– Người bệnh đứng trước gương và quan sát xem nhóm răng cửa ở dưới có bị vẩu ra so với hàm trên hay không. Trong trường hợp có, khả năng cao ta đang bị móm do răng và ngược lại nếu không bị vẩu thì là tình trạng móm do hàm.
– Bệnh nhân hay thử hơi thở của miệng và đo khoảng cách chiều ngang răng cửa ở hàm dưới, hàm trên. Trong trường hợp hàm dưới lớn hơn hàm trên khoảng 5 mm thì rất có thể bệnh nhân đang mắc tình trạng hàm móm.
Ngoài ra, ta có thể nhận biết 2 tình trạng này qua một vài biểu hiện khác như:
– Móm do răng: Khi bị móm do răng, xương hàm của bệnh nhân sẽ vẫn phát triển bình thường. Thế nhưng răng hàm trên sẽ bị quặp vào trong hoặc răng hàm dưới mọc chìa ra ngoài. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân có thể gặp cả 2 yếu tố trên. Tình trạng móm do răng thường xuất phát từ sự mọc chậm của răng cửa hàm trên.
– Móm do xương hàm: Khi bênh nhân bị móm do xương hàm, các răng vẫn sẽ mọc đúng thế, đúng vị trí quy định. Tuy nhiên, sự phát triển của xương hàm dưới có xu hướng quá mức. Tình trạng này thường bắt nguồn từ yếu tố di truyền hoặc một vài những bệnh ý ảnh hưởng tới sự phát triển của xương hàm.
5. Cách điều trị răng móm
Tìm hiểu thêm: Các bệnh viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục nữ thường gặp
Có 3 phương pháp phổ biến trong điều trị răng móm
Hiện nay, để điều trị răng móm có 3 phương pháp phổ biến:
5.1 Bọc răng sứ
Trường hợp bệnh nhân bị móm mức độ nhẹ, răng hàm dưới không chìa ra nhiều so với hàm trên, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện điều trị bằng bọc răng sứ. Phương pháp này sẽ giúp cải thiện tình trạng bị sai lệch khớp cắn của hàm răng. Đây cũng được đánh giá là phương pháp khá đơn giản, thực hiện nhanh chóng và đem lại hiệu quả.
Thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài bớt răng thật của bệnh nhân để việc điều chỉnh dễ dàng hơn. Từ đó, răng thật và mão sứ sẽ có sự gắn kết. Tiếp đến, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm và thực hiện thiết kế răng sứ. Sau khi đã chế tác xong răng sứ, bác sĩ sẽ bọc ở bên ngoài cùi răng thật. Nhờ vậy, tính thẩm mỹ và khớp cắn của hàm răng sẽ được cải thiện đáng kể.
5.2 Niềng răng
>>>>>Xem thêm: 3 phương pháp tầm soát ung thư vòm họng
Niềng răng giúp cải thiện răng móm bằng cách điều chỉnh vị trí răng
Với những bệnh nhân răng bị móm do vị trí hoặc hướng mọc răng, niềng răng sẽ là phương pháp giúp tối ưu việc điều trị. Khi đó, các bác sĩ sẽ sử dụng những khí cụ chỉnh nha để thực hiện tác động lực, kéo răng về đúng vị trí ở trên cung hàm. Nhờ đó, tình trạng khớp cắn bị sai lệch sẽ được khắc phục tối đa. Đặc biệt, nếu bệnh nhân đeo hàm duy trì và thực hiện chế độ chăm sóc theo đúng hướng dẫn, hiệu quả sẽ có thể duy trì vĩnh viễn.
Hiện nay, niềng răng được chia làm các loại: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ và niềng răng khay trong. Thời gian niềng răng sẽ kéo dài trung bình từ 18 – 24 tháng. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh bị móm nặng, quá trình niềng có thể kéo dài hơn.
5.3 Phẫu thuật hàm
Trường hợp bệnh nhân bị móm bởi sự phát triển của xương hàm, để khắc phục bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật hàm mới có thể điều trị triệt để. Còn đối với bọc sứ và niềng răng, người bệnh chỉ có thể được khắc phục về tính thẩm mỹ và vị trí răng chứ không tác động tới cấu trúc xương hàm.
Thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hàng rạch lợi ở mỗi bên hàm dưới. Sau đó, máy cắt xương chuyên dụng sẽ được dùng để cắt một phần xương của hàm dưới và dịch chuyển xương để điều chỉnh tình trạng móm. Cuối cùng, bác sĩ sẽ tiến hành đặt vít hoặc đĩa để cố định.
Trên đây là một vài kiến thức cơ bản về răng móm và phương pháp điều trị. Mọi người hãy cùng lưu lại để tham khảo và áp dụng khi cần thiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.