Tình trạng sỏi xuống niệu đạo – những điều cần lưu ý

Sỏi niệu đạo là một trong những dạng sỏi đường tiết niệu, thông thường chỉ có một viên kẹt tại niệu đạo mà không di chuyển được ra bên ngoài. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là bởi sỏi bàng quang di chuyển xuống. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về tình trạng sỏi xuống niệu đạo.

Bạn đang đọc: Tình trạng sỏi xuống niệu đạo – những điều cần lưu ý

1. Tình trạng sỏi xuống niệu đạo là gì?

Sỏi rơi xuống niệu đạo thông thường là sỏi bàng quang di chuyển theo dòng nước tiểu xuống niệu đạo và kẹt lại. Sỏi bị mắc kẹt lại niệu đạo có thể có bề mặt xù xì, đường kính lớn. Hoặc nguyên nhân khiến sỏi mắc kẹt là do niệu đạo có tình trạng hẹp, dị dạng. Sỏi rơi kẹt niệu đạo thường xảy ra ở nam giới hơn so với ở nữ giới lý do là bởi niệu đạo của nam dài gấp khoảng 6 lần so với của nữ giới. Sỏi kẹt niệu đạo dễ khiến người bệnh gặp các triệu chứng:

– Tiểu đau, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần nhưng vẫn liên tục buồn tiểu, bàng quang không rỗng hoàn toàn sau tiểu.

– Dòng nước tiểu yếu, tia tiểu nhỏ, có thể bị ngắt quãng trong khi tiểu hoặc xuất hiện dòng tiểu đôi.

– Nước tiểu có thể lẫn máu, hoặc có màu hồng nhạt như nước rửa thịt.

– Người bệnh có thể cảm nhận được cơn đau khu vực dương vật, bàng quang, bìu…

Tình trạng sỏi xuống niệu đạo – những điều cần lưu ý

Sỏi rơi xuống niệu đạo chủ yếu là sỏi bàng quang

2. Một số ảnh hưởng của sỏi niệu đạo đối với sức khỏe hệ tiết niệu

Khi sỏi kẹt lâu ngày mà không được xử lý, người bệnh liên tục chịu đựng những triệu chứng sỏi gây ra, tiến triển nặng hơn người bệnh có thể phải đối mặt với những vấn đề:

– Viêm hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Viên sỏi liên tục gây trầy xước niêm mạc niệu đạo tạo cơ hội để vi khuẩn tấn công và xâm nhập. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu nếu không điều trị triệt để còn dễ tái phát lại nhiều lần.

– Bàng quang căng phồng do nước tiểu không được đẩy ra ngoài hoàn toàn. Lâu ngày có thể khiến rò bàng quang, teo bàng quang… 

– Sỏi kích thước càng lớn, càng ngăn chặn dòng nước tiểu thoát ra ngoài nhiều sẽ khiến nước tiểu có xu hướng đẩy ngược lại niệu quản, thận. Từ đó các vấn đề ứ nước, giãn bể thận, niệu quản, suy giảm chức năng thận sẽ xảy ra.

3. Các cách điều trị sỏi rơi kẹt niệu đạo phổ biến

Vậy khi xuất hiện những triệu chứng kể trên hoặc để tránh những biến chứng rình rập gây ảnh hưởng đến sức khỏe hệ tiết niệu nói riêng và sức khỏe tổng quát nói chung, người bệnh nên đi thăm khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín. Sau khi có các kết quả chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh thông qua những xét nghiệm, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tân tiến, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

3.1 Điều trị nội khoa sỏi xuống niệu đạo ở giai đoạn sớm

Giai đoạn sớm của sỏi kẹt niệu quản đó là sỏi kích thước còn nhỏ mới hình thành, chức năng hệ tiết niệu chưa bị ảnh hưởng, có thể gặp triệu chứng nhẹ hoặc không… Lúc này người bệnh sẽ được theo dõi sự phát triển của sỏi bằng cách uống nhiều nước và vận động để tống xuất sỏi ra ngoài. Hoặc có thể sẽ được bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc để hỗ trợ đưa sỏi ra ngoài đồng thời cải thiện các triệu chứng bệnh. Kết hợp với việc sử dụng thuốc người bệnh vẫn nên uống nhiều nước và có chế độ sinh hoạt vận động khoa học. Yêu cầu trong điều trị nội khoa là cần tuân thủ điều trị dùng thuốc chặt chẽ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ để đạt kết quả thành công nhất. 

3.2 Tán sỏi công nghệ cao sỏi xuống niệu đạo 

Khi người bệnh ở giai đoạn cần can thiệp điều trị ngoại khoa, nghĩa là sỏi đã gây tắc nghẽn một phần nhưng chưa gây biến chứng nặng, chức năng hệ tiết niệu có thể phục hồi sau điều trị. Phương pháp điều trị ngoại khoa ít xâm lấn được áp dụng đối với sỏi rơi kẹt niệu đạo đó là tán sỏi nội soi ngược dòng. Với kỹ thuật nội soi ngược dòng, toàn bộ quá trình tán sỏi sẽ diễn ra thông qua đường tự nhiên là từ lỗ tiểu vào niệu đạo mà không có bất kỳ vết rạch mổ nào. Sỏi sẽ được phát hiện qua ống nội soi và được phá vỡ vụn bằng năng lượng laser sau đó sẽ được sắp bỏ ra bên ngoài. Chính bởi kỹ thuật công nghệ cao này nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm bởi người bệnh sẽ ít đau, ít chảy máu, phục hồi nhanh, xuất viện chỉ trong 24h, quay trở lại sinh hoạt làm việc ngay sau khi về nhà…

Ngoài ra bệnh nhân cần lưu ý là khi có các dấu hiệu tiểu máu, tiểu đau, tiểu buốt, sốt cao thì nên nghỉ ngơi theo dõi và quay trở lại viện để kiểm tra và xử lý biến chứng nếu có xảy ra. Bên cạnh đó sau thời gian điều trị bệnh nhân cần đến đúng lịch trình tái khám để được kiểm tra lại, đảm bảo đã sạch sỏi hoàn toàn.

Tìm hiểu thêm: Những thông tin quan trọng cần biết về bệnh suy thận cấp

Tình trạng sỏi xuống niệu đạo – những điều cần lưu ý

Sỏi bàng quang rơi xuống kẹt tại niệu đạo cần được điều trị, xử lý kịp thời, để tránh tắc nghẽn…

4. Cách phòng tránh sỏi kẹt niệu đạo

Để sỏi không rơi và kẹt tại niệu đạo người bệnh nên xử lý sớm sỏi khi sỏi còn ở bàng quang. Niệu đạo là một đường ống nhỏ và duy nhất dẫn nước tiểu ra bên ngoài, vậy nên sỏi kẹt làm bít tắc dòng chảy của nước tiểu sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều so với tình trạng sỏi khi còn ở bàng quang có đường kính rộng hơn. Không chỉ có vậy sau khi đã loại bỏ sỏi niệu đạo người bệnh nếu có sỏi ở các vị trí như sỏi bàng quang, sỏi niệu quản, sỏi thận thì cũng nên xử lý theo chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ để tránh trường hợp sỏi có thể sẽ tiếp tục rơi và kẹt tại niệu đạo.

Khi đã loại bỏ toàn bộ sỏi ra khỏi cơ thể, người bệnh cũng nên tạo cho mình một chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Bởi đây là những nguyên nhân có thể hình thành nên sỏi đường tiết niệu, và có thể càng gia tăng nguy cơ cao đối với người có tiền sử mắc sỏi. Nguyên nhân từ bên ngoài dẫn đến nguy cơ hình thành sỏi người bệnh hoàn toàn có thể điều chỉnh và giảm thiểu nó bằng cách:

– Uống nhiều nước, đảm bảo lượng nước tiểu được bài xuất là khoảng 2-2.5l/ ngày. Bạn có thể quan sát màu sắc nước tiểu nếu màu vàng sẫm, nghĩa là cơ thể thiếu nước cần bổ sung ngay.

– Thực hiện chế độ ăn nhiều chất xơ, cắt giảm lượng cafein, muối ăn, thức ăn nhanh, dầu mỡ, đạm động vật, tránh ăn quá nhiều thực phẩm chứa oxalate…

– Luôn có chế độ vận động luyện tập phù hợp với sức khỏe thể trạng của từng người

– Hạn chế việc nhịn tiểu và ngồi im một chỗ nhiều giờ đồng hồ

– Khám sức khỏe định kỳ để có thể điều chỉnh, cân đối lại những chỉ số đáng báo động. Đồng thời giúp phát hiện bệnh sớm dễ dàng tiếp cận điều trị bằng các phương pháp đơn giản nhẹ nhàng nhất.

Tình trạng sỏi xuống niệu đạo – những điều cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Chỉ định tán sỏi và địa chỉ tán sỏi ngoài cơ thể ở đâu tốt nhất

Luyện tập thể dục cải thiện sức khỏe, nâng cao hoạt động bài tiết của cơ thể, tránh nguy cơ tạo sỏi

5. Kết luận

Sỏi xuống niệu đạo là một tình trạng bệnh khá nguy hiểm nếu người bệnh bỏ qua những dấu hiệu nhận biết hoặc chần chừ trong điều trị. Lời khuyên cho người bệnh mắc sỏi tiết niệu nói chung là nên đến các cơ sở y tế uy tín để được điều trị sớm bằng các phương pháp tân tiến. Tránh tin tưởng hoặc nghe theo mách bảo sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc có thể khiến tình trạng bệnh của bạn diễn biến nặng hơn. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *