Tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng là bệnh gì? 

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng có thể là dấu hiệu của một số bệnh da liễu. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra một số khó chịu và biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Bố mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhanh chóng. 

Bạn đang đọc: Tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng là bệnh gì? 

1. Nguyên nhân trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh miệng

Trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh miệng là hiện tượng thường gặp. Tình trạng này có thể là dấu hiệu phổ biến của một số bệnh lý như: 

1.1. Bệnh nấm miệng

Nấm miệng khởi phát từ sự tích tụ nấm Candida albicans trên vùng da xung quanh miệng, lưới hoặc má trong của trẻ. Bệnh lý này thường gây ra các mảng trắng xung quanh miệng hoặc bên trong lưỡi và vòm họng. Khi cào nhẹ lớp màng trắng này, nốt mẩn đỏ sẽ lộ ra, da bé thường khô, nứt nẻ và chảy máu. 

Nấm miệng khiến bé có cảm giác ngứa khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến khí quản, thực quản, họng, phổi và hệ tiêu hóa.

Tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng là bệnh gì? 

Trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh miệng do nhiều nguyên nhân khác nhau

1.2. Nước bọt trào ra ngoài

Trẻ em thường tiết nhiều nước bọt, dẫn đến tình trạng thừa nước bọt. Làn da của trẻ vốn rất mỏng manh và dễ dị ứng trong môi trường ẩm ướt. Tình trạng này kéo dài có thể gây biến chứng bội nhiễm da dẫn đến bệnh lý chốc lở nguy hiểm. Bé thường cảm thấy ngứa, khó chịu, không chịu chơi, các nốt mẩn đỏ có thể lan rộng xuống vùng cổ. 

1.3. Bệnh chốc lở

Chốc lở hay còn gọi là bệnh chốc lây là tình trạng da bị nhiễm khuẩn bởi các liên cầu khuẩn hoặc tụ cầu khuẩn. Dấu hiệu rõ nhất của bệnh lý này là tình trạng mẩn đỏ, có bọng nước. 

Bệnh lý này thường chia thành 2 loại: 

– Chốc lở không bọng nước: Là tình trạng phổ biến nhất trên da trẻ em, triệu chứng rõ rệt nhất là trên da có những vết lở nhỏ. 

– Chốc bọng nước: Đây được xem là giai đoạn cấp tính của bệnh lý này. Trên da trẻ thường xuất hiện những bọng nước lớn như bị phỏng. 

– Chốc loét: Liên cầu khuẩn và tụ cầu khuẩn xâm nhập và da gây loét sâu. 

1.4. Bệnh chàm sữa

Bệnh chàm sữa thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng tuổi. Triệu chứng bệnh đặc trưng là mẩn đỏ ở quanh miệng, 2 bên má và có thể lan ra những bộ phận khác trên cơ thể. 

Ban đầu, chàm sữa có những nốt mẩn đỏ li ti, có bọng nước, màu đỏ. Lâu dần, các nốt sẽ đóng vảy, gây khô da. Khi mắc phải bệnh lý này trẻ thường quấy khóc, bú kém và ngủ không ngon giấc.

1.5. Trẻ bị chân tay miệng 

Tay chân miệng là bệnh lý phổ biến ở trẻ em hiện nay. Khi mắc bệnh các nốt mẩn đỏ thường xuất hiện ở xung quanh miệng, lòng bàn tay, bàn chân. Thêm vào đó, trẻ có thể bị sốt cao, hay giật mình, quấy khóc. 

1.6. Thủy đậu gây mẩn đỏ trên da trẻ

Bệnh thủy đậu có thể xuất hiện trên mọi đối tượng đặc biệt là trẻ em. Bởi, lứa tuổi này có hệ miễn dịch thấp, dễ bị vi khuẩn và virus xâm nhập. Khi mắc thủy đậu trẻ thường mắc những triệu chứng như: sốt cao, mệt mỏi, xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh lý sẽ gây nên ảnh hưởng sâu sắc đến trẻ. 

Một số biến chứng nguy hiểm từ thủy đậu bao gồm: 

– Viêm phổi

– Viêm gan

– Viêm màng não 

Bệnh thủy đậu lây nhiễm rất nhanh và có diễn biến phức tạp, dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bố mẹ không nên cho bé tiếp xúc với người bệnh. 

Tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng là bệnh gì? 

Bệnh thủy đậu gây nổi mẩn đỏ trên da bé

Tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ kéo dài sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mạn tính gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Để đảm bảo sức khỏe cho con, bố mẹ nên tìm hiểu ngay cách khắc phục. 

2. Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng nên làm gì?

Để hạn chế biến chứng bệnh lý, tốt hơn hết khi trẻ có dấu hiệu bị nổi mẩn đỏ, bố mẹ cần nhanh chóng cho con thăm khám bác sĩ. Tùy vào nguyên nhân, mức độ mẩn đỏ nặng hay nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị riêng biệt. Bố mẹ lưu ý không nên tự mua thuốc và điều trị tại nhà cho bé. 

Ngoài ra, giảm ngứa rát, hạn chế tình trạng mẩn đỏ lan rộng,  bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp. Những cách này cũng hỗ trợ giúp bé thoải mái hơn:

– Bố mẹ nên giữ vùng da miệng của bé khô ráo, lấy khăn ấm lau quanh miệng nếu con bị trào nước bọt nhiều. 

– Vệ sinh cá nhân cho con sạch sẽ phòng bệnh chân tay miệng.

– Cắt móng tay cho con phòng tránh bé gãi, vùng nổi mẩn sẽ lan rộng

– Sử dụng các dụng dịch có chứa hoạt chất chống nấm da, dung dịch muối sinh lý 0,9% để làm sạch vùng miệng nổi mẩn đỏ.

– Bố mẹ nên tiệt trùng sạch sẽ bình uống sữa, thìa ăn, bát ăn của con.

– Bố mẹ cần đảm bảo bé không được tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.

– Không dùng các chất tẩy rửa mạnh trên da bé

Tìm hiểu thêm: Cập nhật cho cha mẹ: Thuốc cảm lạnh cho bé

Tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng là bệnh gì? 

Bôi kem dưỡng cho bé theo hướng dẫn của bác sĩ

3. Biện pháp phòng tránh trẻ bị nổi mẩn đỏ ở miệng 

Để phòng tránh tình trạng này bố mẹ nên ghi nhớ: 

– Nên bổ sung nước cho bé mỗi ngày để giữ độ ẩm cho da

– Bổ sung thêm rau xanh, các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C. Những thực phẩm này sẽ giúp nâng cao sức đề kháng cho bé. 

– Tuyệt đối không cho con dùng những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng…

– Tiêm phòng đầy đủ cho con

– Không cho bé tiếp xúc với đối tượng có dấu hiệu bị mẩn đỏ trên da

– Vệ sinh chăn ga gối và phòng ngủ thường xuyên

– Không nên cho bé sử dụng các món ăn cay, nhiều chất béo, dầu mỡ, thức ăn nhanh…

– Không nuôi động vật trong nhà hoặc bố mẹ luôn đảm bảo dọn dẹp sạch lông động vật. 

Tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng là bệnh gì? 

>>>>>Xem thêm: Giúp cha mẹ phân biệt vàng da tắc mật ở trẻ sơ sinh và vàng da sinh lý

Tiêm phòng để tránh nhiễm vi khuẩn, virus gây mẩn đỏ trên da bé

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng khởi phát từ nhiều bệnh lý khác nhau. Để phòng tránh biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé, bố mẹ nên sớm cho con thăm khám bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp. Bên cạnh đó bố mẹ nên áp dụng ngay những biện pháp phòng ngừa trong bài viết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *