Tình trạng u răng là một trong những bệnh lý về nha khoa nghiêm trọng. Trong trường hợp không được phát hiện, điều trị và chăm sóc kịp thời sẽ rất dễ gây nên những biến chứng. Vậy mức độ biến chứng và ảnh hưởng của căn bệnh này có nguy hiểm không?
Bạn đang đọc: Tình trạng u răng và cách phòng ngừa bệnh?
1. Tổng quan về tình trạng u răng
1.1 U răng là gì?
U răng là một khối u trong khoang miệng có liên quan tới sự phát triển của răng. Ta có thể hiểu đó là một u mô thừa nha khoa. U mô này bao gồm các mô răng phát triển bình thường.
Hiện nay, u răng đã được Tổ chức Y tế thế giới phân loại vào danh mục u do răng. Loại u này có cấu tạo bởi các biểu mô và ngoại trung mô. Chúng có thể có hoặc không sự hình thành của các mô răng kháng hóa.
1.2 Phân loại u răng
1.2.1 Theo hình thức
– U răng đa hợp: Ở tình trạng này, tồn tại 3 mô răng riêng biệt: men răng, ngà răng và xương răng. Bên cạnh đó có thể xuất hiện phân thùy răng ở nơi không có ranh giới xác định mô răng với các răng nhỏ. Thông thường, tình trạng này hay gặp ở hàm trên.
– U răng phức hợp: Đây là tình trạng giống như một khu vực bị cản quang với các mật độ khác nhau. Chúng thường xuất hiện phía sau hàm trên hay hàm dưới.
1.2.2 Theo vị trí
Theo vị trí mọc, u răng được chia làm 3 loại:
– U nang chân răng: Tình trạng này xuất hiện u là do răng bị nhiễm trùng, sâu răng hoặc do chấn thường mà nên. Bệnh nhân sẽ không hề có bất kì triệu chứng đau nhức hay khó chịu. Dấu hiệu nhận biết duy nhất của u nang chân răng chính là hiện tượng răng đổi màu.
– U nang thân răng: U răng này bắt nguồn từ một chiếc răng ngầm. Sau đó răng ngầm này phát triển thành nang. Tình trạng này thường khó thấy và chỉ phát hiện sau khi kiểm tra định kỳ.
– U men dạng nang: Đây là hiện tượng từ những mầm men ngà tồn tại từ lúc sinh và biến chuyển thành u. Loại u này có một đặc điểm là rất dễ tái phát. Khi chúng phát triển sẽ lan vào các tổ chức xung quanh. Ví dụ như phần mềm, khớp thái dương hàm, xương hàm, … Điều này khiến gương mặt người bệnh dễ bị biến dạng, gặp khó khăn trong các hoạt động ăn nhai. Ở trường hợp này, bệnh nhân cần đi kiểm tra sớm và sẽ được yêu cầu cắt xương hàm, tháo khớp.
2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng u răng
Để nhận biết tình trạng u răng, ta có thể dự trên một vài triệu chứng như khó nuốt, răng sữa đến thời điểm vẫn chưa rụng, có khối u trong lợi, xương ở dưới răng mở rộng, …
Nhìn chung, để nhận biết tình trạng u răng, ta có thể dự trên một vài triệu chứng như khó nuốt, răng sữa đến thời điểm vẫn chưa rụng, có khối u trong lợi, xương ở dưới răng mở rộng, … Tuy nhiên, u răng rất khó để phát hiện thời điểm khởi phát vì không gây ra triệu chứng gì.
Đối với loại u nang chân răng thường xuất hiện do bị nhiễm khuẩn răng. Răn sâu hoặc bị chấn thương cũng có thể là nguyên nhân. Từ đó khiến răng bị đổi màu nhưng dấu hiệu này lại thường dễ bị bỏ qua. Cho tới khi bệnh trở nặng, xuất hiện những tình trạng như đau ở vị trí u, chảy mủ, răng lung lay, sưng mặt, … thì mới được chú ý. Về u nang thân răng, cơ bản đây là tình trạng bắt nguồn từ một chiếc răng ngầm. Sau đó, răng ngầm sẽ phát triển thành nang. Chính vì vậy, tình trạng này rất khó phát hiện sớm. Đối với u men dạng nang thường dễ tái phát bởi những mầm men ngà còn tồn tại.
3. Nguyên nhân gây xuất hiện u ở răng
Hiện nay, những nguyên nhân gây hình răng u răng vẫn chưa được cụ thể. Tuy nhiên, sau quá trình khảo sát và nghiên cứu, một số giả thuyết đã được đưa ra:
– Do chấn thương trong quá trình hình thành răng vĩnh viễn.
– Do ảnh hưởng từ quá trình bị viêm nhiễm.
– Do yếu tố di truyền trong gia đình.
– Do tăng lên sự hoạt động của nguyên bào ngà.
– Do phần biểu mô còn sót Malassez.
– Do di truyền bất thường trong hội chứng Hermam và Gardner.
– Do sự biến đổi gen bắt nguồn từ rối loạn kiểm soát sự phát triển răng.
4 Phương pháp điều trị và cách phòng ngừa bệnh u răng
4.1 Phương pháp điều trị tình trạng u răng
Tìm hiểu thêm: Tầm soát ung thư trực tràng bao nhiêu tiền?
Phương pháp đem lại hiệu quả điều trị triệt để nhất cho u răng chính là phẫu thuật
Nhìn chung, phương pháp đem lại hiệu quả điều trị triệt để nhất cho u răng chính là phẫu thuật. Việc phát hiện và điều trị sớm u răng sẽ có lợi hơn cho người bệnh. Thường u răng sẽ là một khối u lành tính và có cấu tạo từ mô răng nên quy trình phẫu thuật được thực hiện khá đơn giản. Thời gian phục hồi sau đó cũng khá nhanh. Tuy nhiên, có những trường hợp khối u cấu tạo phức tạp hơn có thể dẫn tới một số biến chứng sau quá trình phẫu thuật. Do đó, sau khi phẫu thuật, người bệnh cần tái khám đúng hẹn và giữ liên lạc với bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.
4.2 Các phòng ngừa bệnh u răng
>>>>>Xem thêm: Nhận biết các dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Chú ý tới những dấu hiệu bất thường như răng bị lung lay, xương hàm bị lệch và những biểu hiện viêm mũi xoang, … cũng cần được kiểm tra kĩ càng.
Hiện nay, nguyên nhân gây nên u răng vẫn chưa được làm rõ, do vậy, rất khó để đưa ra được những biện pháp phòng ngừa cụ thể. Đa phần sự nghi ngờ về nguyên nhân là do bệnh sâu răng, nhiễm trùng hoặc chấn thương răng dẫn đến hình thành u. Do đó, ta có thể phòng bệnh bằng cách tránh những tác động, tổn thương tới răng. Đối với trẻ khi chậm mọc răng hay hàm răng mọc thiếu răng cần đi chụp và kiểm tra xem răng đang nằm ở đâu. Và liệu có phải có một khối u đang chèn vào răng hay không. Đặc biệt, ta chú ý tới những dấu hiệu bất thường như răng bị lung lay, xương hàm bị lệch và những biểu hiện viêm mũi xoang, … cũng cần được kiểm tra kĩ càng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng mọc u răng. Một lưu ý với mọi người là để đảm bảo khoang miệng luôn được khỏe mạnh, mỗi chúng ta cần kiểm tra định kỳ răng miệng 6 tháng / lần. Như vậy sức khỏe răng miệng sẽ luôn được kiểm soát, phòng tránh nhiều bệnh lý.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.