Tirads là một hệ thống phân loại được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh để đánh giá tổn thương của tuyến giáp, nhằm xác định nguy cơ ác tính của các khối u. Vậy TIRADS 5 tuyến giáp là gì và có nguy hiểm không, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu nhé.
Bạn đang đọc: TIRADS 5 tuyến giáp có nguy hiểm không?
1. TIRADS trong đánh giá tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong quá trình duy trì cân nặng, tăng trưởng, và kiểm soát năng lượng của cơ thể. Tuyến giáp sản xuất các hormone giúp điều chỉnh sự hoạt động của các tế bào và các chức năng cơ bản của cơ thể.
Phân loại TIRADS là một hệ thống được thiết kế để đánh giá nguy cơ ác tính của khối u tuyến giáp dựa trên các đặc điểm hình ảnh. Hệ thống này phản ánh mức độ ác tính của khối u và cung cấp hướng dẫn về việc theo dõi và điều trị.
1.1. Tirads 1-2: Không có nguy cơ ác tính
Đánh giá là khối u không có dấu hiệu ác tính, độ sáng đồng đều trên siêu âm.
1.2. Tirads 3: Nguy cơ ác tính rất thấp
Khối u có ít đặc điểm nghi ngờ, không có biểu hiện nguy cơ ác tính rõ ràng, chiếm 1,7%
1.3. Tirads 4: Nguy cơ ác tính cao
Có đặc điểm ác tính như độ sáng không đồng đều, kích thước tăng lên, hoặc các đặc điểm khác. Nguy cơ ác tính chia thành các nhóm: 3,3%, 9,2%, 44,4%, 72,4%.
1.4. Tirads 5: Nguy cơ ác tính rất cao
Có nhiều dấu hiệu nguy cơ ác tính, chiếm 87,5%, đòi hỏi sự chú ý và can thiệp ngay lập tức.
Bảng phân loại tuyến giáp TIRADS năm 2019
2. TIRADS 5 tuyến giáp có nguy hiểm không?
2.1. TIRADS 5 tuyến giáp là gì?
Khi một tổn thương được phân loại là TIRADS 5, đó là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy có nhiều yếu tố nghi ngờ về tính ác tính của khối u.
2.2. Mức độ nguy hiểm của TIRADS 5 tuyến giáp
– Tăng tỷ lệ ung thư: Mức TIRADS 5 cho thấy có nhiều đặc điểm nghi ngờ ác tính, và tỷ lệ chẩn đoán xác định ung thư lên đến 80%.
– Yêu cầu sinh thiết: Khi bạn nhận được kết quả TIRADS 5, cần quyết định sinh thiết ngay lập tức. Sinh thiết giúp xác định bản chất của khối u và giúp bác sĩ quyết định rõ liệu pháp điều trị phù hợp.
2.3. Cần làm gì khi phát hiện TIRADS 5 tuyến giáp?
– Liên hệ bác sĩ có chuyên môn: Bác sĩ sẽ đánh giá kết quả, đặt ra các xét nghiệm bổ sung, và hướng dẫn bạn về quy trình điều trị.
– Theo dõi: Nếu kích thước tuyến giáp lớn hơn hoặc bằng 0,5cm thì cần theo dõi định kỳ 3- 6 tháng.
– Sinh thiết và chẩn đoán chi tiết: Nếu kích thước khối u lớn hơn hoặc bằng 1cm, cần thực hiện sinh thiết khối u khá để đưa ra kế hoạch điều trị chính xác.
– Tìm cách điều trị sớm: Nếu kết quả sinh thiết xác định có mặt của tế bào ung thư, cần bắt đầu liệu pháp điều trị sớm.
Tìm hiểu thêm: Cách điều trị suy tuyến yên
Sinh thiết tirads 5 tuyến giáp
3. Nguyên nhân gây TIRADS 5 tuyến giáp
TIRADS 5 là mức độ cao nhất trong hệ thống phân loại tuyến giáp, có dấu hiệu mạnh mẽ về nguy cơ ung thư. Để hiểu rõ hơn về những nguyên nhân gây ra TIRADS 5, chúng ta cần tập trung vào một số yếu tố chính:
3.1. Rối loạn hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự xâm nhập của virus và vi khuẩn. Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, khả năng phòng ngừa của cơ thể giảm đi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tế bào ung thư trong tuyến giáp.
3.2. Nhiễm phóng xạ
Tác động của nhiễm phóng xạ có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp. Việc tiếp xúc với phóng xạ có thể gây đột biến trong tế bào, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư.
3.3. Yếu tố di truyền
Nếu có lịch sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến giáp đặc biệt là ở bố mẹ hay người thân, nguy cơ mắc bệnh tăng lên đáng kể.
3.4. Nhiễm bệnh tuyến giáp
Các bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, như bướu tuyến giáp, viêm tuyến giáp, bệnh Basedow, hay hormone tuyến giáp suy giảm, có nguy cơ mắc u tuyến giáp cao hơn so với những người không mắc bệnh.
3.5. Tác động của thuốc
Sử dụng một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định để điều trị các rối loạn tuyến giáp như I- ốt phóng xạ, cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
3.6. Yếu tố tuổi tác
Người phụ nữ trong độ tuổi 30-50 có nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp cao hơn nam giới. Các hormone như b-HCG và estrogen được cho là góp phần vào sự phát triển của bướu và tăng nguy cơ mắc ung thư theo thời gian.
3.7. Một số yếu tố khác
Các yếu tố như thiếu I- ốt, thói quen uống rượu, hút thuốc lá, thừa cân, béo phì cũng đều được liên kết với nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp và có thể góp phần vào sự phát triển của ung thư.
4. Triệu chứng tuyến giáp TIRADS 5
Bệnh nhân có thể tự sờ thấy khối u ở vùng cổ. Có thể bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng và thường đến khám khi đã có khối u đủ lớn. Khối u lớn có thể gây chèn ép cấu trúc xung quanh, dẫn đến các vấn đề như nói khàn, khó nuốt, khó thở. Ngoài ra khối u xâm lấn vào khí quản có thể dẫn đến tình trạng khó thở.
Việc nhận biết sớm và điều trị đúng cách có thể giúp nâng cao chất lượng sống và cơ hội điều trị hiệu quả.
5. Chẩn đoán TIRADS 5 tuyến giáp
Chẩn đoán tuyến giáp TIRADS 5 cần sự kết hợp chặt chẽ giữa khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định mức độ ác tính của khối u. Dưới đây là những bước chẩn đoán quan trọng:
5.1. Khám lâm sàng
– Kiểm tra vùng cổ: Bác sĩ thực hiện kiểm tra vùng cổ để xác định có khối u to hay có hạch vùng cổ không.
– Thăm khám định kỳ: Đối với những người có yếu tố nguy cơ cao hoặc có triệu chứng gợi ý, việc thăm khám định kỳ là quan trọng.
5.2. Đánh giá bướu giáp
– Phân độ bướu giáp: Bác sĩ sử dụng phân loại WHO để đánh giá kích thước và tính chất của bướu giáp.
– Tình trạng thường xuyên và khi ngửa đầu: Kiểm tra bướu giáp trong tình trạng thường xuyên và khi người bệnh ngửa đầu để xác định sự di động của khối u.
5.3. Xét nghiệm cận lâm sàng
5.3.1. Siêu âm tuyến giáp
– Mức độ ác tính TIRADS: Sử dụng hệ thống phân loại TIRADS để ước tính mức độ ác tính của khối u.
– Đánh giá tính chất khối u: Xác định vị trí, kích thước, hình dạng, và mức độ xâm lấn của khối u.
>>>>>Xem thêm: Kiểm soát đường huyết cho người bệnh tiểu đường
Siêu âm TIRADS 5 tuyến giáp
5.3.2. Xét nghiệm tế bào học FNA
Chọc hút tế bào (FNA) giúp xác định hình thái của tế bào từ khối u để chẩn đoán ung thư tuyến giáp.
5.3.3. Chụp cắt lớp vi tính và MRI
Cung cấp thông tin về mức độ xâm lấn của khối u vào cơ quan xung quanh.
5.3.4. Xạ hình tuyến giáp
Sử Dụng I – 131: Tiến hành xạ hình tuyến giáp để phát hiện tế bào ung thư không bắt iod.
5.3.5. Xét nghiệm hormone tuyến giáp
Kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp như FT4, TSH để đánh giá tình trạng chức năng của tuyến giáp.
5.3.6. Sinh thiết
Sinh thiết giúp xác định xem khối u có tính chất lành tính hay ác tính.
5.4. Chẩn đoán cuối cùng
– Dựa trên kết quả các xét nghiệm và thông tin từ khám lâm sàng, bác sĩ đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
– Xác định mức độ ác tính của khối u và quyết định phương pháp điều trị phù hợp.
Chẩn đoán TIRADS 5 tuyến giáp là một phần quan trọng của quá trình điều trị bệnh, và việc tìm hiểu về căn bệnh này có thể giúp bệnh nhân và gia đình hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe và lựa chọn các quyết định điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.