Ung thư trực tràng là căn bệnh trong đó các tế bào ung thư phát triển ở trực tràng. Các dấu hiệu của ung thư trực tràng bao gồm tiêu chảy, táo bón hoặc có máu trong phân. Phương pháp điều trị chủ yếu bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị tùy vào mục đích và các yếu tố sức khỏe liên quan. Ung thư trực tràng có thể chữa khỏi, đặc biệt khi được phát hiện sớm thông qua các phương pháp sàng lọc như nội soi.
Bạn đang đọc: Toàn bộ thông tin về ung thư trực tràng và cách điều trị
1. Các thông tin tổng quan về ung thư trực tràng
1.1 Ung thư trực tràng là gì?
Ung thư trực tràng (K trực tràng) phát triển khi các tế bào ung thư hình thành ở trực tràng, một phần của ruột già, nằm giữa đại tràng và hậu môn.
Ung thư có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới, tuy nhiên nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn. Và hầu hết các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh đều trên 50 tuổi.
Nguyên nhân chính xác của bệnh K trực tràng vẫn chưa được khẳng định, tuy nhiên có một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
– Tuổi tác, giới tính, chủng tộc, tiền sử gia đình
– Có một số tình trạng sức khỏe: Viêm loét đại tràng, bệnh crohn, béo phì
– Hút thuốc, ăn thịt chế biến sẵn, quá nhiều thịt đỏ, lạm dụng rượu bia…
Bệnh K trực tràng có thể xảy ra do nhiều yếu tó nguy cơ khác nhau
1.2 Triệu chứng điển hình gọi tên bệnh
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của bệnh nhân mắc K trực tràng bao gồm:
– Thay đổi thói quen đại tiện, kích thước phân hẹp hơn bình thường
– Tiêu chảy, táo bón hoặc cảm giác ruột không rỗng hoàn toàn sau khi đi vệ sinh
– Phân có máu, máu đỏ tươi hoặc rất sẫm màu trong phân
– Khó chịu ở vùng bụng với các triệu chứng như: Đau bụng thường xuyên, đầy hơi, chướng bụng, đau bụng co thắt…
1.3 Ung thư ở trực tràng được phân giai đoạn như thế nào?
Bất kể khối u ác tính nằm tại vị trí nào trong trực tràng đều có thể lan rộng hoặc di căn qua mô, hệ bạch huyết hoặc dòng máu để đến các bộ phận khác của cơ thể.
– Giai đoạn 0 là thời điểm ung thư biểu mô tại chỗ, chỉ có lớp trong cùng của thành trực tràng chứa các tế bào bất thường.
– Giai đoạn 1 khối u ác tính đã lan qua lớp trong cùng của thành trực tràng nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết.
– Giai đoạn 2 khối u ác tính đã lan vào hoặc xuyên qua lớp cơ bên ngoài của thành trực tràng nhưng chưa đến các hạch bạch huyết.
– Giai đoạn 3 khối u ác tính hung hãm đã lan rộng qua lớp ngoài cùng của trực tràng và đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết.
– Giai đoạn 4 là khi các tế bào ung thư tại trực tràng đã lan đến các vị trí xa như gan hoặc phổi.
Tìm hiểu thêm: Niềng răng có nguy hiểm không, có ảnh hưởng gì không?
Ở giai đoạn càng muộn các triệu chứng của bệnh K trực tràng càng thể hiện rõ nét
2. Những xét nghiệm chẩn đoán K trực tràng
Nếu người bệnh được nghi ngờ mắc bệnh K trực tràng, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét nghiệm để xác định chính xác khả năng mắc bệnh của bạn.
– Nội soi đại trực tràng: Sử dụng một ống dài có gắn camera nhỏ để quan sát bên trong đại tràng và trực tràng của bạn.
– Sinh thiết: Lấy một mẫu mô nhỏ nghi ngờ và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích.
– Chụp cắt lớp vi tính (CT): Là một xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh tạo ra một loạt hình ảnh chi tiết về các khu vực bên trong cơ thể như xương, các cơ quan và mô của bạn.
– Chụp cộng hưởng từ MRI: Cũng là một xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng vô tuyến và nam châm để ghi lại hình ảnh bên trong cơ thể bạn.
– Chụp PET: Là thủ thuật nhằm tìm ra các tế bào khối u ác tính trong cơ thể bằng cách đưa vào cơ thể một loại thuốc nhuộm có chứa chất đánh dấu phóng xạ. Máy quét PET xoay quanh cơ thể và tạo ra hình ảnh nơi thuốc nhuộm được sử dụng trong cơ thể. Các tế bào hay khối u ác tính sẽ hiển thị sáng hơn trong hình ảnh thu được vì chúng hoạt động mạnh hơn và hấp thụ nhiều thuốc nhuộm hơn các tế bào bình thường.
3. Giải pháp điều trị bệnh K trực tràng
Điều trị K trực tràng có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp các phương pháp này.
>>>>>Xem thêm: Các cách chữa viêm nha chu răng theo tình trạng bệnh
Điều trị ung thư đường tiêu hóa tại TCI là Chuyên gia ung bướu Singapore – TS. BS Zee Ying Kiat
3.1 Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính cho hầu hết các giai đoạn của bệnh K trực tràng.
Tùy thuộc vào vị trí, giai đoạn và kích thước khối u, bác sĩ sẽ loại bỏ bằng một trong các hình thức phẫu thuật gồm: Cắt bỏ cục bộ, cắt bỏ trực tràng và bảo tồn hậu môn, cắt bỏ và đặt hậu môn nhân tạo.
3.2 Xạ trị
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng bằng cách sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư và thu nhỏ khối u trực tràng. Bức xạ có thể đến từ một máy chiếu bên ngoài cơ thể hoặc đưa vào vùng ruột thông qua một ống nhựa mỏng. Xạ trị có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp cùng phẫu thuật và hóa trị.
Xạ trị dùng sau phẫu thuật giúp tiêu diệt các vùng ung thư còn sót lại hoặc trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u trực tràng ác tính. Bức xạ cũng có thể được sử dụng để ngăn ngừa ung thư quay trở lại nơi nó bắt đầu và làm giảm các triệu chứng của bệnh K trực tràng đã di căn đến các cơ quan khác.
3.3 Hóa trị
Là phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng bằng cách sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Là phương pháp điều trị toàn thân vì thuốc đi vào máu đến khắp cơ thể và có thể tiêu diệt các tế bào ung thư bên ngoài trực tràng.
Nếu ung thư đã lan rộng, bệnh nhân có thể được hóa trị trực tiếp vào động mạch dẫn đến bộ phận mới bị nhiễm bệnh của cơ thể. Nếu bác sĩ loại bỏ tất cả các khối ung thư có thể nhìn thấy tại thời điểm phẫu thuật, bệnh nhân có thể được hóa trị sau phẫu thuật để tiêu diệt bất kỳ tế bào ác tính nào còn sót lại ở trực tràng và các cơ quan lân cận. Hóa trị được thực hiện sau phẫu thuật cho một người không nhìn thấy được tế bào ung thư được gọi là hóa trị bổ trợ.
3.4 Điều trị sinh học
Điều trị sinh học, còn được gọi là liệu pháp miễn dịch, là phương pháp điều trị ung thư đại trực tràng bằng cách sử dụng các chất do cơ thể tạo ra hoặc được tạo ra trong phòng thí nghiệm để tăng cường, định hướng hoặc khôi phục khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh tật.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.