Các thống kê cho thấy, có tới 20 – 30% người Việt Nam bị mắc bệnh gan nhiễm mỡ, có nghĩa là cứ 10 người thì có 2 – 3 người mắc căn bệnh này. Bệnh có nguy cơ tiến triển thành ung thư gan nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu các cách chữa gan nhiễm mỡ qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Tổng hợp các cách chữa gan nhiễm mỡ hiện nay
1. Gan nhiễm mỡ có chữa khỏi được hay không?
Đây là thắc mắc của nhiều người bệnh cũng như người nhà của họ. Thực tế khả năng điều trị của bệnh gan nhiễm mỡ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh cụ thể.
1.1 Khả năng chữa gan nhiễm mỡ theo nguyên nhân
Có 2 loại gan nhiễm mỡ chính là: Gan nhiễm mỡ do rượu và gan nhiễm mỡ không do rượu. Với gan nhiễm mỡ do rượu, nếu người bệnh không từ bỏ rượu thì bệnh sẽ không thể điều trị được. Trong khi đó, gan nhiễm mỡ không do rượu thường liên quan đến các bệnh lý chuyển hóa như thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu… và có nguồn gốc từ dinh dưỡng, vận động. Do đó nếu muốn điều trị gan nhiễm mỡ không do rượu tại nhà thì điều quan trọng là cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt, lối sống.
Để đảm bảo an toàn thì người bệnh không nên tự ý áp dụng cách điều trị gan nhiễm mỡ mà cần thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Phương pháp chữa bệnh gan nhiễm mỡ tùy thuộc và nguyên nhân và mức độ bệnh.
1.2 Khả năng chữa gan nhiễm mỡ theo mức độ bệnh
Thông thường đối bệnh gan nhiễm mỡ giai đoạn 1 thì có thể áp dụng cách điều trị gan nhiễm mỡ tại nhà và bệnh có thể khỏi được. Tuy nhiên, từ giai đoạn 2 trở đi thì ngoài việc áp dụng giảm mỡ ở gan, người bệnh còn cần sử dụng thuốc đặc trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Gan đặc biệt có khả năng tự hồi phục rất tốt. Do đó việc điều trị khỏi bệnh gan nói chung và gan nhiễm mỡ nói riêng là điều có thể làm được nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Thời gian điều trị gan nhiễm mỡ thực tế sẽ khác nhau ở mỗi người.
2. Các cách chữa gan nhiễm mỡ phổ biến hiện nay
Nguyên tắc giúp cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ tại nhà bao gồm: kiểm soát việc ăn uống, giới hạn mức tiêu thụ bia rượu, vận động hợp lý, giữ tinh thần luôn thoải mái, chú trọng giấc ngủ.
2.1 Cách chữa gan nhiễm mỡ bằng thuốc
Hiện tại rất ít thuốc được cấp phép để chữa gan nhiễm mỡ. Vitamin E được khuyến cáo sử dụng ở những người mắc gan nhiễm mỡ không có tiểu đường. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc khác nhằm kiểm soát các vấn đề liên quan tới bệnh dưới sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.
Nếu gan nhiễm mỡ chuyển biến qua giai đoạn nặng hơn như viêm gan mạn tính, xơ gan thì người bệnh được điều trị bằng thuốc với liệu trình phù hợp để làm chậm thời gian diễn tiến bệnh và ngăn ngừa biến chứng xảy ra.
Nếu bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ cùng với một hoặc nhiều bệnh lý nền như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa,… thì tình trạng gan nhiễm mỡ có nguy cơ tiến triển xấu nhanh chóng, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nặng nề hơn. Do đó những người bệnh này cần tập trung điều trị tốt các bệnh lý nền để hạn chế tối đa tác động xấu tới sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: Cảnh báo ngưỡng phát hiện virus viêm gan C cho bạn
Dùng thuốc là một trong những cách kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ.
2.2 Cách chữa gan nhiễm mỡ tại nhà không dùng thuốc
Các phương pháp đơn giản tại nhà vừa giúp kiểm soát tình trạng gan nhiễm mỡ, vừa giúp nâng cao sức khỏe nói chung. Cụ thể:
Thay đổi chế độ ăn uống
Dinh dưỡng hợp lý có khả năng giúp giảm lượng chất béo trong gan, từ đó cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ. Vậy bạn nên thay đổi chế độ ăn uống như thế nào? Sau đây là một số biện pháp được các chuyên gia gan mật khuyên thực hiện:
– Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, nhất là các loại trái cây và rau xanh trong bữa ăn
– Ăn nhiều cá
– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều carbohydrate, glucose, muối
– Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa/ chất béo chuyển hóa, thường là đồ ăn chiên rán.
– Uống nhiều nước, có thể dùng thêm 1 tách cà phê nhỏ mỗi sáng.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Không biết cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ sẽ góp phần làm bệnh gan nhiễm mỡ nặng hơn. Ngược lại nếu thay đổi lối sống đúng cách, tình trạng gan nhiễm mỡ sẽ sớm được cải thiện. Các biện pháp bao gồm:
– Tập thể dục đều đặn: Giúp giảm cân, nâng cao sức khỏe, tinh thần thoải mái. Nên duy trì thói quen vận động 30 phút/ngày các bộ môn như đi bộ, đạp xe,… với cường độ vừa phải. Điều này hỗ trợ tốt rất tốt trong quá trình điều trị gan nhiễm mỡ, ngay cả khi người bệnh chưa giảm cân.
– Không hút thuốc: Để cải thiện sức khỏe nói chung, tránh nguy cơ mắc các bệnh đau tim và đột quỵ thì bỏ thuốc là điều cần thiết.
– Hạn chế bia rượu: Bia rượu là một trong các yếu tố hàng đầu gây tổn thương và tàn phá các tế bào gan, gây tích tụ chất béo trong gan. Do đó nếu không muốn bệnh gan nhiễm mỡ thêm nghiêm trọng, người bệnh cần kiêng tuyệt đối bia rượu trong thời gian điều trị. Sau khi khỏi bệnh cũng cần hạn chế sử dụng rượu bia tối đa.
Kiểm soát cân nặng
Nếu bị gan nhiễm mỡ do liên quan đến thừa cân hoặc béo phì thì bạn cần chú trọng kiểm soát cân nặng của mình. Cụ thể là giảm lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày và tăng cường hoạt động thể chất. Thông thường mục tiêu lý tưởng của các bệnh nhân này là giảm 10% trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên dù chỉ giảm giảm từ 3 – 5% thì khi đó lượng chất béo trong gan cũng đã cải thiện khá nhiều.
Người bệnh chú ý cần giảm cân từ từ, bởi giảm đột ngột ngược lại sẽ càng gây hại cho gan.
Trong trường hợp đã tự cố gắng nhưng cân nặng vẫn không giảm như mong muốn, hãy tìm thêm sự tư vấn từ bác sĩ.
Tiêm phòng viêm gan
Tiêm ngừa vaccine viêm gan A, B giúp phòng ngừa virus, góp phần bảo vệ lá gan.
>>>>>Xem thêm: Gan nhiễm mỡ uống thuốc gì: Nỗi băn khoăn của nhiều người bệnh
Thay đổi lối sống có ý nghĩa tích cực trong điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu về các cách chữa gan nhiễm mỡ. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu đang có bệnh gan nhiễm mỡ, bạn nên chủ động điều trị với bác sĩ chuyên khoa Gan mật. Nên đi khám định kỳ để theo dõi sự tiến triển của bệnh và điều chỉnh phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.