Cách chữa hóc xương cá ở cổ thế nào hiệu quả và an toàn? Dù chưa từng rơi vào trường hợp hóc xương cá, chắc hẳn đây cũng là vấn đề mà bạn rất quan tâm. Bởi, hóc xương cá rất dễ bắt gặp trong đời sống. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này và trang bị cho mình những thông tin cần thiết để luôn sẵn sàng xử trí kịp thời, đúng cách trước tình huống hóc xương cá nhé.
Bạn đang đọc: Tổng hợp các cách chữa hóc xương cá ở cổ
1. Tự chữa hóc xương cá ở nhà
1.1. Gắp hóc xương cá ở nhà theo cách đơn giản
Nguyên lý của việc chữa hóc xương cá là cần đẩy hoặc gắp xương cá, giúp cho quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường. Việc gắp hóc xương cá thường được thực hiện bởi các bác sĩ. Tuy nhiên, trong giới hạn và khả năng nhất định, chúng ta có thể cân nhắc thực hiện này tại chỗ. Các thức tiến hành như sau:
– Nhờ người hỗ trợ gắp xương cá. Các dụng cụ chuẩn bị cần thiết: đèn pin và kẹp y tế.
– Người bị hóc xương cá ngồi ghế thấp hơn so với người hỗ trợ. Khi này, người bị hóc há miệng đủ rộng để người hỗ trợ kiểm tra với đèn pin. Hãy đè lưỡi sát nền họng dưới. Trong trường hợp cần thiết, người hỗ trợ có thể dùng thìa hoặc gạt gỗ để quan sát tốt hơn.
Kiểm tra họng để xác định vị trí xương cá mắc hóc
– Nếu nhìn thấy xương cá mắc hóc, người hỗ trợ dùng kẹp y tế để gắp mảnh xương này ra. Chú ý để mảnh xương không đâm vào các bộ phận khác khi được gắp.
– Nếu không thể nhìn thấy xương cá gây hóc, hãy chuyển sang phương pháp khác, hoặc đưa người bị hóc đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ.
Sau khi người bị hóc được gắp xương cá ra, hãy nghỉ ngơi khoảng 3 – 5 phút và thử uống nước để kiểm tra xem tình trạng nuốt vướng và hóc của mình còn không. Nếu không, bạn có thể an tâm. Nếu còn cảm giác hóc, mà người hỗ trợ không nhìn thấy mảnh xương cá còn lại, nên nhờ bác sĩ để kiểm tra. Điều này sẽ đảm bảo chúng ta không sót xương cá trong cổ họng.
1.2. Cách chữa khi bị hóc xương cá ở cổ theo một số mẹo
Các mẹo chữa hóc xương cá hiện nay khá đa dạng. Một số mẹo này cũng có những hiệu quả nhất định với từng trường hợp chữa hóc xương cá. Bạn có thể thử một trong những cách như:
– Ngậm một viên C sủi trong miệng.
– Ngậm một lát chanh hoặc vỏ cam tầm 2 phút.
– Dùng một đến 2 muỗng dầu oliu.
– Ngậm quả trám để phần nước của loại quả này được nuốt xuống cổ họng. Vitamin C trong loại quả này khá tốt và có thể làm mềm xương cá.
Cần chú ý rằng, những mẹo này không phải luôn hiệu quả. Chúng chỉ hiệu quả với các xương cá mềm và nhỏ. Với các xương cứng, những mẹo này rất khó thành công. Cũng cần chú ý rằng, không nên lạm dụng các cách này quá nhiều lần sau khi đã thử mà không thành công. Việc ngậm C, dùng dầu oliu hay các sản phẩm khác đều có giới hạn hấp thụ trong ngày. Đồng thời, việc dùng chúng quá nhiều cũng không hề tốt cho tiêu hóa.
1.3. Đẩy dị vật khỏi cổ họng
Sử dụng thủ thuật Heimlich là cách được ứng dụng nhiều cấp cứu dị vật họng. Cách làm như sau: Người hỗ trợ và người bị hóc cùng đứng hướng về một hướng. Khi đó người hỗ trợ ở đằng sau và vòng hai tay ôm bụng người bị hóc. Một tay người hỗ trợ nắm thành nắm đấm. Tay còn lại ôm lấy tay kia và ở bị trí vùng thượng vị của người hóc. Sau đó, hãy dùng lực để tác động lên vùng thượng vị người bị hóc theo phương từ dưới lên. Thực hiện khoảng 10 lần thao tác này. Hãy nhớ thực hiện nhịp nhàng, không liên tục và kiểm tra tình trạng xương cá hóc đã được đẩy ra chưa khi đang làm thao tác.
Tìm hiểu thêm: Viêm amidan hốc mủ là gì? gây ra nhiều biến chứng
Minh họa nghiệm pháp heimlịch chữa hóc xương cá
Riêng với các trường hợp dưới 2 tuổi, cần chú ý thực hiện theo cách vỗ lưng, ấn ngực. Vị trí vỗ lưng là giữa hai xương bả vai trẻ. Còn vị trí ấn ngực là giữa hai xương ức. Thực hiện thao tác này 5 lần và kiểm tra tình trạng xương cá đã được đẩy ra chưa khi đang thực hiện.
Nếu các cách này không hiệu quả, hãy đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý.
2. Điều trị khi bị hóc xương cá
Khi thăm khám hóc xương cá, các bác sĩ sẽ xác định vị trí và kích thước mảnh xương để có phương pháp gắp xương cá phù hợp:
– Gắp xương cá trực tiếp khi nhìn thấy xương cá trực tiếp. Phương pháp này tương tự cách gắp xương cá ở nhà. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể sử dụng dụng cụ cố định miệng và gây tê để an toàn hơn cho người bệnh.
– Phẫu thuật: Bao gồm phẫu thuật nội soi và phẫu thuật ngoại khoa. Nội soi giúp các bác sĩ quan sát xương cá bị hóc một cách chi tiết, nhờ đó quyết định tình trạng gắp hóc phù hợp. Ngoài ra, nếu xương cá đã có dấu hiệu khiến mô hoại tử, áp xe họng hay ảnh hưởng đến các bộ phận khác, thì việc mở đường phẫu thuật từ cổ xe được tiến hành.
Ngoài ra, dù thực hiện ở nhà hay tại các cơ sở y tế, thì việc điều trị chữa hóc xương cá nên được bác sĩ kiểm tra và xem xét. Xương cá gây hóc có thể còn sót hoặc đã gây tổn thương niêm mạc. Kiểm tra cùng bác sĩ và điều trị vấn đề có thể gây viêm nhiễm vùng họng để luôn an tâm sức khỏe tai mũi họng của mình.
>>>>>Xem thêm: Bị viêm amidan kiêng gì để giảm đau rát và nhanh khỏi?
Thăm khám bác sĩ để có cách điều trị phù hợp khi bị hóc xương cá
3. Lưu ý khi chữa hóc xương cá ở cổ
Hóc xương cá không giải quyết nhanh sẽ gây nhiều hệ lụy. Đơn cử như việc viêm nhiễm vùng họng, áp xe vùng họng, gây các bệnh nhiễm trùng. Cũng cần cẩn trọng tránh nhiễm trùng máu hay các bệnh viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng do xương các không được gắp ra gây nên. Để tránh tình trạng làm xương cá hóc ở cổ thêm nguy hiểm, cần chú ý:
– Bình tĩnh khi xử lý xương cá hóc
– Không cố ăn hay nuốt thức ăn khi bi hoc xương cá.
– Không lạm dụng mẹo chữa hóc xương cá sau khi đã thực hiện không thành công.
– Không cố khạc hay ho để đẩy xương cá.
Điều cần thiết là, cần có cách chữa hóc xương cá ở cổ phù hợp cho bản thân. Tình trạng không thể tự chữa hóc xương cá, nên đến các cơ sở y tế sớm để được hỗ trợ. Đồng thời, chú ý thăm khám để được hỗ trợ chuyên môn từ các bác sĩ để phòng chống viêm nhiễm do hóc xương gây nên.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.