Tổng hợp các mẫu hồ sơ khám sức khỏe định kỳ phổ biến

Mẫu hồ sơ khám sức khỏe định kỳ là hình thức văn bản được Nhà nước quy định dựa trên Thông tư 14/2013/TT-BYT nhằm mục đích theo dõi và quản lý tình trạng người bệnh đến khám.

Bạn đang đọc: Tổng hợp các mẫu hồ sơ khám sức khỏe định kỳ phổ biến

1. Các loại mẫu hồ sơ khám sức khỏe định kỳ phổ biến

Khám sức khỏe định kỳ là hình thức kiểm tra, sàng lọc cơ thể để phát hiện những dấu hiệu tổn thương bất thường, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời giúp giảm thiểu chi phí khám, chữa bệnh. Thông thường, hồ sơ khám sức khỏe định kỳ được chia ra làm 2 loại phổ biến.

1.1. Mẫu hồ sơ khám sức khỏe định kỳ cho người dưới 18 tuổi

Mẫu hồ sơ khám sức khỏe định kỳ dành cho người chưa đủ 18 tuổi được quy định theo Phụ lục 2, Thông tư 14/2013/TT-BYT và có thời hạn không quá 6 tháng từ ngày khám sức khỏe. Hồ sơ khám này phải có dán ảnh 4x6cm và được chụp phông trắng.

Tổng hợp các mẫu hồ sơ khám sức khỏe định kỳ phổ biến

Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ dành cho người dưới 18 tuổi

Trong hồ sơ khám sức khỏe dành cho người dưới 18 tuổi thường bao gồm nội dung sau:

  • Kê khai thông tin cá nhân cơ bản: Họ và tên, giới tính, địa chỉ, số CMND (nếu có)…
  • Thông tin tiền sử bệnh tật (tiền sử bản thân và của gia đình)
  • Kết quả khám lâm sàng: nội khoa, ngoại khoa, mắt, tai – mũi – họng….
  • Kết quả khám cận lâm sàng: gồm chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chụp X-quang…)
  • Kết luận của bác sĩ: ghi phân loại xếp hạng sức khỏe của người bệnh

1.2. Mẫu hồ khám sức khỏe định kỳ cho người đủ 18 tuổi

Mẫu hồ sơ khám sức khỏe định kỳ cho người đủ 18 tuổi thường được sử dụng để người lao động hoặc người ở độ tuổi lao động đi xin việc làm, ứng tuyển vào các vị trí ở các doanh nghiệp hoặc đi nước ngoài. Trong hồ sơ khám sức khỏe là giấy khám sức khỏe kê khai rõ ràng, chi tiết về kết quả thăm khám của người khám và có kết luận của bác sĩ về tình trạng sức khỏe.

Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ dành cho người trên 18 tuổi được quy định theo Phụ lục 1, Thông tư 14/2013/TT-BYT, có dán ảnh 4x6cm trên bìa sổ và ảnh chụp phông trắng mới tính hợp lệ. Hồ sơ có giá trị không quá 6 tháng kể từ ngày thăm khám đến ngày nộp hồ sơ.

Tổng hợp các mẫu hồ sơ khám sức khỏe định kỳ phổ biến

Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ dành cho người ở độ tuổi lao động

Nội dung trong bộ hồ sơ khám sức khỏe định kỳ cho người đủ 18 tuổi thường bao gồm:

  • Thông tin cá nhân
  • Kết quả khám thể lực
  • Kết quả khám lâm sàng
  • Kết quả khám cận lâm sàng
  • Kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu
  • Kết luận của bác sĩ

Lưu ý: Phần kết luận của bác sĩ vô cùng quan trọng vì nó chứng minh năng lực lao động của công dân đi khám và được chủ doanh nghiệp đánh giá có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không. Có 4 mức xếp hạng sức khỏe bao gồm loại I, II, III và IV. Nếu bạn xếp hạng loại IV, điều đó chứng minh bạn không có đủ khả năng lao động và thể trạng sức khỏe kém.

1.3. Tại sao phải phân biệt hai mẫu hồ sơ khám sức khỏe định kỳ cho người dưới 18 và người đủ 18?

Thực tế, người dưới 18 tuổi theo quy định là người chưa ở độ tuổi lao động, và là đối tượng cần phải được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe. Theo nghiên cứu, trẻ em thường rất dễ bị tổn thương về mặt thể chất và sức khỏe do đang ở độ tuổi nhạy cảm, các cơ quan chức năng chưa phát triển hoàn thiện, hệ miễn dịch còn yếu. Do đó, chúng rất dễ bị môi trường bên ngoài tác động, virus tấn công nên cần phải được khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc, kiểm tra tổng quát toàn bộ cơ thể, để phát hiện bệnh lý và điều trị kịp thời, hỗ trợ quá trình phát triển lành mạnh.

Tìm hiểu thêm: Nên đi khám tiền hôn nhân khi nào để đạt hiệu quả như ý?

Tổng hợp các mẫu hồ sơ khám sức khỏe định kỳ phổ biến

Khám sức khỏe dành cho người lao động và khám sức khỏe dành cho trẻ em có một số điều khác biệt

Hiện nay, nước Việt Nam ta được xem là đất nước có nguồn lao động vàng bởi dân số ở độ tuổi lao động chiếm phần đông. Chính vì để bảo vệ nguồn lực giúp phát triển nền kinh tế, Nhà nước vô cùng chú trọng và khuyến khích người dân khám sức khỏe định kỳ. Theo đó, các chủ doanh nghiệp cũng cần phải chấp hành luật bảo vệ người lao động là tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên hàng năm. Việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động giúp Nhà nước giảm tối đa chi phí y tế, nâng cao đời sống nhân dân và cải thiện tình trạng nguy cơ các bệnh lý nguy hiểm, giảm tỷ lệ tử vong mỗi năm.

Chính vì lẽ đó, Bộ Y tế quy định cần phân chia rõ ràng hai bộ hồ sơ khám sức khỏe định kỳ dành cho người dưới 18 và người trên 18. Mỗi hồ sơ sẽ bao gồm những danh mục khám và nội dung phù hợp với từng lứa tuổi phát triển.

2. Tầm quan trọng của hồ sơ khám sức khỏe định kỳ

Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ là thủ tục không thể thiếu khi bất kỳ một công dân nào đến khám tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện. Đó là loại hình văn bản ghi lại toàn bộ quy trình cũng như thời gian thăm khám của người bệnh. Từ đó, bác sĩ có thể dựa vào đó để đánh giá tình trạng sức khỏe một cách chính xác nhất.

Tổng hợp các mẫu hồ sơ khám sức khỏe định kỳ phổ biến

>>>>>Xem thêm: Giá khám sức khỏe xin việc bao nhiêu?

Công dân Việt Nam nên nắm rõ tầm quan trọng của khám sức khỏe định kỳ

Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ hiện nay còn chuyên dụng trong các bước đi xin việc làm hoặc xin visa du học/ định cư nước ngoài. Với khám sức khỏe đi xin việc, đây là thủ tục quan trọng chứng minh bản thân có đủ khả năng lao động để phù hợp với vị trí ứng tuyển mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. Đối với khám sức khỏe xin visa thì đây là bước khám giúp chứng minh bản thân không mắc các bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm với cộng đồng để được xuất cảnh. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để công dân đến bệnh viện sàng lọc sức khỏe và điều trị dứt điểm các bệnh lý đang mắc.

3. Một số lưu ý chung khi chuẩn bị hồ sơ khám sức khỏe định kỳ

Dưới đây là một số lưu ý chung khi chuẩn bị hồ sơ khám sức khỏe định kỳ dành cho bạn:

  • Nếu là đối tượng lần đầu đến khám sức khỏe tại các cơ sở y tế, bạn cần mang theo CMND/thẻ căn cước, 2 ảnh 4x6cm (chụp nền trắng);
  • Nếu bạn có thẻ BHYT hãy mang theo để được hỗ trợ và nhớ tra cứu, tìm hiểu lợi ích khi sử dụng BHYT vào việc khám sức khỏe;
  • Mỗi lần đến khám tại các cơ sở y tế, luôn mang theo hồ sơ khám sức khỏe định kỳ của mình để bác sĩ theo dõi bệnh tình và quá trình thăm khám;
  • Khi đi khám, bạn nên đến sớm trước 15 – 20 phút để kịp thời hoàn thành sớm các thủ tục, tránh không ảnh hưởng đến quy trình và chất lượng buổi khám.

Hy vọng thông qua bài viết trên quý vị đã có thể nắm rõ thông tin chi tiết về hồ sơ khám sức khỏe định kỳ.

Cảm ơn đã đọc bài!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *