Khi trẻ vừa được sinh ra, hệ thống miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, vì vậy, việc tiêm chủng trong 24 giờ đầu sẽ giúp cơ thể của trẻ có miễn dịch tốt hơn để chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Vậy trẻ cần tiêm những loại vắc xin nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những điều cha mẹ cần biết về các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu.
Bạn đang đọc: Tổng hợp các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu sau sinh
1. Tại sao trẻ sơ sinh cần phải tiêm ngừa đầy đủ trong 24 giờ đầu?
Ngay từ những giây phút chào đời, trẻ sơ sinh đã phải “chiến đấu” với các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn. Tuy nhiên, lúc này hệ miễn dịch của trẻ lại chưa được phát triển đầy đủ để phòng bệnh. Vậy nên, để ngăn ngừa trước khi mầm bệnh kịp xâm nhập, cha mẹ cần tiêm chủng vắc xin cho trẻ trong 24 giờ đầu sau khi sinh. Điều này có thể giúp loại trừ các nguy có mắc các bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại di chứng nghiêm trọng cho trẻ.
Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh giúp bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây bệnh đến từ môi trường
2. Tổng hợp các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu sau sinh
Dưới đây là hai loại vắc xin cần tiêm phòng cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu.
2.1. Vắc xin phòng lao BCG (liều sơ sinh)
Tiêm vắc xin phòng lao cho trẻ sơ sinh là cách giúp trẻ phòng ngừa bệnh, tránh những ảnh hưởng đến phổi, xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim và các cơ quan khác và dẫn đến gây tử vong. Vắc xin BCG được chỉ định tiêm cho trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt nếu trẻ đủ các điều kiện bao gồm:
– Cân nặng trên 2kg và lớn hơn hoặc đủ 34 tuần tuổi (tính cả tuổi thai).
– Sức khỏe của trẻ ổn định và không mắc các bệnh lý cấp tính.
Trong một số trường hợp nếu trẻ không thể tiêm phòng lao trong vòng 24 giờ đầu sau sinh thì vẫn có thể tiêm vắc xin BCG trong năm đầu đời. Vắc xin BCG có hiệu quả cao trong phòng ngừa các bệnh nguy hiểm do vi khuẩn lao gây ra, trong đó có lao màng não với hiệu quả bảo vệ lên tới 80%.
2.2. Vắc xin phòng ngừa viêm gan B (liều sơ sinh)
Theo nghiên cứu, nguy cơ lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang thai nhi rất cao, lên đến 85 – 90%. Quá trình lây truyền virus viêm gan B từ mẹ sang thai nhi có thể diễn ra từ trong tử cung, lúc sinh hoặc ngay sau sinh.
Vì vậy, để phòng ngừa bệnh hiệu quả và ngăn chặn nguy cơ diễn tiến thành ung thư gan, xơ gan là tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh. Đây là khoảng “thời gian vàng” giúp cơ thể trẻ tạo ra kháng thể lại chống virus viêm gan B và bảo vệ trẻ không bị bệnh.
Hiện nay, vắc xin viêm gan B liều sơ sinh được các bác sĩ khuyến cáo tiêm mũi đầu tiên tiêm trong 24 giờ đầu sau sinh và các mũi tiếp theo 3 liều lúc trẻ đủ 2, 3, 4 tháng tuổi (vắc xin viêm gan B có thể được dùng ở dạng phối hợp 6 trong 1, 5 trong 1 hoặc các mũi đơn lẻ, giúp phòng ngừa thêm các bệnh lý khác trong cùng 1 mũi tiêm).
Tìm hiểu thêm: Tiêm vắc xin cúm mùa cho trẻ cần lưu ý gì để trẻ không gặp nguy hiểm?
Tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng
3. Những điều cần lưu ý khi thực hiện tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
Tiêm vắc xin giúp phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm viêm gan B, tuy nhiên cũng cần tiêm đúng thời điểm và đúng cách. Do vậy, khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
3.1. Lưu ý trước khi thực hiện các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh
– Trước khi tiêm vắc xin, trẻ sơ sinh cần được vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng sau khi tiêm.
– Cha mẹ cũng cần trao đổi trước với bác sĩ các vấn đề sức khỏe của trẻ sơ sinh nếu có. Từ đó, bác sĩ có thể xem xét và áp dụng đúng loại vắc xin và liều lượng, đảm bảo an toàn cho trẻ.
– Cha mẹ cũng cần ghi chú kỹ từng loại thuốc mà trẻ đang sử dụng hoặc tiền sử dị ứng các loại vắc xin từng tiêm.
– Luôn mang theo sổ tiêm chủng để cập nhật lịch tiêm đầy đủ cho trẻ.
– Nên thực hiện khám sàng lọc trước tiêm để đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về bệnh bạch hầu để ngăn chặn nguy cơ lây bệnh sớm
Khám sàng lọc cho trẻ
3.2. Những trường hợp cần chống chỉ định thực hiện các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh
Tiêm vắc xin phòng lao và viêm gan B chỉ được thực hiện trên trẻ sơ sinh có tình trạng sức khỏe ổn định và không mắc các bệnh lý cấp tính. Đối với những trẻ có các dấu hiệu sau, nên dừng tiêm hoặc tạm hoãn lịch tiêm vắc xin:
– Trẻ bị suy giảm chức năng các cơ quan như tim, gan, thận, hô hấp, tuần hoàn,…
– Trẻ có tiền sử dị ứng với các thành phần có trong vắc xin hoặc sốc thuốc.
– Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2kg hoặc không đủ 34 tuần tuổi.
– Trẻ đang bị sốt với nhiệt độ cơ thể trên 37.5 độ cần hoãn tiêm vắc xin cho đến khi sức khỏe ổn định hoàn toàn.
3.3. Những lưu ý quan trọng sau khi tiêm vắc xin cho trẻ sơ sinh
Để đảm bảo an toàn cho trẻ sau khi tiêm phòng, cha mẹ cần biết cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng. Trước hết, sau khi tiêm hãy cho trẻ ở lại cơ sở tiêm chủng 30 phút để theo dõi và xử trí kịp thời nếu có những phản ứng bất thường xảy ra.
Sau khi về nhà, trẻ có thể xảy ra những phản ứng phụ không mong muốn. Một số phản ứng phụ thường gặp có thể kể đến như:
– Sốt nhẹ dưới 38,5 độ C.
– Cảm thấy đau hoặc sưng tấy nhẹ ở vị trí tiêm.
– Trẻ mệt mỏi, quấy khóc.
Khi trẻ bị sốt, cha mẹ cần đo nhiệt độ và theo dõi thường xuyên hơn. Lúc này cha mẹ nên cho trẻ mặc quần áo thoáng mát rộng rãi để hạ bớt nhiệt. Nên chú ý bù nước cho trẻ, có thể cho trẻ uống nước hoặc bú mẹ nhiều hơn. Trẻ sơ sinh đang bú mẹ hoặc sử dụng sữa ngoài đặc biệt chú ý vấn đề dinh dưỡng và vệ sinh cho trẻ.
Đặc biệt chú ý, nếu trẻ có một trong những dấu hiệu như:
– Sốt cao trên 39 độ đi kèm co giật
– Trẻ quấy khóc, bú kém, bỏ bú,
– Da dẻ tím tái, khó thở li bì.
– Nổi các mẩn đỏ hoặc phát ban trên da.
Cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và điều trị kịp thời. Trên đây đều là các phản ứng nặng như sốc phản vệ thường rất hiếm gặp và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Trên đây là các mũi tiêm quan trọng cho trẻ sơ sinh trong 24 giờ đầu sau sinh mà cha mẹ cần lưu ý. Mong rằng cha mẹ đã phần nào hiểu rõ hơn về việc tiêm phòng sơ sinh cho trẻ và có các phương án phù hợp để chuẩn bị cho trẻ quá trình tiêm chủng an toàn, hiệu quả.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.