Khi gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng, như viêm lợi chảy máu chân răng, để đảm bảo vệ sinh răng miệng và cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể, tìm kiếm một giải pháp hiệu quả là rất cần thiết. Bài viết này của Thu Cúc TCI sẽ cung cấp cho các bạn thông tin chi tiết các thuốc trị viêm lợi chảy máu chân răng, đọc ngay bạn nhé!
Bạn đang đọc: Tổng hợp đầy đủ thuốc trị viêm lợi chảy máu chân răng
1. Nguyên nhân viêm lợi chảy máu chân răng thường gặp
Điều trị viêm lợi chảy máu chân răng phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây ra tình trạng đó. Bởi thế, để điều trị hiệu quả viêm lợi, bạn không thể không biết tình trạng đó phát sinh do những nguyên nhân nào. Viêm lợi chảy máu chân răng có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:
– Vệ sinh răng miệng kém: Không vệ sinh răng miệng bằng bàn chải – kem đánh răng và chỉ nha khoa thường xuyên là nguyên nhân chính gây tích tụ mảng bám và cao răng, dẫn đến viêm lợi chảy máu chân răng.
– Chế độ ăn uống: Thiếu vitamin C, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác có thể làm yếu mô lợi và gây chảy máu chân răng.
Mô lợi có thể suy yếu do thiếu vitamin C, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác.
– Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm giảm khả năng chữa lành của mô lợi và thường dẫn đến các vấn đề về lợi.
– Các bệnh lý nền: Các bệnh lý nền như tiểu đường, bệnh lý huyết học như bạch cầu hoặc các bệnh lý tự miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ và mức độ nghiêm trọng của viêm lợi chảy máu chân răng.
– Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể gây viêm lợi chảy máu chân răng như một tác dụng phụ. Thuốc chống đông máu và thuốc điều trị huyết áp là hai ví dụ điển hình.
– Thay đổi nội tiết tố: Nữ giới có thể trải qua tình trạng viêm lợi chảy máu chân răng nhiều hơn nam giới do thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai, kinh nguyệt hoặc khi dùng thuốc tránh thai.
2. Giới thiệu một số thuốc trị viêm lợi chảy máu chân răng phổ biến
Thuốc trị viêm lợi chảy máu chân răng được chia thành nhiều loại khác nhau tùy thuộc mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây viêm lợi; dưới đây là một số thuốc được sử dụng phổ biến nhất:
2.1. Thuốc trị viêm lợi chảy máu chân răng dạng bôi
Gel chứa chlorhexidine có thể được bôi trực tiếp lên lợi để điều trị viêm, giúp tăng cường khả năng chống vi khuẩn tại chỗ. Thuốc mỡ chứa corticosteroids cũng có thể được sử dụng trong các trường hợp viêm lợi nghiêm trọng để giảm viêm.
2.2. Thuốc trị viêm lợi chảy máu chân răng dạng uống
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen hoặc aspirin cũng có thể được sử dụng để giảm viêm. Trong trường hợp viêm lợi nghiêm trọng, nhiễm trùng lan tỏa, các thuốc kháng sinh như amoxicillin, doxycycline có thể được kê đơn. Người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để hạn chế tình trạng kháng thuốc và các tác dụng phụ không mong muốn.
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm máu tầm soát ung thư đại trực tràng có chính xác?
Trường hợp viêm lợi nghiêm trọng, các thuốc kháng sinh có thể được kê đơn.
3. Các phương pháp hỗ trợ điều trị viêm lợi chảy máu chân răng khác
Ngoài sử dụng thuốc, để điều trị viêm lợi chảy máu chân răng hiệu quả, người bệnh nên thực hiện đồng thời một số phương pháp chăm sóc răng miệng cũng như chăm sóc sức khỏe tổng thể như sau:
3.1. Viêm lợi do chăm sóc răng miệng kém
Người bệnh viêm lợi chảy máu chân răng do vệ sinh răng miệng kém cần điều chỉnh thói quen vệ sinh răng miệng. Sử dụng có chủ đích những sản phẩm sau là rất cần thiết để đẩy nhanh tốc độ hồi phục viêm lợi chảy máu chân răng:
– Kem đánh răng chứa fluoride
– Nước súc miệng chứa chlorhexidine hoặc cetylpyridinium chloride, giúp giảm vi khuẩn, giảm viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng.
3.2. Viêm lợi chảy máu chân răng do chế độ ăn uống thiếu Vitamin C, Vitamin D, Canxi
Tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu Vitamin C, Vitamin D, Canxi:
– Vitamin C: Tăng cường sức khỏe lợi và cải thiện khả năng chữa lành.
– Vitamin D và Canxi: Hỗ trợ sức khỏe xương và răng và cũng có thể cải thiện sức khỏe lợi.
Trong trường hợp, Vitamin C, Vitamin D, Canxi không thể được bổ sung đầy đủ thông qua ăn uống, người bệnh nên trao đổi với chuyên gia để được tư vấn bổ sung những Vitamin, khoáng chất này thông qua viên uống.
3.3. Hỗ trợ điều trị viêm lợi chảy máu chân răng do hút thuốc lá
Thuốc và chương trình hỗ trợ cai thuốc lá có thể được khuyến khích nếu viêm lợi chảy máu chân răng liên quan đến việc hút thuốc lá. Một số thuốc hỗ trợ cai thuốc lá người bệnh có thể tham khảo là varenicline hoặc bupropion.
>>>>>Xem thêm: Sự thật về bọc răng sứ không mài
Một số thuốc hỗ trợ cai thuốc lá người bệnh có thể tham khảo là varenicline hoặc bupropion.
3.4. Viêm lợi chảy máu chân răng do bệnh lý nền
Để điều trị viêm lợi chảy máu chân răng do bệnh lý nền, người bệnh cần kiểm soát chặt chẽ bệnh lý nền nguyên nhân:
3.5. Viêm lợi chảy máu chân răng do hormone
Cân bằng lại hormone có thể giúp hạn chế các vấn đề về lợi trong thời kỳ mang thai hoặc khi sử dụng thuốc tránh thai.
Trong mọi trường hợp, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, việc sử dụng thuốc diều trị viêm lợi chảy máu chân răng nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia. Đồng thời, việc duy trì thói quen chăm sóc răng miệng tốt hàng ngày cũng là rất cần thiết để hỗ trợ điều trị viêm lợi chảy máu chân răng hiệu quả.
Viêm lợi chảy máu chân răng không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Sử dụng các loại thuốc điều trị viêm lợi chảy máu chân răng phù hợp và theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn là nhiệm vụ quan trọng để duy trì một nụ cười rạng rỡ. Theo đó, bạn có thể sử dụng gel chứa chlorhexidine, thuốc mỡ chứa corticosteroids hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) và thuốc kháng sinh để điều trị viêm lợi chảy máu chân răng. Tuy nhiên, cần sử dụng chúng dưới sự hướng dẫn của nhân viên y tế. Thêm nữa, đừng quên các phương pháp điều trị hỗ trợ khác ngoài thuốc như điều chỉnh thói quen vệ sinh răng miệng, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, điều chỉnh lối sống, kiểm soát bệnh lý nền…., bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.