Tổng hợp mọi vấn đề về bệnh xơ gan

Xơ gan là một bệnh về gan mạn tính nghiêm trọng. Quá trình xơ hóa gan là tình trạng trong gan bắt đầu hình thành các mô xơ, ban đầu mô xơ còn nhỏ rồi lớn dần và lan tỏa khắp thể tích gan. Khi các mô xơ xâm chiếm từ 50% lá gan trở lên thì được gọi là xơ gan. Mức độ nguy hiểm của xơ gan rất cao, khi nó chính là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số mọi loại bệnh.Tổng hợp mọi vấn đề về bệnh xơ gan

Bạn đang đọc: Tổng hợp mọi vấn đề về bệnh xơ gan

Khi các mô xơ xâm chiếm từ 50% lá gan trở lên thì được gọi là xơ gan.

Xơ gan – căn bệnh được biết đến từ thời cổ đại

Theo các tài liệu chứng minh, bệnh xơ gan đã từng được biết tới từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên qua các miêu tả của Hippocrates – thầy thuốc và triết gia Hy Lạp lỗi lạc bậc nhất trong lịch sử nhân loại. Tuy nhiên, chỉ tới tận năm 1819, thuật ngữ đầu tiên chỉ căn bệnh này mới được nhà lâm sàng học nổi tiếng người Pháp là R. Laennec đưa ra với nghĩa gốc theo tiếng Hy Lạp có nghĩa: gan màu vàng cam.

Với xu hướng tăng tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng cao trong các năm gần đây cũng như trong thời gian tới, bệnh xơ gan đang được xem là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Theo ước tính, mỗi năm thế giới mất đi xấp xỉ 800.000 mạng người do bệnh xơ gan.

Tổng hợp mọi vấn đề về bệnh xơ gan

Bệnh xơ gan được biết tới từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên qua các miêu tả của Hippocrates

Đối tượng nào dễ mắc xơ gan?

Trước hết phải khẳng định, ai cũng có thể mắc phải bệnh nếu như không có thói quen sống lành mạnh, khoa học. Tuy nhiên, có những đối tượng dễ mắc xơ gan hơn cả bao gồm:

  • Người mắc các bệnh về gan như viêm gan B, viêm gan C, gan nhiễm mỡ…
  • Người nghiện rượu. Hoặc người thường xuyên uống hoặc uống quá nhiều rượu bia một lúc.
  • Người thức đêm nhiều
  • Người thừa cân béo phì 
  • Về độ tuổi: Bệnh xơ gan xảy ra tập trung chủ yếu ở những người trong độ tuổi từ 45-65.

Những nguyên nhân gây xơ gan bạn cần biết

Xơ gan do biến chứng từ viêm gan virus: Đặc biệt chiếm đại đa số trong các trường hợp này là do virus viêm gan B, C, D. Trong số những người bị viêm gan virus, một bộ phận không nhỏ có thể tiến triển thành xơ gan và ung thư gan. Khi người bệnh nhiễm virus viêm gan B, C nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến viêm gan. Bệnh viêm gan không được ngăn chặn hiệu quả sẽ trở thành thể mạn tính. Viêm gan mạn tính kéo dài và tái phát nhiều lần rất dễ biến chứng thành xơ gan.

Xơ gan do rượu bia tàn phá lá gan: Rượu là một loại có độ cồn rất cao và còn có nhiều chất độc khác, trong đó nếu rượu không tinh khiết thì khi uống rượu càng nhiều và thời gian càng kéo dài thì rất dễ dẫn đến xơ gan.

Xơ gan do ứ mật: Mật bị ứ dọng do viêm, tắc đường mật cả đường mật trong và ngoài gan. Mật sẽ tác động làm ảnh hưởng, tổn thương tế bào gan dần dần dẫn đến xơ gan.

Xơ gan do ký sinh trùng: Có 3 loại ký sinh trùng hay gặp làm tổn thương tế bào gan và dẫn đến xơ gan, gồm có: Lỵ amip, ký sinh trùng sốt rét và sán lá gan.

Xơ gan do ứ đọng máu kéo dài bởi một số bệnh: như suy tim, viêm tắc tĩnh mạch trên gan.

Do phản ứng bất thường với thuốc, tiếp xúc lâu ngày với chất độc: Một vài loại thuốc có thể gây ra các phản ứng bất thường dẫn tới nguy cơ bị xơ gan. Ngoài ra, sự tiếp xúc lâu dài với các độc tố cũng có thể dẫn tới bệnh này do sự tích tụ chất độc trong gan dẫn đến phá huỷ mô và gây xơ gan.

Một số bất thường di truyền: Gen di truyền bất thường có thể khiến trẻ sinh ra không có ống dẫn mật (tình trạng teo ống dẫn mật), dẫn đến xơ gan.

Tìm hiểu thêm: Các xét nghiệm viêm gan B điều trị hiệu quả

Tổng hợp mọi vấn đề về bệnh xơ gan

Có khá nhiều nguyên nhân gây ra xơ gan.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh xơ gan

Người bệnh có thể không có các dấu hiệu và triệu chứng xơ gan trong giai đoạn đầu của bệnh. Nhưng khi nhiều mô sẹo thay thế cho mô khỏe mạnh và chức năng gan suy giảm, người mắc xơ gan có thể có các triệu chứng chung để nhận biết như sau:

  • Chán ăn, sút cân, buồn nôn
  • Tĩnh mạch hình nhện nhỏ, đỏ dưới da hoặc dễ thâm tím
  • Yếu mệt, vàng da và mắt, nước tiểu sẫm
  • Chảy máu do ứ máu tĩnh mạch thực quản hoặc ruột
  • Giảm nhu cầu sinh lý
  • Cổ trướng
  • Đau bàn tay và bàn chân, cuối cùng là đau khắp cơ thể
  • Phù cẳng chân và bàn chân do ứ dịch

Có những giai đoạn xơ gan nào?

Dựa trên các dấu hiệu lâm sàng, với tình trạng xuất hiện cổ trướng, xơ gan được chia thành hai dạng, cũng là hai giai đoạn của bệnh như sau:

*Xơ gan còn bù:

Thể này có ít triệu chứng lâm sàng do bệnh nhân chưa bị tác động quá nặng nề bởi bệnh, nhìn chung vẫn làm việc và hoạt động được tương đối bình thường. Các triệu chứng của thể bệnh xơ gan còn bù bao gồm:

Triệu chứng cơ năng:

  • Người bệnh thấy mệt mỏi, giảm cân, chán ăn, đau hạ sườn phải.
  • Có thể xảy ra các đợt chảy máu mũi hoặc xuất hiện các đám bầm tím dưới da (xuất huyết dưới da).
  • Khả năng, hiệu quả làm việc giảm sút, hạn chế chất lượng và khả năng sinh hoạt tình dục.

Triệu chứng thực thể:

  • Có thể xuất hiện tình trạng vàng da hoặc da bị sạm.
  • Bệnh nhân bị giãn mao mạch dưới da, thường xảy ra ở các vùng da cổ, mặt, lưng, ngực dưới dạng tĩnh mạch chân chim hoặc sao mạch.
  • Có thể bị gan to, chắc hoặc cứng, bờ sắc, lách mấp mé bờ sườn.

*Xơ gan mất bù:

Dạng bệnh này gồm có hai loại hội chứng là hội chứng suy tế bào gan và hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Trong đó:

Hội chứng suy tế bào gan có các biểu hiện sau:

  • Sức khỏe suy giảm, ăn uống kém
  • Có hiện tượng xuất huyết dưới da

Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa có các biểu hiện:

  • Khởi đầu với dấu hiệu trướng hơi hoăc đi ngoài phân sệt, đi ngoài ra máu, nôn lẫn máu.
  • Khi thăm khám nhận thấy lách lớn: lúc đầu mềm, về sau xơ hóa trở nên chắc hoặc cứng.
  • Cổ trướng: ở thể tự do.
  • Phát sinh bệnh trĩ: thường là trĩ nội do tăng áp lực tĩnh mạch mạc treo tràng dưới, biểu hiện bằng đi cầu ra máu tươi.

Tổng hợp mọi vấn đề về bệnh xơ gan

Nếu không áp dụng biện pháp điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong ngay khi có biến chứng xảy ra.

Những phương pháp chẩn đoán xơ gan

Bệnh xơ gan được chẩn đoán chính xác thông qua các loại xét nghiệm và chụp chiếu như:

Xét nghiệm máu gan: tổn thương gan giải phóng các enzym.Đo những enzym này sẽ xác định được mức độ tổn thương gan

Xét nghiệm biliburin: Trong xơ gan giai đoạn muộn, gan không xử lý được biliburin, dẫn tới nồng độ chất này trong máu tăng cao.

Siêu âm: là xét nghiệm không xâm lấn dùng sóng âm để tạo ra hình ảnh của nhiều nội tạng gồm có gan. Siêu âm không gây đau và thường chỉ mất chưa đến 30 phút.

Chụp cắt lớp vi tính (CT): Xét nghiệm này dùng tia X để tạo ra các hình ảnh cắt ngang qua cơ thể.

Chụp cộng hưởng từ: Thay vì tia X, MRI tạo ra hình ảnh bằng sóng vô tuyến và từ trường. Ðôi khi, thuốc cản quang cũng được dùng. Xét nghiệm này có thể mất từ 15 phút tới 1 giờ.

Sinh thiết gan: Mặc dù các xét nghiệm khác có thể cung cấp nhiều thông tin lớn về phạm vi và loại tổn thương gan, sinh thiết là cách duy nhất để chẩn đoán xác định xơ gan. Trong thủ thuật này, người ta lấy một mẫu mô gan nhỏ và kiểm tra dưới kính hiển vi. Bác sĩ thường dùng một kim nhỏ sắc để lấy mẫu. Sinh thiết bằng kim là một thủ thuật tương đối đơn giản và chỉ cần gây tê, nhưng bác sĩ có thể không chọn xét nghiệm này nếu bệnh nhân bị bệnh rối loạn chảy máu hoặc có tình trạng cổ trướng nặng.

Biến chứng của bệnh xơ gan

Xơ gan là căn bệnh nguy hiểm thường gặp hiện nay. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên. Nếu không áp dụng biện pháp điều trị kịp thời, người bệnh có thể tử vong ngay khi có biến chứng xảy ra. Vì xơ gan phá vỡ chức năng bình thường của gan, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa
  • Tĩnh mạch căng to (cổ trướng)
  • Ứ dịch, thâm tím da và chảy máu, vàng da
  • Có cảm giác đau đớn ở vùng gan
  • Dẫn tới các bệnh nguy hiểm như: não gan, loãng xương, ung thư gan, suy gan

Tổng hợp mọi vấn đề về bệnh xơ gan

>>>>>Xem thêm: Ngưỡng phát hiện virus viêm gan B là bao nhiêu

Khám và điều trị bệnh gan tại bệnh viện Thu Cúc

Cách điều trị xơ gan

Điều trị loại bỏ nguyên nhân gây bệnh: Có nhiều nguyên nhân gây xơ gan nên tùy nguyên nhân khác nhau phương thức hỗ trợ điều trị sẽ khác nhau như cai rượu nếu xơ gan do rượu, hỗ trợ điều trị bằng Lamivudine (thường được gọi là 3TC, là một loại thuốc kháng virus) nếu do viêm gan B, ăn uống đủ chất đạm trong trường hợp suy dinh dưỡng…

Điều trị khi có các biến chứng: Tùy vào từng loại biến chứng do xơ gan sẽ có những hướng hỗ trợ điều trị khác nhau. Các biến chứng của xơ gan bao gồm: tăng áp tĩnh mạch cửa, viêm phúc mạc nguyên phát, hội chứng gan – thận.

Điều trị cổ trướng: Nếu tình trạng cổ trướng ít dịch, người bệnh không cần nhập viện, chỉ điều trị ngoại trú. Với tình trạng cổ trướng lượng dịch nhiều, bệnh nhân nên nhập viện hỗ trợ điều trị để có thể theo dõi thường xuyên điện giải đồ trong máu, kiểm soát bệnh hàng ngày.

Phẫu thuật ghép gan: Áp dụng trong những trường hợp có chỉ định cụ thể, nếu thấy cần thiết và phù hợp.

Chế độ ăn uống khi bị xơ gan

Bệnh nhân xơ gan nên ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn một ít giúp cho gan sử dụng nitrogen tốt hơn và làm giảm sự ôxy hóa các chất béo, ngăn ngừa sự thiếu hụt glycogen dự trữ. Đáng chú ý, trong trường hợp xơ gan có cổ trướng thì khẩu phần ăn của bệnh nhân cần giảm lượng muối và nên dùng các chất có tác dụng lợi tiểu. 

Các thực phẩm nên ăn:

  • Nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, nhằm bổ sung lượng vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể.
  • Nên chế biến các món ăn dưới dạng hấp, luộc, giữ được tối đa lượng vitamin, dễ tiêu hóa.
  • Mỗi ngày nên uống từ khoảng 1,5 lít nước. Trường hợp xơ gan cổ trướng, có hiện tượng báng bụng, phù thì chỉ nên uống dưới 1 lít nước mỗi ngày.
  • Nên bổ sung đạm có nguồn gốc thực vật cho cơ thể.

Các thực phẩm cần tránh:

  • Kiêng hẳn rượu và thuốc lá, giảm thiểu uống biaTránh uống rượu hoàn toàn sẽ giúp cải thiện quá trình tái tạo gan. Sử dụng rượu kéo dài dễ làm tổn thương gan và ngăn cản sự hấp thụ chất dinh dưỡng qua gan.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường, muối: Bệnh nhân xơ gan cần tránh các loại thực phẩm có nhiều đường như kem, kẹo, bánh ngọt hay các đồ ăn chứa nhiều muối. Những loại thực phẩm này dễ gây tổn hại gan.
  • Thức ăn chế biến sẵn, đồ hộp.
  • Mỡ động vật, nội tạng động vật: Các món ăn chiên rán, xào, mỡ động vật, nội tạng động vật, óc động vật… đều chứa nhiều cholesteron xấu, rất bất lợi cho gan.

*Lưu ý: Người bị xơ gan không nên kiêng ăn quá mức, vẫn cần bổ sung đầy đủ nguồn đạm an toàn để làm chậm tốc độ xơ hóa, ngăn biến chứng. Tuy nhiên, khi bệnh nhân xơ gan bị lơ mơ hay hôn mê, phải ngưng ăn chất đạm hoàn toàn.

Chế độ sinh hoạt phù hợp cho người xơ gan

  • Người bị xơ gan cần nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc nặng, đi bộ nhẹ nhàng. Nên đi ngủ trước 22 giờ hoặc sớm hơn.
  • Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt theo tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.
  • Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh bị lo lắng, căng thẳng đầu óc hoặc bực tức.
  • Bên cạnh đó, người bệnh cần cẩn trọng trong việc dùng thuốc và phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị. 

Phòng tránh bệnh xơ gan bằng cách nào?

Để phòng bệnh xơ gan, tiêm phòng viêm gan B, (cần tiêm sớm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ).

Hạn chế tối đa uống rượu bia và các chất kích thích

Đối với những người đã bị viêm gan B hoặc C mạn tính, cần theo dõi định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị sớm những trường hợp viêm gan đang tiến triển, nhằm hạn chế các biến chứng nặng như xơ gan và ung thư gan.

Cần thực hiện nghiêm túc việc khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý gây viêm gan do các nguyên nhân khác như suy tim, tắc mật.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *