Nếu cho rằng gan nhiễm mỡ chỉ xảy ra ở những người thừa cân, béo phì thì có lẽ bạn vẫn chưa hiểu đúng về bệnh. Thực chất, ngay cả những người gầy yếu cũng có thể mắc bệnh. Do vậy, không nên chủ quan với gan nhiễm mỡ mà cần có những biện pháp phòng tránh từ chính chế độ ăn uống, sinh hoạt và cách chăm sóc sức khỏe đúng đắn, khoa học. Để làm được điều này, việc nắm rõ các thông tin xung quanh bệnh là vô cùng cần thiết.
Bạn đang đọc: Tổng hợp thông tin cơ bản cần biết về bệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là gì?
Gan nhiễm mỡ là tình trạng tích tụ mỡ trong gan, lượng mỡ tích tụ trên 10% được xem là bị gan nhiễm mỡ. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm gan, xơ gan cho người bệnh.
Sử dụng rượu bia thường xuyên là một trong những nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ
Mặc dù trước đây, người ta cho rằng gan nhiễm mỡ là vô hại. Tuy nhiên nếu không điều trị và cải thiện, bệnh nhân gan nhiễm mỡ có thể gặp phải viêm gan và xơ gan, ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng gan và sức khỏe toàn cơ thể bởi đây không chỉ là bệnh lý ở gan mà nó còn là báo hiệu của hàng loạt các bất thường về sức khỏe cần được điều trị sớm.
Nhận biết gan nhiễm mỡ bằng cách nào?
Có tới 70% bệnh nhân gan nhiễm mỡ do béo phì. Do vậy, nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân, béo phì thì bạn cũng có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, điều này cũng không có nghĩa là những người gầy yếu, không có nguy cơ mắc bệnh.
Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường không biết mình bị gan nhiễm mỡ cho đến khi khám sức khỏe định kỳ, hoặc đến khi có triệu chứng rõ rệt. Các dấu hiệu chứng tỏ bị gan nhiễm mỡ thường gặp là:
- Tụt cân không rõ nguyên nhân
- Tinh thần mất tập trung
- Cảm thấy khó chịu ở bụng, đau bụng bên phải
- Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt
- Triệu chứng trên da khiến da loang lổ, xỉn màu
Các triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với tình trạng mệt mỏi của cơ thể hay các bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa. Nếu nằm trong nhóm bệnh nhân thừa cân, thường xuyên sử dụng rượu bia, bị tiểu đường… thì cần nghĩ ngay đến gan nhiễm mỡ và thăm khám sớm.
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ?
Thông thường, lượng mỡ chiếm khoảng 3 – 5% trọng lượng gan. Khi bị gan nhiễm mỡ, con số này có thể lên đến 10 – 20% hoặc nặng hơn là 30%. Những nguyên nhân dẫn tới tình trạng dư thừa lượng mỡ ở gan này là do sử dụng quá nhiều rượu bia, cơ thể thừa mỡ, bệnh lý đái tháo đường hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh… gây hại đến gan. Đặc biệt ở những người lười vận động, lượng mỡ tích tụ ở gan càng lớn, bệnh tiến triển nhanh.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ
+ Người ăn thừa cân béo phì: Có đến 70% bệnh nhân gan nhiễm mỡ do nguyên nhân béo phì. Yếu tố này chủ yếu xuất phát từ chế độ ăn uống giàu chất béo, bổ sung dinh dưỡng chưa hợp lý.
+ Rượu bia: Sử dụng nhiều rượu bia khiến gan phải hoạt động liên tục, làm giảm khả năng chuyển hóa chất béo của gan.
+ Bệnh tiểu đường, kháng insulin: Lượng đường trong máu cao ảnh hưởng đến việc tích tụ mỡ trong gan.
+ Giảm cân quá mức: Giảm cân không đúng cách sẽ kích thích lipolysis trong cơ thể và làm các chất béo trong cơ thể tăng lên nhanh trong thời gian ngắn. Vì thế mà ngay cả khi bạn đã giảm cân, bạn vẫn có nguy cơ bị gan nhiễm mỡ.
+ Người bị suy dinh dưỡng: Người gây yếu, có thể suy nhược sẽ không thể tổng hợp được apolipopprotein khiến triglyceride tích tụ trong gan, lâu dần sẽ khiến gan dư thừa lượng mỡ.
+ Uống thuốc không đúng chỉ định: Một số loại thuốc như kháng sinh tetracycline, thuống chống động kinh acid valproic, thuốc chữa loạn nhịp tim amiodarone…có khả năng gây gan nhiễm mỡ nếu dùng quá liều.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng dễ bị gan nhiễm mỡ trong thai kỳ.
Biến chứng nguy hiểm của gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ trải qua 3 giai đoạn theo mức độ nặng nhẹ:
Tìm hiểu thêm: Viêm gan B là gì và phòng tránh bệnh như thế nào?
Gan nhiễm mỡ thường khiến người bệnh mệt mỏi, chán ăn, sụt cân nhanh
+ Gan nhiễm mỡ độ 1: Đây là thể nhẹ nhất của gan nhiễm mỡ, lượng mỡ trong gan mới chiếm khoảng 5 – 10% tổng trọng lượng gan. Ở giai đoạn này, bệnh chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và dễ điều trị. Chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động tích cực hàng ngày.
+ Gan nhiễm mỡ độ 2: Ở giai đoạn 2, lượng mỡ chiếm từ 10 – 25% trọng lượng của gan đồng thời mỡ lan rộng ra mô gan, cơ hoành, giảm đường bờ của tĩnh mạch. Khi bị gan nhiễm mỡ độ 2, người bệnh cũng chưa có triệu chứng rõ rệt hoặc dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề khác của cơ thể. Tuy nhiên, nếu không điều trị, gan nhiễm mỡ sẽ chuyển sang mức độ nặng hơn, nguy cơ biến chứng càng cao.
+ Giai đoạn 3: Là giai đoạn nguy hiểm nhất do gan bị tổn thương nghiêm trọng, khó phục hồi. Nặng hơn, người bệnh có thể tử vong do biến chứng xơ gan, ung thư gan.
Không chỉ là một bệnh riêng lẻ mà gan nhiễm mỡ là biểu hiện lâm sàng của nhiều bệnh lý khác nhau. Bệnh có thể tiến triển thành viêm gan, xơ gan thậm chí ung thư gan gây tử vong nhanh chóng. Ở thể nặng, người bệnh cảm nhận rõ rệt nhất các triệu chứng như mệt mỏi, không thể làm việc, cơ thể yếu dần, đầy hơi, chán ăn, hôn mê, li bì do gan bị tổn thương nặng, mất hẳn chức năng.
Để ngăn chặn biến chứng cũng như điều trị gan nhiễm mỡ ngay từ sớm, người bệnh cần tìm đến bác sĩ ngay khi có các bất thường về sức khỏe.
Điều trị gan nhiễm mỡ như thế nào?
Xét nghiệm máu phân tích mỡ trong huyết thanh, xét nghiệm men gan, siêu âm gan là những phương pháp cận lâm sàng hỗ trợ chẩn đoán hiệu quả bệnh gan nhiễm mỡ. Trên hình ảnh siêu âm, độ hồi âm của nhu mô gan tăng tạo nên hình ảnh đặc trưng gọi là “gan sáng”. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định sinh thiết lấy mảnh tổ chức gan để đi kiểm tra tế bào học.
Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu gan nhiễm mỡ mà chỉ tập trung điều trị nguyên nhân, nguồn gốc gây bệnh như giảm cân, điều trị bệnh tiểu đường, tránh đồ uống có cồn… Tùy vào nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ ở người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cũng như lời khuyên sức khỏe phù hợp nhất.
Gan nhiễm mỡ uống thuốc gì?
Trong từng giai đoạn bệnh nhất định, bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc phù hợp để kiểm soát lượng mỡ trong gan, tránh bệnh tiến triển nặng. Các loại thuốc được chỉ định phổ biến hiện nay bao gồm:
Choline: Thuốc có tác dụng chuyển hóa mỡ để hạn chế tích tụ lại gan. Trong thuốc có thành phần phosphatidyl choline giúp chuyển đổi methyl, thay đổi lipoprotein trong cơ thể. Vì thế mà bệnh được giảm nhẹ, cải thiện tổn thương gan.
>>>>>Xem thêm: Khi thực hiện nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không?
Choline có tác dụng chuyển hóa mỡ để hạn chế tích tụ lại gan
Methionine: Đây chính là một trong những loại acid amin cần thiết giúp cung cấp methyl để tạo thành choline. Mỡ trong gan được hòa tan, gan được bảo vệ và thải độc tốt hơn.
Acid amin: Bổ sung đầy đủ acid amin và cân đối protid giúp duy trì và phục hồi chức năng gan cho cơ thể bệnh nhân.
Vitamin: Các loại vitamin nhóm B, C và E trong cơ thể đóng vai trò quan trọng để hòa tan mỡ trong gan, có tác dụng bảo vệ các tế bào gan, ngăn ngừa lão hóa. Đối với vitamin E, gan ngăn chặn được tình trạng hoại tử, phát triển thành tổ chức xơ. Vì vậy, bổ sung các loại vitamin nói chung, vitamin E nói riêng là rất cần thiết cho người bệnh.
Silymarin: Đây là một loại thuốc thảo dược có tác dụng ổn định màng tế bào gan, hoạt hóa men gan, thúc đẩy thải độc gan và tái tạo tế bào mới giúp gan hồi phục trở lại. Không chỉ có tác dụng với gan nhiễm mỡ, silymarin còn được chỉ định cho bệnh nhân viêm gan, xơ gan, cần được giải độc gan do dùng nhiều rượu bia, thuốc lá, cơ thể mệt mỏi…
Lecithin: Thuốc có 61% phospho lipid có tác dụng bảo vệ, thúc đẩy quá trình bảo vệ và tái tạo tế bào gan, duy trì chứng năng gan trong bệnh gan nhiễm mỡ và nhiều bệnh lý gây tổn thương gan khác.
Các loại thuốc điều trị gan nêu trên tuy có hiệu quả nhanh, kịp thời nhưng lại tiềm ẩn tác dụng phụ nhất định như chán ăn, sụt cân, đau nhức cơ bắp. Để hạn chế những tác dụng không mong muốn này, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ điều trị, không tự ý mua thuốc về uống.
Chế độ ăn uống cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ
Dinh dưỡng có tác dụng lớn trong việc hỗ trợ điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát. Do vậy, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế tối đa các thực phẩm gây hại.
Người bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
Ngô: Ngô là một trong những loại hạt tốt cho sức khỏe. Với người bị gan nhiễm mỡ, nếu biết các tận dụng chúng có thể điều trị bệnh gan tự nhiên và rất an toàn cho sức khỏe. Ngô chứa axit béo chưa bão hòa thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo, cholesterol trong có thể để tiêu hao lượng mỡ thừa trong gan.
Rau tươi: Ăn rau sống thường xuyên rất tốt cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ bởi chúng bổ sung vitamin, khoáng chất giúp tăng cường chức năng gan. Vì thế mà người bệnh nhân tăng cường ăn salad và nhiều loại rau tươi khác nhau trong quá trình điều trị gan nhiễm mỡ. Chú ý lựa chọn các loại rau sạch, có nguồn gốc rõ ràng để bổ sung rau tươi an toàn.
Hành: Chứa nhiều dưỡng chất làm giảm lượng chất béo trong gan và trong máu, người bệnh nên ăn hành để hỗ trợ điều trị hiệu quả gan nhiễm mỡ.
Tỏi: Tỏi được biết đến là một loại gia vị khá quen thuộc trong bếp gia đình việt. Chúng có thành phần allicin giúp giảm cholesterol và chất béo trong gan.
Nấm Shiitake (nấm hương): Ăn nấm hương thường xuyên giúp bệnh nhân giảm được cholesterol trong máu, tế bào gan và cải thiện bệnh gan nhiễm mỡ.
Người bệnh gan nhiễm mỡ không nên ăn gì?
Mỡ, thực phẩm béo: Đây là nguồn thức ăn khiến lượng mỡ tích tụ trong gan ngày càng nhiều. Do vậy, để điều trị hiệu quả, ngăn ngừa tái phát gan nhiễm mỡ, người bệnh cần giảm lượng chất béo động vật tiêu thụ hàng ngày, thay chất béo động vật bằng các loại dầu thực vậy như dầu vừng, dầu oliu.
Thực phẩm giàu cholesterol: Nội tạng động vật, da động vật, lòng đỏ trứng… là những thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao cần giảm trong chế độ ăn uống để giảm chất béo trong gan.
Thịt đỏ: Thịt đỏ có hàm lượng protein dồ dào. Chính vì phải tiêu thụ protein từ thịt đỏ mà các tế bào gan phải gia tăng gánh nặng và suy yếu chức năng.
Rượu bia: Trong thời gian điều trị gan nhiễm mỡ, người bệnh nên kiêng rượu bia để gan không cần hoạt động quá mức đồng thời tránh những tác động tiêu cực lên gan.
Chế độ vận động cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ
Tập luyện đóng vai trò quan trọng để giảm lượng mỡ thừa trong gan. Bạn có thể áp dụng các bài tập luyện sau trong quá trình điều trị và duy trì để hạn chế bệnh tái lại:
Chạy bộ: Chạy bộ 30 phút mỗi ngày giảm được 300 calo dư thừa đồng thời đánh tan lượng mỡ tích tụ trong gan. Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến khích cho bệnh nhân thừa cân béo phì vì chúng có thể tác động tiêu cực lên khớp gối.
Đi bộ: Với bệnh nhân gan nhiễm mỡ là người cao tuổi hay có số cân nặng quá khổ, đi bộ là sự lựa chọn tuyệt vời để tiêu hao mỡ thừa, tăng cường sức khỏe lá gan và toàn cơ thể.
Yoga: Vừa giúp tiêu hao mỡ thừa trong gan, vừa mang lại sự dẻo dai cho cơ thể, yoga là bộ môn người bệnh gan nhiễm mỡ nên tập luyện và duy trì.
Bơi lội: Nếu gặp phải các vấn đề ở khớp gối, vận động bị hạn chế thì người bệnh gan nhiễm mỡ có thể lựa chọn bơi lội để rèn luyện sức khỏe cũng như loại bỏ dần mỡ thừa trong gan.
Lời khuyên của bác sĩ
Nói về phương pháp phòng tránh và điều trị viêm gan, PGS., TS., Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Thành – Bệnh viện Thu Cúc cho biết: “Để phòng tránh và điều trị hiệu quả gan nhiễm mỡ, mỗi người cần xây dựng cho mình thói quen ăn uống lành mạnh, giảm chất béo, tránh rượu bia kết hợp với tăng cường vận động để gan hoạt động tốt, hạn chế sự tích tụ mỡ trong gan. Sau điều trị, người bệnh vẫn cần có các biện pháp phòng tránh để gan nhiễm mỡ không tái lại. Khám sức khỏe định kỳ 1 – 2 lần mỗi năm cũng là cách thức chăm sóc sức khỏe toàn cơ thể và lá gan một cách hiệu quả.”
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.