Bệnh Crohn là một trong những bệnh phổ biến về đường tiêu hóa, nhưng rất ít người biết về căn bệnh này cho đến khi được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh. Dưới đây, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin cơ bản về bệnh Crohn để bạn đọc có cái nhìn tổng quan nhất về căn bệnh này
Bạn đang đọc: Tổng quan bệnh Crohn
1. Định nghĩa bệnh Crohn
Bệnh Crohn còn có tên gọi khác là u hạt viêm ruột, viêm khu vực đại tràng, viêm ruột khu vực hoặc viêm manh tràng, là dạng bệnh về viêm ruột, chủ yếu gây loét thành trong của ruột non và ruột già, nhưng cũng có trường hợp ảnh hưởng đến cả những bộ phận khác ở hệ tiêu hóa từ miệng cho tới hậu môn. Bệnh Crohn thường có liên hệ với viêm loét đại tràng, đây là một bệnh mạn tính về đường ruột, các viêm nhiễm thường lây lan và đi sâu vào các lớp mô ruột nên thường khiến người bệnh đau đớn, suy nhược cơ thể và đôi khi có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm tính mạng.
2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
Những nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh Crohn vẫn chưa được xác định cụ thể. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng tính di truyền và hệ miễn dịch có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bệnh.
- Di truyền: những người có đột biến trong một gen có tên là NOD2 thường có xu hướng mắc bệnh Crohn và có khả năng cao cần phẫu thuật để điều trị bệnh.
- Hệ miễn dịch bị tổn thương: khi hệ miễn dịch cố gắng chống lại các loại virus, vi khuẩn xâm nhập có thể khiến đường tiêu hóa sẽ bị viêm.
Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hay khiến bệnh trầm trọng hơn bao gồm:
- Tuổi tác: bệnh thường mắc ở người trẻ tuổi, trong độ tuổi từ 20 và 30.
- Tiền sử gia đình: trong gia đình có người thân mắc bệnh khiến nguy cơ bị bệnh Crohn cao hơn.
- Hút thuốc: là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây bệnh Crohn, làm cho bệnh nặng hơn và tăng khả năng cần phẫu thuật.
- Chế độ ăn: ăn nhiều chất béo hoặc thực phẩm tinh chế có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Sử dụng nhiều Isotretinoin: là một thuốc mạnh được dùng để điều trị sẹo mụn trứng cá, thuốc này có thể làm tăng nguy cơ viêm ruột.
- Thuốc kháng viêm không steroid: làm cho bệnh Crohn phát triển nghiêm trọng hơn.
3. Triệu chứng và biểu hiện
Bệnh Crohn được chia thành 2 thể cấp tính và mạn tính với các biểu hiện sau:
Tìm hiểu thêm: Cách điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em và người lớn
Thể cấp tính: triệu chứng khá tương tự với viêm ruột thừa cấp như sốt cao 39 -40 độ, đau bụng vùng hố chậu phải, đau sau khi ăn, tình trạng đau giảm bớt sau khi đại tiện. Ngoài ra người bệnh còn có cảm giác buồn nôn hoặc nôn, đi ngoài phân lỏng hoặc có máu trong phân, bụng trướng, đau khi ấn, đôi khi sờ thấy một khối dài ở hố chậu phải.
Thể mạn tính: bệnh thường phát triển từ từ (khoảng 2 – 4 năm hoặc hơn). Các triệu chứng tương tự như ở thể cấp tính, ngoài ra có kèm theo thiếu máu và các biến chứng như thủng ruột, hẹp lòng ruột, rò từ hồi tràng vào đại tràng, bàng quang và các cơ quan lân cận khác.
Các triệu chứng của bệnh Crohn không đặc trưng mà thường rất giống với nhiều bệnh lý về tiêu hóa khác như viêm ruột thừa cấp, lao manh tràng, lao ruột, viêm buồng trứng… Do đó, khi gặp các triệu chứng này, người bệnh cần đến bệnh viện để khám và làm các thủ tục kiểm tra, từ đó được chẩn đoán và điều trị chính xác bệnh.
4. Các xét nghiệm và chẩn đoán
- Xét nghiệm máu: kiểm tra tình trạng thiếu máu hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng, giúp chẩn đoán loại hình viêm ruột. Tuy nhiên chỉ xét nghiệm máu thì chưa đủ để kết luận bệnh Crohn.
- Xét nghiệm tìm máu trong phân: xác định tình trạng chảy máu trong trực tràng hay đại tràng.
- Nội soi đại tràng: để quan sát toàn bộ đại tràng, có thể lấy mẫu mô để phân tích trong phòng xét nghiệm nếu phát hiện bất thường (sinh thiết), giúp chẩn đoán xác định bệnh Crohn.
>>>>>Xem thêm: Ung thư hậu môn có chữa được không?
- Nội soi bằng viên nang: người bệnh được nuốt một viên nang có gắn camera để quan sát và kiểm tra dấu hiệu của bệnh Crohn.
- Chụp cản quan đại tràng: chụp X-quang đại tràng với bari (chất cản quang) để hình ảnh rõ nét hơn, giúp đánh giá tình trạng đại tràng.
- Chụp ruột non: chụp X-quang, CT hoặc MRI ruột non để quan sát và kiểm tra ruột non, xác định vị trí các khu vực thu hẹp hoặc viêm trong ruột non, từ đó chẩn đoán bệnh Crohn.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): giúp quan sát toàn bộ ruột cũng như các mô ruột bên ngoài, cho phép bác sĩ xác định rõ hơn vị trí và mức độ bệnh hoặc để kiểm tra các biến chứng như tắc nghẽn ruột, áp xe hoặc đường rò.
5. Phương pháp điều trị
Tùy theo mức độ phát triển của bệnh và tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Giai đoạn sớm: khi các tổn thương còn ở mức độ nhẹ, người bệnh thường được chỉ định một số loại thuốc như salicylate hay thuốc kháng sinh để điều trị bệnh.
Giai đoạn tiến triển: khi bệnh nghiêm trọng hơn có thể điều trị bằng thuốc steroid kết hợp với các thuốc ức chế miễn dịch và một số loại thuốc khác tùy theo tình trạng bệnh cụ thể.
Giai đoạn nặng: người bệnh cần nhập viện và có thể được điều trị theo 2 phương pháp:
- Điều trị nội khoa bảo tồn: kết hợp dùng thuốc và chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Người bệnh nên ăn các thức ăn nhiều năng lượng, nhiều đạm và sinh tố, nên uống các loại kháng sinh, sinh tố, corticoid, các thuốc giảm miễn dịch và thuốc điều trị triệu chứng theo chỉ định của bác sĩ.
- Phẫu thuật: áp dụng với trường hợp bệnh Crohn gây các biến chứng nguy hiểm như thủng ruột, chảy máu, nhiễm khuẩn, có lỗ rò giữa ruột với các cơ quan khác…
Những phương pháp chẩn đoán và điều trị trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 558892 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.
Nguồn: https://benhvienthucuc.vn/