Bệnh hen ở trẻ sơ sinh cần được phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời để không xảy ra những nguy hiểm tới tính mạng. Đừng bỏ qua bài viết này để cập nhật thông tin tổng quan về bệnh hen ở các bé sơ sinh, các xử trí và phòng cơn hen hiệu quả cho bé.
Bạn đang đọc: Tổng quan bệnh hen ở trẻ sơ sinh
1. Bệnh hen ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Hen ở trẻ sơ sinh, còn gọi là hen phế quản, là một bệnh viêm mãn tính đường thở. Trẻ sơ sinh mắc hen phế quản sẽ xuất hiện cơn hen suyễn, lớp niêm mạc phế quản bị dày lên do viêm và bị kích ứng. Các triệu chứng co thắt, phù nề, viêm nhiễm gây tăng tiết đờm dãi sẽ khiến đường dẫn khí của trẻ bị thu hẹp, lưu lượng không khí lưu thông trong phổi bị giảm, thậm chí có thể tắc vì đờm.
Nhiều phụ huynh lo lắng thắc mắc rằng: bệnh hen xảy ra ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Câu trả lời là có, vì trẻ sơ sinh nếu mắc hen sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, rủi ro hơn các đối tượng khác. Trẻ sơ sinh mới được sinh ra chưa lâu cơ thể còn non nớt, sức đề kháng yếu, nhiều bộ phận chưa phát triển hoàn thiện, đường hô hấp còn nhỏ. Do đó nếu bị hen, đờm dãi tăng tiết nhiều mà không được hỗ trợ xử lý dễ gây tắc nghẽn, khó thở hay thậm chí là ngừng thở. Nguy cơ tử vong ở bé sơ sinh khi mắc hen phế quản nhưng không được phát hiện và xử lý kịp thời là rất cao.
-
Hen ở trẻ sơ sinh là bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ
Một trong những lý do quan trọng nữa khiến bệnh hen suyễn nguy hiểm với trẻ sơ sinh là vì bệnh này rất khó phát hiện, những biểu hiện ban đầu giống với nhiều bệnh lý hô hấp thông thường. Nếu bố mẹ chủ quan, không cho con đi khám, khi cơn hen xuất hiện không hỗ trợ xử lý kịp thời dễ gây khó thở hay tắc nghẽn đường thở.
Do đó, các bố mẹ nên tìm hiểu về bệnh suyễn ở trẻ nhỏ, nắm được các dấu hiệu nhận biết khi trẻ mắc bệnh. Ngay khi thế con xuất hiện triệu chứng nghi hen suyễn, bố mẹ hãy đưa bé tới viện khám luôn để xác định bệnh và được bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị hiệu quả.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh hen ở các bé sơ sinh
Trẻ sơ sinh mắc hen suyễn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các nguyên nhân cơ bản, phổ biến gây nên bệnh hen suyễn cho trẻ:
– Thay đổi thời tiết là một trong những nguồn cơn gây kích ứng cơn hen ở trẻ sơ sinh.
– Lông động vật nuôi trong nhà, khói, bụi bẩn, khói thuốc lá, khói nhang, phấn hoa, nấm mốc hay các chất nặng mùi như nước hoa, thuốc xịt muỗi, xịt côn trùng… Đây đều là những dị nguyên dễ gây kích thích dị ứng và tăng nguy cơ mắc hen suyễn ở trẻ.
– Trẻ sơ sinh mắc bệnh viêm dị ứng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn.
– Các trẻ bị mắc bệnh viêm dị ứng thì nguy cơ trẻ mắc hen suyễn sẽ tăng cao.
– Yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây hen ở các bé sơ sinh. Thực tế, nếu cha hay mẹ mắc hen suyễn thì con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh này từ 30 – 50%. Trường hợp cả hai cha mẹ đều mắc hen suyễn thì tỷ lệ con mắc hen sẽ là 50 – 70 %.
– Do bé bị dị ứng hay chàm. Nhiều nghiên cứu cho thấy các bé từng bị dị ứng, viêm da hay chàm sẽ có nguy cơ mắc hen suyễn cao hơn hẳn các bé khác.
3. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị bệnh hen
-
Ho là một trong những dấu hiện mắc hen ở bé sơ sinh
Các hiểu hiện bệnh hen suyễn ở trẻ sơ sinh sẽ là dấu hiệu giúp bố mẹ nghi ngờ, nhận biết con có thể đã mắc hen suyễn. Dưới đây là những dấu hiệu giúp nhận biết trẻ sơ sinh có thể đã mắc bệnh hen suyễn:
– Ho liên tục và kéo dài. Đây là một trong những biểu hiện chính của hen suyễn. Ho do hen suyễn có đặc điểm khác biệt với các cơn ho khác: ho ngắn, rít, như đang thiếu oxy, không kèm đờm. Những cơn ho này thường xuất hiện chủ yếu ban đêm do đường thở bị thu hẹp.
– Cảm giác thở khò khè, đôi khi có tiếng rít nơi cổ họng khi trẻ thở, là một dấu hiệu khác của bệnh hen ở trẻ sơ sinh. Do khi bị hen suyễn, đường thở của trẻ bị phù nề, thu hẹp, làm cho không khí qua tạo ra âm thanh rít, khò khè. Sự hắng giọng cũng có thể xuất hiện, chỉ ra trẻ đang cố đẩy dịch nhầy trong cổ họng ra ngoài.
– Do đường dẫn khí ở trẻ sơ sinh mắc hen bị thu hẹp, trẻ bị thiếu cung cấp oxy nên dẫn đến thở nhanh, gấp và mặt trở nên nhợt nhạt, mất sức.
– Bé sơ sinh bị hen suyễn thường có khả năng thích nghi thời tiết lạnh kém, vì mỗi khi trời trở lạnh, bé sẽ rất dễ bị nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi và khó thở.
4. Hướng dẫn xử trí và phòng bệnh hen cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
4.1. Xử trí hen ở bé sơ sinh cần nhanh chóng, khẩn cấp
Ngay khi bắt gặp trẻ sơ sinh xuất hiện các dấu hiệu nghi mắc hen suyễn, bố mẹ cần phải cho con đi khám càng sớm càng tốt. Mục đích là để con được bác sĩ chẩn đoán, xác định bệnh và chỉ định phác đồ điều trị hen phù hợp.
-
Tìm hiểu thêm: Vì sao trẻ sơ sinh bị đi ngoài sủi bọt?
Bé sơ sinh xuất hiện triệu chứng nghi mắc hen cần được đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt
Thực tế, bệnh hen ở trẻ càng nhỏ càng khó phát hiện, kể cả đã thăm khám và tiến hành các kiểm tra, xét nghiệm cần thiết. Do đó, đa số trường hợp sau khi đã tiến hành các kiểm tra và xét nghiệm, nếu bé sơ sinh có kết quả nghi mắc hen suyễn sẽ được bác sĩ cho thử điều trị với các thuốc dùng cho bệnh này. Tại Thu Cúc TCI, các bác sĩ còn hướng dẫn tận tình các bố mẹ cách xử trí cơn hen cấp ở trẻ sơ sinh đúng cách để đảm bảo an toàn cho bé.
Trong quá trình chăm sóc bé nghi mắc hen suyễn tại nhà, ngay khi bé xuất hiện cơn hen cấp, bố mẹ cần lập tức cho bé dùng thuốc cắt cơn hen dạng tác dụng nhanh đã được chỉ định từ bác sĩ. Sau khi qua cơn, bố mẹ hãy cho bé tới cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ từ bác sĩ.
4.2. Cách phòng bệnh hen cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Đối với các bé chưa mắc bệnh hen, bố mẹ hãy bảo vệ con bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa bên dưới đây:
– Lựa chọn phương pháp đẻ thường (nếu được) và tránh để mẹ bầu hay trẻ sơ sinh hít phải khói thuốc.
– Luôn ưu tiên nuôi bé sơ sinh bằng sữa mẹ. Không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng mà sữa mẹ còn chứa nhiều kháng thể tốt – điều các sữa công thức không có được – giúp bé chống lại nhiều tác nhân gây bệnh, trong đó có cả bệnh hen.
-
>>>>>Xem thêm: Trẻ bị cảm lạnh có nên tắm không?
Trẻ sơ sinh cần được bảo vệ tránh khói thuốc để ngừa cơn bệnh hen
Lưu ý rằng, bệnh hen dù ở trẻ sơ sinh hay người lớn một khi đã mắc phải đều không thể điều trị dứt điểm được. Do đó, nếu đã mắc bệnh hen, các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được bảo vệ bằng các biện pháp phòng tránh. Mục đích để hạn chế tối đa cơn hen xuất hiện.
Bố mẹ có thể trì hoãn, hạn chế tối đa cơn hen xuất hiện ở trẻ bằng những biện pháp sau:
– Xác định được các yếu tố gây kích ứng cơn hen của con. Từ đó, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các yếu tố đó để ngăn cơn hen xảy ra với con.
– Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thường xuyên, không để xảy ra nấm mốc.
– Bảo vệ con khỏi khói thuốc độc hại, dễ gây kích ứng cơn hen trong con.
– Không để bé sơ sinh tiếp xúc với lông thú cưng.
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp tới các bố mẹ thông tin tổng quan về bệnh hen ở trẻ sơ sinh. Hy vọng bài viết đã mang đến các bố mẹ nhiều thông tin hữu ích
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.