Trong thời điểm mùa mưa, dịch sốt xuất huyết đang có những diễn biến khó lường trước và ngày càng lan rộng hơn. Bài viết này sẽ trang bị cho bạn những thông tin tổng quan về bệnh sốt xuất huyết.
Bạn đang đọc: Tổng quan về bệnh sốt xuất huyết- những điều cần biết
1. Sốt xuất huyết và các giai đoạn bệnh
1.1. Tổng quan về bệnh sốt xuất huyết – Giải thích bệnh
Sốt xuất huyết là loại bệnh lý bị gây nên do virus Dengue. Virus này hiện được phát hiện với 4 chủng. Bệnh nhân nhiễm virus qua vật trung gian là muỗi Aedes, còn được biết đến với tên gọi muỗi vằn. Con người khi bị muỗi vằn đốt sẽ bị lây bệnh nếu muỗi mang virus từ người bệnh sang người lành.
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh sẽ sốt cao và có tình trạng xuất huyết ở nhiều bộ phận cả bên ngoài và trong nội tạng.
Sốt xuất huyết được chia thành hai thể bệnh chính:
– Sốt xuất huyết thể nhẹ: Người bệnh bị sốt nhưng các triệu chứng khá giống với ốm sốt thông thường. Bệnh có thể tự điều trị tại nhà theo các chỉ dẫn của bác sĩ. Thể bệnh này không gây ra biến chứng, hoặc có nhưng biến chứng nhẹ, không đáng kể.
– Sốt xuất huyết thể nặng- gây biến chứng: Bệnh nhân xuất hiện biến chứng chảy máu. Một số trường hợp nặng hơn, bệnh kèm theo tình trạng rò rỉ huyết tương. Ngoài ra, bệnh gây ra nhiều rối loạn ơ các chức năng khác trong cơ thể. Ở một vài trường hợp bệnh quá nặng, người bệnh dễ bị giảm huyết áp đột ngột, sốc và nguy cơ tử vong cao.
Muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết
1.2. Tổng quan về bệnh sốt xuất huyết – Các giai đoạn của bệnh
Qua theo dõi các đặc trưng của bệnh, các chuyên gia chai bệnh sốt xuất huyết thành 3 giai đoạn chính: Giai đoạn sốt – Giai đoạn nguy hiểm – Giai đoạn phục hồi
Giai đoạn sốt
Sau khi nhiễm virus, cơ thể người bệnh chưa có phản ứng ngay. Virus ủ bệnh khoảng 1-2 tuần, sau đó bệnh mới khởi phát. Bệnh nhân sẽ sốt cao dữ dội, người li bì. Khoảng thời gian sốt thường từ vài ngày trở lên. Người bệnh sẽ cảm thấy kèm theo sốt là tình trạng đau đầu, nhức hai bên hốc mắt. Cơ thể ngày càng uể oải, mệt mỏi, một vài trường hợp bệnh nhân bị đau họng, đau tức thượng vị, bất thường trong tiêu hóa như tình trạng tiêu chảy. Một số người bệnh bị đau đầu, đau nhức hai hốc mắt. Khi gần đến giai đoạn cắt sốt, một số khác bị xung huyết dưới da, chảy máu lợi, nướu,chân răng chảy máu mũi…
Một số bệnh nhân bị sốt quá cao và không hạ sốt kể cả khi đã uống thuốc.
Tìm hiểu thêm: Bệnh trĩ và cách chữa dân gian: có nên áp dụng?
Bệnh nhân thường sốt rât cao
Giai đoạn nguy hiểm- giảm các chỉ số xét nghiệm
Rất nhiều bệnh nhân tưởng nhầm khi cắt sốt là không còn nguy hiểm nữa. Thực tế, giai đoạn sau khi cắt sốt là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm bởi các chỉ số xét nghiệm đều giảm mạnh, đặc biệt là tiểu cầu bị tiêu tốn rất nhiều khi “đấu tranh” với virus trong giai đoạn sốt. Nhiều bệnh nhân bị xuất huyết nặng, có người lại không xuất huyết nhưng vẫn bị giảm tiểu cầu và gặp các tình trạng nguy hiểm khác như một số trường hợp sau:
– Bệnh nhân sốt xuất huyết nặng bị tràn dịch màng phổi, ngoài ra đi kèm theo là đau tức vùng ngực, cảm thấy khó thở,..
– Gan của bệnh nhân bị phình to ra, dẫn đến bụng chướng. Bụng dưới sườn bên phải phình to. Chính vì vậy, người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi, vật vã, li bì
– Người bệnh thường đi tiểu ít khi bị bệnh
– Tình trạng điển hình của bệnh nhân sốt xuất huyết chính là xuất huyết. Giai đoạn nguy hiểm là tình trạng bệnh nhân bị xuất huyết dưới da. Đặc biệt hơn, nhiều bệnh nhân đối diện với tình trạng xuất huyết nội tạng. Đặc biệt là tình trạng xuất huyết các cơ quan ở vùng tiêu hóa, cơ quan khác như phổi, thậm chí xuất huyết não.
– Các biểu hiện nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết giai đoạn này còn là tình trạng: Nôn ra máu,tiểu tiện ra máu,.. Ở phụ nữ, bệnh nhân nữ dễ bị rong kinh hoặc không trong kỳ kinh nhưng âm đạo chảy máu bất thường.
– Các triệu chứng nếu không được theo dõi và chăm sóc đúng cách sẽ gây ra nguy cơ viêm gan nặn, suy thận, viêm cơ tim,….
Giai đoạn phục hồi của bệnh nhân
Bệnh nhân sau khi trải qua giai đoạn nguy hiểm sẽ tiến tới phục hồi sức khỏe. Các chỉ số xét nghiệm cũng được phục hồi, chạm mốc an toàn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng giữ huyết áp ổn định hơn, tình trạng tiểu ít cũng được cải thiện. Bệnh nhân cũng khôi phục được cảm giác thèm ăn.
Tuy vậy, người chăm sóc bệnh nhân cần duy trì theo dõi để có thể phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Mặc dù bệnh nhân đang hồi phục, đây cũng là giai đoạn bệnh nhân dễ gặp các biến chứng như suy tim, phù phổi.
2. Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết và phòng dịch sốt xuất huyết
2.1. Điều trị bệnh sốt xuất huyết như thế nào để đạt hiệu quả tốt
Sau khi nắm rõ về bệnh thông qua thông tin tổng quan về bệnh sốt xuất huyết, độc giả có thể tham khảo cách điều trị bệnh sốt xuất huyết như sau:
– Khi sốt cao, cần để bệnh nhân nghỉ ngơi và bổ sung nước, điện giải. Bệnh nhân cần uống đủ nước, sử dụng oresol để bù nước mất đi do sốt cao. Ngoài ra, có thể cho bệnh nhân ăn cháo loãng. Ngoài ra, bệnh nhân cần uống thuốc hạ sốt khi sốt quá cao. Loại thuốc an toàn để sử dụng có thể kể đến là paracetamol, liều lượng phù hợp là 10 – 15mg/1kg/lần uống. Bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc, hạn chế dùng quá 2g một ngày và mỗi lần sử dụng cần cách nhau ít nhất 4 tiếng.
>>>>>Xem thêm: Bệnh trĩ ở phụ nữ: Những điều cần biết
Người bệnh có thể sử dụng paracetamol để hạ sốt
– Khi bệnh nhân đã qua cơn sốt, hãy đưa bệnh nhân đến viện ngay nếu có triệu chứng xuất huyết. Các bác sĩ sẽ lấy máu, làm xét nghiệm và điều trị cho bệnh nhân nếu các triệu chứng quá nặng. Ngoài ra, bệnh nhân cần được bổ sung đạm, sắt,.. để đẩy nhanh quá trình tạo máu, bổ sung cho lượng máu đã mất do xuất huyết. Đối với trường hợp nhẹ hơn, điều trị tại nhà, cần theo dõi đặc biệt và không để bệnh nhân vận động quá mạnh, đi lại một mình, tránh té ngã.
– Trong giai đoạn hồi phục, bệnh nhân vẫn cần được nghỉ ngơi và bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Vẫn cần theo dõi sức khỏe đề phòng biến chứng muộn.
2.2. Phòng dịch sốt xuất huyết
Bạn có thể áp dụng những cách sau để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng khỏi dịch sốt xuất huyết:
– Tránh để ao tù, nước đọng, đậy kín các dụng cụ chứa nước, tránh cho muỗi sinh sôi và phát triển.
– Phát quang vườn rậm, hạn chế những nơi có tiềm năng làm nơi sinh sản của muỗi
– Chủ động trong việc phun thuốc trừ muỗi, diệt muỗi trong đại bàn sinh sống
– Bổ sung dinh dưỡng và đề kháng cho cơ thể
– Ngủ màn và khuyến khích sử dụng kem chống muỗi, thuốc chống muỗi,..
Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh sốt xuất huyết cũng như cách phòng – điều trị bệnh. Hy vọng quý độc giả luôn an toàn trong “mùa” dịch này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.