Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh lý ung thư nữ giới phổ biến hàng đầu. Bệnh có thể được chữa khỏi nếu phát hiện sớm tuy nhiên đa số gười bệnh thường không phát hiện ra mình mắc bệnh do bệnh thường có ít dấu hiệu ở thời điểm ban đầu. Vậy bệnh ung thư cổ tử cung là bệnh lý thế nào? Bệnh có nguy hiểm không và điều trị bệnh ra sao? Bài viết dưới đây sẽ là câu trả lời cho bạn về những thắc mắc trên.
Bạn đang đọc: Tổng quan về bệnh ung thư cổ tử cung
1. Những điều quan trọng cần biết về ung thư cổ tử cung
1.1 Khái niệm bệnh ung thư ở cổ tử cung
Cổ tử cung là cơ quan được bao phủ bởi một lớp mô mỏng tạo thành từ tế bào. Bệnh ung thư cổ tử cung hình thành do các tế bào cổ tử cung phát triển vượt qua sự kiếm soát của cơ thể dẫn tới hình thành khối u ở khu vực này.
Dần dần những khối u này lây lan sang các cơ quan khác và xâm lấn ảnh hưởng đến chức năng cơ thể người bệnh.
Những khối u ung thư ở cổ tử cung có thể lây lan sang các cơ quan lân cận
1.2 Dấu hiệu để nhận biết bệnh ung thư ở cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung thường phát triển âm thầm trong nhiều năm. Thời gian này, tế bào ung thư ở cổ tử cung có thể biến đổi bất thường bởi môi trường âm đạo hoặc virus HPV. Những tế bào này biến dạng trước khi ung thư xuất hiện, còn gọi là viêm lộ tuyến cổ tử cung hay loạn sản.
Những dấu hiệu ung thư cổ tử cung dễ nhận biết có thể kể đến như:
– Chảy máu âm đạo bất thường không phải kì kinh nguyệt
– Thời gian chu kì kinh nguyệt dài hoặc quá ngắn so với bình thường
– Chảy máu, đau rát ngay sau khi quan hệ tình dục
– Đau vùng chậu, đau lưng, đau eo
– Sưng phù chân
– Tiểu tiện khó khăn, buốt hoặc khó tiểu.
Tìm hiểu thêm: Tụt lợi chân răng, có thể phục hồi lại?
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung có thể bí tiểu hoặc đi tiểu khó
Khi ung thư lan đến các hạch bạch huyết, người bệnh có thể bị ảnh hưởng rất lớn đến chức năng cơ quan đó hoặc làm tắc tĩnh mạch.
1.3 Nguy cơ và nguyên nhân gây bệnh ung thư ở cổ tử cung
Đa phần các trường hợp ung thư cổ tử cung do virus HPV, đặc biệt là chủng 16 và 18 dẫn tới nhiều bệnh ung thư nguy hiểm: ung thư hậu môn, ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư dương vật, ung thư đầu cổ… Bên cạnh đó, virus HPV cũng có thể gây ra mụn cóc sinh dục.
Ngoài virus HPV, có một số đối tượng sẽ có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn những người khác, bao gồm:
– Phụ nữ quan hệ tình dục bừa bãi, nhiều bạn tình
– Quan hệ tình dục ở độ tuổi còn nhỏ, dưới vị thành niên
– Bệnh nhân có tiền sử loạn sản cổ tử cung
– Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh ung thư ở cổ tử cung
– Bệnh nhân hút thuốc lá hoặc có thói quen sinh hoạt xấu: thức khuya, ăn uống không khoa học…
– Gia đình bạn có một hoặc nhiều người thân từng bị ung thư cổ tử cung
– Mắc phải những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm qua đường tình dục
– Gặp phải vấn đề với hệ thống miễn dịch
– Người mẹ sử dụng thuốc DES – thuốc nội tiết tố giúp ngăn ngừa sảy thai trong quá trình mang thai.
2. Hướng dẫn điều trị và phòng ngừa sớm ung thư cổ tử cung
2.1 Các phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung
Căn cứ vào các xét nghiệm cổ tử cung, các bác sĩ sẽ xác định phương pháp điều trị bệnh để ngăn chặn ung thư phát triển. Bên cạnh đó, mỗi bệnh nhân sẽ có thể trạng và tình trạng bệnh khác nhau nên để điều trị hiệu quả nhất, cần thăm khám định kì với bác sĩ để nhận tư vấn và theo dõi tình trạng bệnh.
>>>>>Xem thêm: Mẹ đẻ thường nên dùng giảm đau không? Tác dụng phụ là gì?
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung cần thăm khám và nghe tư vấn của bác sĩ chuyên khoa định kì để có thể có phương hướng điều trị tốt
Khi bạn được chẩn đoán mắc phải căn bệnh này, các bác sĩ sẽ đánh giá khối u với kích thước và mức độ lây lan của bệnh để thông qua:
– Khám phụ khoa: kiểm tra tử cung, buồng trứng và các cơ quan khác xung quanh cổ tử cung.
– Nội soi bàng quang: để đánh giá kĩ hơn bàng quang và niệu đạo nếu có tế bào ung thư.
– Nội soi đại tràng: Kiểm tra nội soi đại tràng để đánh giá xem có tế bào ung thư hay không.
Ung thư cổ tử cung được chia thành 4 giai đoạn với các biểu hiện cụ thể từ I đến IV. Ung thư có con số giai đoạn càng thấp thì ung thư càng điều trị hiệu quả hơn. Căn bệnh này cũng có giai đoạn 0 hay còn gọi là ung thư biểu mô cổ tử cung khi tế bào ung thư chỉ ở lớp trên cùng của cổ tử cung mà không đi sâu vào các lớp của cổ tử cung. Khi ung thư di căn đến các lớp sâu của cổ tử cung thì được coi là ung thư xâm lấn.
Ung thư cổ tử cung có thể điều trị bằng cách: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… Tùy thuộc vào giai đoạn mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ phù hợp nhất.
2.2 Phòng ngừa ung thư cổ tử cung từ sớm bằng cách nào?
Để giảm tỷ lệ mắc căn bệnh ung thư nguy hiểm này chỉ có một cách hiệu quả nhất là tiêm vắcxin HPV phòng ngừa. Vắc-xin HPV được đánh giá là an toàn và có thể chống lại các tác nhân dẫn tới ung thư, tiền ung thư và mụn cóc sinh dục.
Các bác sĩ khuyến cáo rằng, độ tuổi an toàn để tiêm vắcxin HPV đạt hiệu quả cao nhất là từ 9 đến 26 tuổi, và hiệu quả cao hơn khi chưa quan hệ tình dục.
Đồng thời, mỗi người cũng nên xây dựng chế độ ăn ngủ nghỉ khoa học và phù hợp với cơ thể nhất. Đặc biệt không nên quan hệ tình dục bừa bãi, sinh con sớm khi chưa đủ kiến thức và kĩ năng, chế độ dinh dưỡng nên được sắp xếp khoa học… và đặc biệt nên thăm khám định kì để loại trừ nguy cơ mắc bệnh.
Trên đây là những thông tin tổng quan và quan trọng về bệnh ung thư cổ tử cung người bệnh cần lưu ý. Để phòng tránh sớm nguy cơ mắc bệnh, mỗi người nên chủ động chăm sóc và theo dõi sức khỏe của mình. Đồng thời, khi thấy dấu hiệu bất thường có khả năng ung thư cổ tử cung thì các bạn nên đi thăm khám sớm, tránh để kéo dài.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.