Viêm quanh khớp vai là một trong những bệnh cơ xương khớp thường gặp, ảnh hưởng đến vận động và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Viêm quanh khớp vai do nhiều nguyên nhân gây ra, để điều trị hiệu quả phải tìm được chính xác nguyên nhân. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ tin cậy trong điều trị bệnh lý này, được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.
Bạn đang đọc: Tổng quan về bệnh viêm quanh khớp vai
Viêm quanh khớp vai là một trong những bệnh cơ xương khớp khá phổ biến
1. NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM QUANH KHỚP VAI
Thống kê cho thấy có nhiều nguyên nhân gây ra viêm quanh khớp vai, trong đó dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu:
- Viêm gân, thoái hoá, vôi hoá phần mềm do tuổi tác. Bệnh thường gặp ở người trên 50 tuổi.
- Chấn thương: Chấn thương mạnh vào vùng vai, hoặc những chấn thương do nghề nghiệp, thói quen, chơi thể thao…
- Liên quan thời tiết: Thời tiết lạnh và ẩm cũng có thể gây viêm quanh khớp vai.
- Do một số bệnh lý khác như: tim mạch, hô hấp, tiểu đường, ung thư vú, thần kinh, lạm dụng thuốc ngủ,…
- Trong một số trường hợp bệnh không tìm thấy nguyên nhân.
2. BIỂU HIỆN CỦA BỆNH VIÊM QUANH KHỚP VAI
- Đau khớp vai đơn thuần (viêm gân mạn tính): đau là biểu hiện điển hình nhất của bệnh này Đau vùng khớp vai thường xuất hiện sau vận động khớp vai quá mức hoặc sau những vi chấn thương liên tiếp ở khớp vai. Đau tăng lên khi làm các động tác co cánh tay đối kháng làm hạn chế vận động khớp. Triệu chứng này thường gặp ở những tổn thương gân cơ trên gai. Người bệnh có thể xuất hiện những điểm đau chói khi ấn tại điểm bám tận gân bó dài của gân cơ nhị đầu cánh tay (mặt trước của khớp vai, dưới mỏm quạ 1cm) hoặc gân trên gai (mỏm cùng vai).
- Đau vai cấp (viêm khớp vi tinh thể): Đau vai xuất hiện đột ngột với các tính chất dữ dội, cơn đau gây mất ngủ, lan toàn bộ vai, lan lên cổ, xuống tay, đôi khi có thể xuống tận đến bàn tay. Bệnh nhân giảm vận động khớp vai nhiều thường có tư thế cánh tay sát vào thân, không thực hiện được các động tác vận động thụ động khớp vai. Vai sưng to nóng. Có thể thấy khối sưng bùng nhùng ở trước cánh tay tương ứng với túi thanh mạc bị viêm. Người bệnh có thể có sốt nhẹ.
- Giả liệt khớp vai (đứt mũ gân cơ quay): Cơn đau dữ dội kèm theo tiếng kêu răng rắc, có thể xuất hiện những đám bầm tím ở phần trước trên cánh tay sau đó vài ngày. Cơn đau kết hợp với hạn chế vận động rõ. Khám thấy mất động tác nâng vai chủ động, trong khi đó vận động thụ động của bệnh nhân hoàn toàn bình thường, không có các dấu hiệu thần kinh.
- Cứng khớp vai (đông cứng khớp vai): Đây là đau khớp vai kiểu cơ học, đôi khi đau về đêm. Người bệnh bị hạn chế vận động khớp vai cả động tác chủ động và thụ động. Hạn chế các động tác, đặc biệt là động tác giang và quay ngoài. Khi quan sát người bệnh từ phía sau, lúc bệnh nhân giơ tay lên sẽ thấy xương bả vai di chuyển cùng một khối với xương cánh tay.
3. PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN BỆNH VIÊM QUANH KHỚP VAI
Mỗi thể viêm quanh khớp vai có các triệu chứng lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh ( Xquang, siêu âm, CT scanner,… khác nhau. Các xét nghiệm máu về hội chứng viêm thường âm tính.
Sau khi thăm khám thực thể, hỏi triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp chẩn đoán cần thiết khác.
Tìm hiểu thêm: Biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ và cách điều trị
Điều trị nội khoa là phương pháp chủ yếu nhất
4. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH KHỚP VAI
Tùy vào mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp điều trị thích hợp:
4.1. Điều trị nội khoa
- Dùng các thuốc chống viêm không steroid như: Aspirin, Tilcotil, Mobic, Diclofenac, Indomethacin… Tuyệt đối không tự dùng corticoid: Prednisolon, Dexamethason, Celeston khi không có sự chỉ định của bác sỹ.
- Dùng các thuốc chống co thắt cơ như: Myonal, Coltramyl, Mydocalm, Valium…
- Ở giai đoạn đầu, người bệnh nên để vai nghỉ ngơi, ngừng các hoạt động thể thao hoặc làm việc quá sức gây ra tình trạng viêm gân trong vài tuần. Khi khớp đã ổn định người bệnh cần luyện tập bằng những bài tập đơn giản, theo nguyên tắc từ nhẹ đến nặng, tập tăng dần về cả thời gian và số lần. Việc tập luyện khớp vai nhằm mục đích: Làm tăng cơ lực và tăng tầm vận động của khớp vai.
4.2. Điều trị ngoại khoa
Trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng được với điều trị nội khoa thì cần thiết có thể phải can thiệp ngoại khoa
5. ƯU ĐIỂM ĐIỀU TRỊ VIÊM QUANH KHỚP VAI TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC
Chuyên khoa Cơ xương khớp – Bệnh viện Thu Cúc có các trang thiết bị y tế hiện đại giúp chẩn đoán chính xác, hỗ trợ điều trị bệnh viêm quanh khớp vai hiệu quả như: Máy đo loãng xương hai bình diện DXUMMT – được WTO công nhận là tiêu chuẩn vàng; Máy chụp cắt lớp CT 64 dãy – một trong những hệ thống CT hiện đại nhất hiện nay cho hình ảnh đa chiều và rõ nét; cùng với hệ thống xét nghiệm đầy đủ, hiện đại hướng tới tiêu chuẩn quốc tế.
Khám và điều trị với bác sĩ giỏi có nhiều năm kinh nghiệm
Được tiếp đón và tư vấn tận tình
Đặt hẹn qua tổng đài 1900 55 88 92 tiết kiệm tối đa thời gian
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu thoái hóa khớp gối qua các giai đoạn
Thăm khám ngay khi có biểu hiện nghi ngờ viêm quanh khớp vai
6. PHÒNG BỆNH VIÊM QUANH KHỚP VAI
Chăm sóc sụn khớp và xương dưới sụn là việc nên được ưu tiên hàng đầu trong việc phòng ngừa bệnh viêm quanh khớp vai để giúp các khớp xương khỏe mạnh. Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế mang vác nặng, hạn chế tối đa các động tác lập đi lập lại ở vùng vai và cánh tay. Ăn đủ chất, uống đủ nước và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ góp phần quan trọng vào việc tăng cường sức khỏe toàn thân, gia tăng sức mạnh của hệ xương khớp.
Bên cạnh đó người bệnh cần phát hiện sớm và điều trị tích cực các bệnh nội khoa như đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, bệnh mạch vành, bệnh phổi… để tránh biến chứng viêm quanh khớp vai.
7. Ý KIẾN NGƯỜI BỆNH
Chị Nguyễn Thị Kiều Vân (Đống Đa, Hà Nội): “Chồng tôi rất thích chơi tennis, đợt rồi thấy kêu đau khớp vai đi khám và chụp chiếu tại bệnh viện Thu Cúc thì bị viêm quanh khớp vai. Điều trị một thời gian giờ bệnh đã khỏi, các bác sĩ bệnh viện Thu Cúc rất nhiệt tình, nhân viên lễ tân niềm nở”.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.