Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ được hiểu là sự mất cân bằng giữa các vi khuẩn có lợi và có hại trong ruột. Ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường nghi ngờ trẻ bị loạn khuẩn đường ruột ba mẹ cần đưa con đi khám để có cách xử trí kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bạn đang đọc: Tổng quan về loạn khuẩn đường ruột ở trẻ
1. Loạn khuẩn đường ruột – nguyên nhân do đâu?
1.1. Phân biệt lợi khuẩn và hại khuẩn
Thông thường từ 10 giờ đến 20 giờ sau khi sinh, dạ dày và ruột của trẻ hầu như không có vi khuẩn. Sau khi tiếp xúc với môi trường, cùng với việc được bú sữa mẹ (hoặc bú bình) nên các vi khuẩn xâm nhập qua đường miệng, đường hô hấp, trực tràng và hình thành một hệ vi khuẩn trong đường tiêu hoá gọi là hệ vi khuẩn chí đường ruột. Các vi khuẩn này được chia làm 2 loại tồn tại song song đó là loại vi khuẩn có lợi cho và vi khuẩn có hại.
1.2. Các nguyên nhân gây loạn khuẩn đường ruột ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến loạn khuẩn đường ruột, trong đó thường gặp nhất sau khi trẻ dùng kháng sinh liều cao và kéo dài để điều trị một số bệnh lý như: viêm amidan, viêm V.A, viêm phổi,…
Ngoài ra, trẻ bị nhiễm giun sán hoặc trẻ ăn dặm quá sớm cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị loạn khuẩn đường ruột. Theo các chuyên gia về dinh dưỡng thì trong 6 tháng đầu đời trẻ chỉ nên được bú mẹ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến loạn khuẩn đường ruột ở trẻ.
Chị Nguyễn Thị Lan Anh (34 tuổi, tp kế toán tại một doanh nghiệp nước ngoài) tâm sự: “Nhóc nhà mình mới được hơn 1 tuổi, vừa rồi thấy bé lười ăn, sốt cao cho đi khám ở phòng khám gần nhà bác sĩ kết luận bị viêm V.A và kê đơn thuốc có kháng sinh. Con về uống được 2 ngày thì bị đi ngoài phân có màu xanh. Lo quá, mình cho con đi khám tại bệnh viện Thu Cúc. Sau khi khám và xét nghiệm phân, kết quả con bị loạn khuẩn đường ruột, bác sĩ cho thuốc về uống, trộm vía chỉ vài ngày là con khỏi hẳn. Đúng là nuôi còn lần đầu còn nhiều bỡ ngỡ thật.”
2. Biểu hiện của trẻ bị loạn khuẩn đường ruột
– Rối loạn tiêu hóa kéo dài dẫn đến tình trạng rối loạn dinh dưỡng, trẻ bị giảm cân.
– Tiêu chảy kéo dài nhiều ngày, phân lỏng, có bọt, có nhày
– Trẻ chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, xuất hiện nôn ói
…
3. Điều trị loạn khuẩn đường ruột bằng cách nào?
Các bác sĩ chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết: Điều quan trọng là khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột làm rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá và hấp thu thức ăn, đầu tiên cần cho trẻ có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
– Không nên cho bé ăn nhiều đồ ngọt. Nếu trẻ còn bú thì nên tiếp tục cho bú mẹ bình thường, trong khi đó mẹ cũng phải kiêng ăn đồ ngọt. Nếu trẻ phải ăn sữa ngoài, hãy chọn sữa không có đường lactose (free lactose).
– Tránh không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn khó tiêu như: các loại ngũ cốc nguyên hạt.
– Bữa ăn của trẻ cần đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng, nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá như: thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, nước táo ép, bí đỏ, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm… nên thay mỡ động vật bằng dầu ăn.
– Đặc biệt chú ý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ vệ sinh ăn uống.
– Nếu trẻ vẫn đi ngoài nhiều lần, cơ thể mệt mỏi, ăn kém thì ba mẹ nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt.
Tìm hiểu thêm: Trẻ bị sốt virus: mẹ “vội” dùng kháng sinh là “tự hại” con
Nếu trẻ đi ngoài nhiều lần, cơ thể mệt mỏi, ăn kém thì ba mẹ nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt.
4. Phòng loạn khuẩn đường ruột cho trẻ – ba mẹ cần biết
– Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, đúng giờ, ăn chín, uống sôi và thực phẩm tươi, có nguồn gốc rõ ràng. Cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả, sữa chua. Nên hạn chế thực phẩm giàu chất béo, đạm,…
– Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, vệ sinh đồ chơi của trẻ thường xuyên;
– Hạn chế tối đa việc dùng kháng sinh, chỉ dùng kháng sinh sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ uy tín được hàng ngàn phụ huynh tin tưởng, lựa chon để chăm sóc sức khỏe cho bé yêu của mình. Đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm, khám tận tình hạn chế kháng sinh là điểm cộng được ba mẹ đánh giá rất cao.
>>>>>Xem thêm: Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốc sốt xuất huyết
Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, vệ sinh đồ chơi của trẻ thường xuyên là một trong những cách giúp phòng ngừa tình trạng loạn khuẩn ở trẻ.
5. Ý kiến khách hàng
Chị Nguyễn Hồng Phượng (31 tuổi, nhân viên quảng cáo): “Mình rất yên tâm cho con đến khám tại Bệnh viện Thu Cúc. Các bác sĩ nhi khoa ở đây nhẹ nhàng, tư vấn rất kĩ giải đáp mọi thắc mắc của bố mẹ. Bệnh viện cũng có cả khu vui chơi cho trẻ ngay trước phòng khám nhi nên các bé cũng vui vẻ hơn, bớt sợ khám”.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.