Tổng quan về phương pháp tán sỏi bằng sóng xung kích

Tán sỏi bằng sóng xung kích hay còn gọi là tán sỏi ngoài cơ thể. Đây là phương pháp tán sỏi công nghệ cao điều trị hiệu quả bệnh sỏi tiết niệu với nhiều ưu điểm vượt trội. Vậy phương pháp tán sỏi sử dụng sóng xung kích chi tiết như thế nào, mời quý độc giả theo dõi ngay sau đây.

Bạn đang đọc: Tổng quan về phương pháp tán sỏi bằng sóng xung kích

1. Tìm hiểu về phương pháp tán sỏi tiết niệu bằng sóng xung kích

1.1. Nguyên lý điều trị sỏi tiết niệu bằng sóng xung kích

Sóng xung kích là một loại sóng cơ học, truyền được trong môi trường đàn hồi như chất lỏng và chất khí. Thực hiện tán sỏi bằng sóng xung kích là kỹ thuật bác sĩ điều khiến máy tán sỏi phát ra sóng xung kích làm vỡ sỏi. Hiện nay, phương pháp này được áp dụng rất rộng rãi vì hiệu quả cao, quá trình điều trị diễn ra êm ái.

Nguyên lý tán sỏi bằng sóng xung kích là dùng sóng chấn động từ ngoài cơ thể tập trung vào vị trí viên sỏi với một áp lực cao làm vỡ sỏi thành nhiều mảnh vụn nhỏ. Sau đó, những mảnh sỏi vụn này được bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu.

Tổng quan về phương pháp tán sỏi bằng sóng xung kích

Thực hiện điều trị sỏi tiết niệu bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, người bệnh không phải chịu bất cứ tác động xâm lấn nào nên rất êm ái

1.2. Quy trình tán sỏi bằng sóng xung kích diễn ra như sau

Điều trị sỏi tiết niệu bằng phương pháp tán sỏi bằng sóng xung kích là kỹ thuật không xâm lấn, quy trình gồm có các bước sau:

– Người bệnh được đưa vào phòng tán sỏi, nhân viên y tế hướng dẫn tư thế nằm thoải mái, sao cho phần lưng chỗ có sỏi tiếp xúc gần nhất với nguồn sóng xung kích phát ra từ máy tán sỏi.

– Thời gian thực hiện tán sỏi bằng sóng xung kích trung bình diễn ra từ 30 đến 50 phút. Thời gian này bệnh nhân thoải mái, tỉnh táo và hoàn toàn không đau. Bác sĩ điều khiển cường độ của sóng xung kích để phá vỡ sỏi cho người bệnh.

– Sau tán sỏi, bệnh nhân tự ngồi dậy được ngay, không hề đau đớn hay khó chịu.

– Người bệnh quay lại phòng khám ban đầu, nghe tư vấn của bác sĩ về chế độ ăn uống, sinh hoạt, nhận đơn thuốc điều trị sau tán sỏi và lịch hẹn tái khám từ bác sĩ.

– Sau khoảng 30 phút kể từ khi thực hiện tán sỏi xong, tình trạng ổn định bệnh nhân được xuất viện.

Như vậy, quá trình tán sỏi diễn ra rất nhanh chóng, bệnh nhân hoàn toàn có thể thăm khám và thực hiện ngay trong ½ ngày. Người bệnh có thể xuất viện ngay sau khi thực hiện tán sỏi, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

Tìm hiểu thêm: Sỏi bàng quang nguy hiểm như thế nào?

Tổng quan về phương pháp tán sỏi bằng sóng xung kích

Hình ảnh người bệnh đang được thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể tại TCI

3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tán sỏi bằng sóng xung kích

Tán sỏi bằng sóng xung kích là kỹ thuật tán sỏi công nghệ cao, sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội:

– Tán sỏi hoàn hoàn toàn không xâm lấn, quá trình thực hiện tán sỏi diễn ra vô cùng êm ái.

– Có thể áp dụng tán được nhiều loại sỏi.

– Hạn chế thấp nhất các biến chứng sau tán sỏi do không hề xâm lấn vào cơ thể.

– Người bệnh hồi phục nhanh, hoàn toàn không phải nằm viện.

– Điều trị hiệu quả sỏi tiết niệu với chi phí hợp lý.

Tuy nhiên, phương pháp tán sỏi này cũng tồn tại một vài nhược điểm sau:

– Không thực hiện tán được những viên sỏi có kích thước lớn.

– Hiệu quả điều trị khoảng 85%, có những trường hợp phải tán lại.

4. Chỉ định và chống chỉ định

4.1. Đối tượng bệnh nhân được chỉ định điều trị tán sỏi bằng sóng xung kích

– Bệnh nhân bị sỏi thận, kích thước nhỏ dưới 1,5cm. Sỏi không nằm ở đài thận và cấu trúc của thận bình thường.

– Bệnh nhân bị sỏi niệu quản: Phương pháp này tán sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên và sỏi sát đài bể thận hiệu quả.

– Người bệnh không có các chống chỉ định do tiền sử sức khỏe.

– Áp dụng tán sỏi cho những bệnh nhân tán sỏi qua da bị sót.

Tổng quan về phương pháp tán sỏi bằng sóng xung kích

>>>>>Xem thêm: 3 sai lầm khiến bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu trở nên trầm trọng hơn

Phương pháp tán sỏi bằng sóng xung kích áp dụng điều trị hiệu quả sỏi thận và sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên

4.2. Các đối tượng không thực hiện được phương pháp tán sỏi sử dụng sóng xung kích

– Phụ nữ đang mang thai. Vì sóng xung kích có thể gây hại tới thai nhi.

– Người bệnh có các vấn đề về rối loạn đông máu. Vì khi thực hiện tán sỏi có thể xuất hiện tình trạng tụ máu ở thận. Do đó những bệnh nhân mắc phải các rối loạn về đông máu, khó đảm bảo được các điều kiện để có thể thực hiện được tán sỏi.

– Người bệnh đang viêm đường tiết niệu cấp tính với triệu chứng nặng nề. Vì tán sỏi vỡ có thể giải phóng vi khuẩn khiến độc tố vào máu.

– Người bệnh có đường tiết niệu không thông thoáng. Do sau tán sỏi đường tiết niệu tắc nghẽn sẽ gây cản trở quá trình đào thải tự nhiên của mảnh vỡ sỏi.

– Những người bị béo phì cũng không thể thực hiện được phương pháp tán sỏi này do khoảng cách từ da đến vị trí có sỏi quá lớn.

5. Lưu ý sau khi thực hiện tán sỏi để phòng tái phát

Sỏi tiết niệu rất dễ tái phát nên sau khi thực hiện tán sỏi người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

– Thăm khám sau tán sỏi theo lịch hẹn của bác sĩ.

– Khám lại ngay nếu cơ thể có những bất thường như đau không đỡ, sốt cao… vì có thể đây là dấu hiệu xảy ra tình trạng nhiễm trùng. Thăm khám kịp thời, người bệnh sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc để loại bỏ các triệu chứng xấu.

– Uống nhiều nước để tăng cường đào thải các mảnh sỏi ra khỏi cơ thể.

– Không được nhịn đi tiểu khi cơ thể có nhu cầu.

– Có chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp được bác sĩ hướng dẫn.

Phương pháp tán sỏi bằng sóng xung kích điều trị sỏi tiết niệu hiệu quả cao, hoàn toàn không xâm lấn. Hiện nay, phương pháp này được áp dụng rộng rãi ở nhiều bệnh viện lớn. Đây là một kỹ thuật tán sỏi khó đòi hỏi máy móc hiện đại và trình độ cao của bác sĩ nên người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín thực hiện để đảm bảo an toàn và tránh được các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra. Nếu phát hiện cơ thể có bất cứ dấu hiệu bất thường nào về tiết niệu, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám chuyên khoa để hiệu quả điều trị được tốt hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *