Tán sỏi ngoài cơ thể là một phương pháp được sử dụng phổ biến tại các bệnh viện trong điều trị sỏi tiết niệu hiện nay với nhiều ưu điểm. Trong đó người bệnh mắc sỏi thận nằm trong nhóm đối tượng có thể sử dụng kỹ thuật mới này để loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể. Vậy phương pháp tán sỏi thận ngoài cơ thể hoạt động như thế nào, chỉ định thực hiện và có những lưu ý gì trong quá trình điều trị, hãy tham khảo bài viết này của chúng tôi.
Bạn đang đọc: Tổng quan về phương pháp tán sỏi thận ngoài cơ thể
1. Cách hoạt động của phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể
1.1 Nguyên lý hoạt động của phương pháp tán sỏi thận ngoài cơ thể
Tán sỏi thận ngoài cơ thể là một phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi thận nhẹ nhàng nhất bằng cách sử dụng sóng điện từ tác động vào sỏi để sỏi vỡ thành những mảnh vụn. Vụn sỏi sẽ đi ra ngoài theo quá trình đi tiểu của người bệnh.
1.2 Quy trình thực hiện phương pháp tán sỏi thận ngoài cơ thể
Yêu cầu trước khi thực hiện tán sỏi bệnh nhân cần thực hiện đầy đủ những bước thăm khám, xét nghiệm chẩn đoán để đảm bảo đủ điều kiện tán sỏi thận ngoài cơ thể bằng sóng điện từ. Sau khi đã thực hiện đầy đủ những quy trình bắt buộc trước tán sỏi, người bệnh sẽ được hẹn lịch tán sỏi. Khi vào phòng tán sỏi người bệnh sẽ được loại bỏ sỏi theo những bước sau đây:
– Điều dưỡng đưa bệnh nhân nằm lên bàn tán sỏi, hướng dẫn tư thế phù hợp sao cho bóng của nguồn phát sóng đặt vào vị trí lưng có khoảng cách gần với sỏi thận nhất.
– Bệnh nhân được bôi một lớp gel lên vùng da tương ứng với vị trí tán sỏi.
– Khi người bệnh nằm ở tư thế thoải mái nhất, hít thở đều theo hướng dẫn của bác sĩ, lúc này bác sĩ sẽ bắt đầu quá trình tán sỏi.
– Thông qua hướng dẫn của X-Quang bác sĩ sẽ điều khiển sóng hội tụ chính xác vào viên sỏi và bấm máy phát sóng điện từ.
– Sau nhiều lần tác động của sóng điện từ, sỏi sẽ tự vỡ ra thành những mảnh vụn có kích thước nhỏ. Với kích thước phù hợp trôi được ra ngoài theo dòng nước tiểu, bác sĩ sẽ kết thúc quá trình tán sỏi. Thông thường tán sỏi thận sẽ diễn ra trong khoảng 30 đến 60 phút.
Bệnh nhân mắc sỏi thận được hướng dẫn nằm trên máy tán sỏi dưới hướng dẫn của bác sĩ điều trị
2. Chi tiết chỉ định thực hiện tán sỏi thận ngoài cơ thể
Không phải tất cả bệnh nhân mắc sỏi thận đều có thể thực hiện tán sỏi ngoài cơ thể mà bệnh nhân cần đáp ứng những yếu tố sau:
– Mắc sỏi thận kích thước nhỏ hơn 15mm.
– Chức năng thận đảm bảo vẫn hoạt động tốt.
– Bệnh nhân không mang thai, bệnh nhân có hẹp niệu quản, hẹp niệu đạo, bệnh nhân có rối loạn đông máu, bệnh nhân mắc nhiễm trùng đường tiết niệu chưa được điều trị triệt để.
Tìm hiểu thêm: “Xóa tan” sỏi tiết niệu với tán sỏi ngược dòng bằng laser
Điều trị sỏi thận sớm sẽ càng dễ dàng tiếp cận với các phương pháp tân tiến, nhẹ nhàng, hiệu quả nhanh, không mất sức, tránh những biến chứng nguy hiểm gây khó khăn trong điều trị
3. Một số lưu ý trong tán sỏi thận ngoài cơ thể bằng sóng điện từ
3.1 Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp điều trị
Hiệu quả của tán sỏi thận ngoài cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
– Độ rắn, kích thước, số lượng sỏi và vị trí của viên sỏi nằm trong thận.
Sỏi có kích thước nhỏ, độ rắn sỏi thấp, số lượng ít, sỏi nằm ở bể thận sẽ thường dễ vỡ nhanh hơn.
– Khoảng cách từ bên ngoài cơ thể, khu vực da tiếp xúc với nguồn phát sóng đến vị trí viên sỏi.
Bệnh nhân béo có lớp mỡ dày, khoảng cách từ da vào vị trí viên sỏi xa hơn so với những người gầy cũng sẽ ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của phương pháp điều trị sỏi thận ngoài cơ thể.
– Chức năng hoạt động của thận, sự thông suốt của đường tiết niệu.
Sau khi tán sỏi, vụn sỏi sẽ trôi ra ngoài theo dòng nước tiểu, vì vậy nếu chức năng thận tốt, đường tiết niệu càng thông thoáng hiệu quả và tốc độ sỏi di chuyển ra ngoài sẽ càng nhanh.
– Công suất của máy tán sỏi.
Công suất trong tán sỏi cho mỗi bệnh nhân là khác nhau, bác sĩ sẽ điều chỉnh dựa trên độ rắn của viên sỏi, khả năng vỡ của sỏi. Ngoài ra mỗi liệu trình điều trị sẽ chỉ dụng dụng nhỏ hơn 3000 nhịp sóng để đảm bảo vừa tán được sỏi và bảo toàn nhu mô thận.
– Mức độ tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ của bệnh nhân.
Sỏi luôn di động theo nhịp thở nên khi tán sỏi bệnh nhân cần nằm yên, hít thở đều để tránh sóng điện từ không tác động trúng sỏi làm giảm hiệu quả điều trị.
Sau khi tán sỏi bệnh nhân phải uống nhiều nước để có thể tăng khả năng đào thải hết vụn sỏi ra ngoài theo dòng nước tiểu.
3.3 Một số biến chứng có thể gặp sau điều trị
– Thông thường người bệnh sẽ đi tiểu máu, đau do sỏi thận rơi xuống niệu quản, bàng quang và đi ra ngoài. Các triệu chứng này sẽ nhanh chóng hết trong vài ngày đầu sau tán sỏi. Nếu người bệnh xuất hiện cơn đau quặn thận thì cần báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
– Xuất hiện bầm tím ở vùng da nơi tán sỏi, biểu hiện này sẽ nhanh chóng hết và không cần can thiệp.
– Bệnh nhân sốt cao do vi khuẩn giải phóng từ viên sỏi, cần liên hệ với bác sĩ điều trị sớm để xử lý kịp thời nếu cần thiết.
– Sỏi thận không vỡ hoàn toàn hoặc đã vỡ nhưng còn đọng lại không trôi ra ngoài. Lúc này bệnh nhân sẽ được sử dụng các phương pháp như nội soi niệu quản ngược dòng, tán sỏi thận qua da hoặc đặt sonde JJ để giải phóng sỏi hoặc vụn sỏi.
>>>>>Xem thêm: Tán sỏi bàng quang bằng laser – Nội soi lấy sỏi ít xâm lấn
Theo dõi sức khỏe sau tán sỏi là điều cần thiết. Trong trường hợp xuất hiện những biểu hiện bất thường cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị
Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp điều trị sỏi thận nhẹ nhàng, tiết kiệm nhiều thời gian cho người bệnh. Bởi thông thường chỉ mất khoảng 30-60 phút tán sỏi và người bệnh được xuất viện ngay trong ngày, không cần nằm viện. Với ưu điểm không mổ, không xâm lấn, không chảy máu, không đau nên người bệnh có thể an tâm điều trị mà không cần quá lo lắng. Và đặc biệt việc lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để điều trị sẽ giúp người bệnh tăng hiệu quả sạch sỏi, đồng thời bảo đảm được sức khỏe nói chung.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.