Top 10 cách trị táo bón ở trẻ em hiệu quả

Cách trị táo bón ở trẻ em hiệu quả trong bài viết dưới đây chắc chắn sẽ là những thông tin hữu ích mà mọi bố mẹ đều muốn biết. Bởi, các bố mẹ có thể sử dụng chúng để hỗ trợ con sớm hết táo bón – bệnh khiến trẻ đau đớn, khó chịu và rất mệt mỏi. Thậm chí nếu bị táo bón kéo dài, trẻ còn có thể bị ảnh hưởng nhiều về tâm lý, giảm sút nghiêm trọng chất lượng sống và có nguy cơ cao dẫn đến bị trĩ hay sa trực tràng.

Bạn đang đọc: Top 10 cách trị táo bón ở trẻ em hiệu quả

1. Không quên bù nước cho trẻ táo bón

Top 10 cách trị táo bón ở trẻ em hiệu quả

Bù nước là một trong những cách trị táo bón ở trẻ em hiệu quả

Một trong những cách trị táo bón ở trẻ em hiệu quả mà các bố mẹ nên áp dụng chính là hãy bù nước cho con. Lý do là bởi khi mắc táo bón, trẻ không thể đi ngoài, luôn cảm thấy đầy bụng dẫn tới tâm lý không muốn ăn uống gì. Điều này gây tình trạng thiếu hụt nước ở trẻ.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc cho trẻ uống nước khoáng có ga sẽ giúp trẻ giảm hẳn tình trạng táo bón. Cách bù nước bằng nước khoáng có ga hoàn toàn có thể áp dụng với trường hợp trẻ bị táo bón vô căn mạn tính hay các bé bị hội chứng ruột kích thích (IBS).

Tuy nhiên bố mẹ cần lưu ý rằng, bù nước bằng nước khoáng có ga chứ không phải nước ngọt có ga. Vì nước ngọt có ga thậm chí còn khiến tình trạng táo bón của bé thêm tồi tệ hơn.

2. Hãy bổ sung chất xơ cho bé táo bón

Bác sĩ TCI khuyến cáo, trẻ khi bị táo bón nên được bổ sung nhiều trái cây và rau xanh. Vì hàm lượng chất xơ cao trong các thực phẩm này sẽ hỗ trợ làm tăng khả năng vận động ruột của trẻ. Phân bị ứ sẽ dễ di chuyển hơn, tình trạng táo bón cũng được cải thiện đáng kể.

Hơn thế, trong trái cây và rau xanh còn chứa nhiều vitamin và vi khoáng chất có lợi, giúp trẻ tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi trong những ngày bị mắc táo bón.

3. Bổ sung lợi khuẩn cho bé táo bón

Bổ sung thêm lợi khuẩn cho bé cũng là một trong những cách hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả cho con. Cách này càng hiệu quả hơn với các bé bị táo bón do nguyên nhân mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Tìm hiểu thêm: Bác sĩ cảnh báo các dấu hiệu trẻ bị viêm va

Top 10 cách trị táo bón ở trẻ em hiệu quả

Bổ sung lợi khuẩn cho bé bị táo bón

Bố mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho bé bằng các thực phẩm như: sữa chua lên men, kẹo dẻo lợi khuẩn, men vi sinh…

4. Cho bé ăn mận khô để bổ sung thêm chất xơ

Mận là thực phẩm chứa rất nhiều chất xơ và sorbitol. Cả hai chất này đều mang lại hiệu quả nhuận tràng và lợi tiểu tốt. Hơn thế, trong mận còn chứa phenolic. Đây cũng là chất cho tác dụng nhuận tràng hiệu quả. Do đó, khi trẻ bị táo bón, mẹ có thể cho bé ăn mận khô hoặc dùng nước ép mận khô.

Tuy nhiên, các bố mẹ cần lưu ý rằng, trái cây không được khuyến khích dùng cho trẻ dưới 1 tuổi. Vậy nên với trẻ dưới một tuổi mắc táo bón, nếu muốn dùng nước ép mận hỗ trợ điều trị thì bố mẹ nên hỏi qua ý kiến bác sĩ.

5. Hạn chế tối đa cho bé táo bón ăn các món chế biến từ sữa

Khi trẻ mắc táo bón, bố mẹ nên tạm thời loại bỏ sữa hay các chế phẩm từ sữa khỏi chế độ dinh dưỡng hằng ngày của con. Lý do là bởi nhiều trẻ khi bị táo bón cơ thể sẽ trở nên mẫn cảm với protein trong sữa. Điều này gây tác động đến quá trình hấp thu và chuyển động ruột, khiến tình trạng táo bón của bé tệ hơn.

6. Duy trì cho bé vận động nhẹ mỗi ngày

Khuyến khích bé vận động nhẹ mỗi ngày là cách trị táo bón ở trẻ đơn giản, hiệu quả. Mỗi ngày, bố mẹ nên cùng bé vận động từ 30-60 phút. Việc vận động nhẹ nhàng sẽ tác động kích thích nhu động ruột của bé con bóp mạnh hơn. Thức ăn có thể dễ dàng di chuyển đến đại tràng, việc đào thải phân cũng nhanh hơn.

Top 10 cách trị táo bón ở trẻ em hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Những điều cha mẹ cần làm khi trẻ bị sốt và nôn

Mẹ cùng bé vận động mỗi ngày

Dù trẻ không bị táo bón thì bố mẹ cũng nên duy trì thói quen vận động cho con. Điều này vừa tốt cho sức khỏe lại vừa giúp trẻ phòng ngừa táo bón. Tuy nhiên, bố mẹ không nên cho bé vận động ngay sau bữa ăn hoặc sau khi bú sữa. Mục đích để tránh bé bị nôn ói thức ăn hay sữa mới nạp vào.

7. Xây dựng cho trẻ nhỏ thói quen đi vệ sinh đều đặn

Các bố mẹ nên thiết lập cho trẻ thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày. Cách này vừa hỗ trợ điều trị, vừa ngăn ngừa chứng táo bón xảy ra hay tái lại ở trẻ.

Thời điểm tốt để xây dựng thói quen đi vệ sinh cho trẻ nhỏ là sau các bữa ăn. Hoặc cách khác, bố mẹ hãy cho trẻ đi vệ sinh bất cứ khi nào bé muốn.

Thời gian đầu, bố mẹ hãy tập cho bé thói quen ngồi ít nhất 10 phút/lần đi vệ sinh. Bố mẹ có thể kê một chiếc ghế nhỏ để bé đặt chân trong lúc đi vệ sinh. Cách này giúp bé ngồi vệ sinh thoải mái hơn, dễ đẩy phân ra khỏi cơ thể hơn.

8. Mát xa bụng cho bé táo bón

Mát xa bụng nhẹ nhàng cho bé là điều trị táo bón khá hiệu quả. Cách này giúp kích thích nhu động ruột của trẻ để phân dễ được đẩy ra ngoài hơn.

9. Cho trẻ uống thuốc làm mềm phân nếu cần

Cho trẻ uống thuốc làm mềm phân là cách trị táo bón mang lại hiệu quả gần như tức thời. Tuy nhiên, cách này chỉ sử dụng khi cần thiết và phải có chỉ định từ bác sĩ. Bố mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ uống thuốc làm mềm phân.

Nếu trẻ được bác sĩ chỉ định uống thuốc này, bố mẹ cần cho con uống thuốc đúng liều lượng. Bố mẹ không được tự ý cho bé ngừng thuốc khi thấy triệu chứng táo bón của con đã hết.

10. Cho trẻ táo bón đi khám bác sĩ ngay khi trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường

Táo bón ở trẻ là bệnh thường gặp, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chỉ cần được bố mẹ chăm sóc, điều trị tích cực, tình trạng táo bón ở trẻ sẽ giảm đi sau 2-3 ngày. Song nếu sau 3 ngày, tình trạng táo bón của bé không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí còn nặng hơn, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ.

Ngoài ra, nếu trẻ mắc táo bón kèm theo các dấu hiệu bất thường như: sốt, nôn mửa, sụt cân nghiêm trọng, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lẫn máu… hoặc trường hợp trẻ mắc táo bón là trẻ sơ sinh, bố mẹ cũng nên cho bé đến Thu Cúc TCI cơ sở gần nhất để được các bác sĩ giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và hỗ trợ điều trị tận tình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *