Mùa mưa khiến độ ẩm không khí tăng cao và cũng là thời điển dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát mạnh mẽ trên khắp cả nước. Bất kì ai đều có thể mắc sốt xuất huyết nên trang bị sớm kiến thức về dấu hiệu sốt xuất huyết giúp bạn nhanh chóng xử lý khi gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Bạn đang đọc: Top 5 dấu hiệu sốt xuất huyết điển hình cần biết
1. Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết phổ biến
Tại Việt Nam, dịch sốt xuất huyết thường bùng phát trong khoảng tháng 7 đến tháng 11 do mưa nhiều và độ ẩm không khí tăng cao và nhiều khu vực có ao tù nước đọng khiến muỗi vằn sinh sản. Nguyên nhân gây bệnh phải kể đến là virus Dengue ở trong dịch tiết nước bọt của muỗi vằn cái và truyền vào cơ thể người.
Sốt xuất huyết được coi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hàng đầu lây truyền qua muỗi vằn
Bệnh sốt xuất huyết khởi phát sau khoảng 3-5 ngày ủ bệnh trong cơ thể kể từ khi muỗi đốt và tùy theo tình trạng bệnh và giai đoạn bệnh mà bệnh nhân có thể có những triệu chứng khác nhau, những dấu hiệu điển hình của bệnh bao gồm:
1.1 Dấu hiệu sốt xuất huyết điển hình – sốt cao liên tục
Sốt là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau và là phản ứng tốt của cơ thể khi bị virus tấn công. Khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh có thể sốt tới 39 độ C hoặc cao hơn và thường ít đáp ứng với những thuốc hạ sốt thông thường.
Nếu liên tục sốt cao có thể dẫn tới nhiều nguy hiểm cho người bệnh do đó cần xử lý kịp thời tình trạng này để tránh biến chứng.
1.2 Dấu hiệu sốt xuất huyết dễ nhận biết – Đau đầu dữ dội
Tương tự như khi mắc những bệnh do virus gây nên, sốt xuất huyết cũng khiến bệnh nhân mỏi mệt, đau xương khớp. Đồng thời, người bệnh sẽ thấy đau ở trán và đau hốc mắt dữ dội.
1.3 Buồn nôn, nôn
Sốt xuất huyết kéo dài cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa và người bệnh có thể gặp phải tình trạng: nôn, mất khẩu vị, chán ăn, đau bụng…
1.4 Xuất huyết
Xuất huyết ở nhiều cơ quan trên cơ thể là tình trạng rất nguy hiểm, được thể hiện thông qua những dấu hiệu như: xuất hiện những nốt ban đỏ ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, đi ngoài ra máu/ đi ngoài ra phân đen, nôn ra máu…
1.5 Một số triệu chứng khác
Nếu sốt xuất huyết diễn biến nặng, người bệnh có thể xuất hiện một số dấu hiệu nguy hiểm như:
– Mệt mỏi, cơ thể uể oải, thiếu năng lượng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày
– Hôn mê, mất ý thức, một vài trường hợp có thể bị nói sảng
– Nhịp tim bất thường
– Nôn nhiều hoặc nôn ra máu
– Xuất huyết nặng, tình trạng này có thể diễn biến trên toàn cơ thể người bệnh
– Huyết áp giảm sâu
– Tổn thương những nội tạng khác trong cơ thể
Khi xuất hiện những tình trạng này cần lập tức đưa bệnh nhân đến viện cấp cứu để được xử lý kịp thời.
Tìm hiểu thêm: Khám bệnh sởi ở đâu? sởi là bệnh nhiễm virut cấp tính
Bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn về tình trạng bệnh
2. Những sai lầm phổ biến khi mắc bệnh sốt xuất huyết
Mỗi năm, số lượng ca bệnh sốt xuất huyết đều tăng cao với nhiều trường hợp nguy hiểm kết hợp biến chứng, thậm chí nhiều ca bệnh tử vong bởi không được điều trị sớm. Đa số những trường hợp bệnh nặng, người bệnh mới nhập viện để theo dõi và điều trị, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc chữa bệnh.
Những sai lầm thường mắc phải khi bệnh nhân nghi ngờ mắc sốt xuất huyết thường bao gồm:
2.1 Chủ quan không khám bệnh khi thấy triệu chứng
Nhiều bệnh nhân nhầm lẫn dấu hiệu sốt xuất huyết với những bệnh lý truyền nhiễm thông thường nên bệnh nhân thường không có biện pháp điều trị phù hợp.
Qua giai đoạn bệnh nhẹ, sốt xuất huyết có thể diễn biến nhanh chóng trong thời gian ngắn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Nhiều trường hợp do không được điều trị phù hợp có thể dẫn tới tử vong. Do đó, khi thấy dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết thì bạn nên đi khám và chữa trị sớm, tránh những nguy cơ: xuất huyết đa tạng, tổn thương não, gan thận…
2.2 Chủ quan khi bệnh có dấu hiệu giảm triệu chứng
Tình trạng sốt cao là triệu chứng đầu tiên và điển hình nhất của bệnh sốt xuất huyết. Nhiều người cho rằng khi cắt sốt là bệnh đã khỏi nhưng chuyên gia cảnh báo rằng, 2-5 ngày sau khi sốt cao mới là giai đoạn nguy hiểm nhất của căn bệnh này.
>>>>>Xem thêm: Biến chứng bệnh quai bị
Sốt xuất huyết sau khi cắt sốt mới bắt đầu bước vào giai đoạn nguy hiểm
Đa số sau 2-7 ngày, người bệnh có thể hết sốt và có cảm giác nhẹ nhàng như đã khỏi bệnh. Tuy nhiên, thời điểm này người bệnh có thể giảm tiểu cầu và thoát huyết tương cực kì nguy hiểm bạn cần đề phòng.
Những dấu hiệu của hiện tượng này bao gồm: xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam hoặc chảy máu tiêu hóa…
Do đó, khi hết sốt người bệnh cần theo dõi chặt chẽ cơ thể và thực hiện theo những hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
2.3 Chủ quan cho rằng sốt xuất huyết chỉ mắc một lần
Một số bệnh nhân từng mắc sốt xuất huyết và cho rằng bệnh đã có kháng thể tuy nhiên căn bệnh này có đến 4 type virus khác nhau, bạn có thể hình thành kháng thể nhưng chỉ với type bạn đã mắc.
Trường hợp nhiễm phải virus Dengue chứa type khác bạn hoàn toàn có thể mắc bệnh một lần nữa và thậm chí lần mắc bệnh sau sẽ nguy hiểm hơn lần trước, bạn không nên chủ quan.
2.4 Chủ quan vì cho rằng sốt xuất huyết chỉ nguy hiểm với trẻ nhỏ
Trẻ em có hệ miễn dịch và đề kháng kém nên thường sẽ xuất hiện những biến chứng nặng, dễ mắc bệnh và thậm chí có thể tử vong cho sốt xuất huyết. Trẻ em là đối tượng ưu tiên theo dõi và điều trị bệnh sốt xuất huyết.
Tuy nhiên, người lớn cũng không loại trừ khả năng này nên vẫn cần tích cực điều trị bệnh để tránh nguy hiểm về sau.
Hi vọng những thông tin về dấu hiệu sốt xuất huyết cùng với những lưu ý trên có thể giúp bạn trang bị kiến thức vững chắc và điều trị hiệu quả nếu không may gặp phải căn bệnh nguy hiểm này. Bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được các chuyên gia đánh giá tình trạng và đưa ra những khuyến cáo trong việc điều trị để có thể khỏi bệnh nhanh chóng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.