Top 5 tiêu chí lựa chọn điều trị sỏi mật ở đâu tốt nhất

Khi được chẩn đoán mắc sỏi mật, nhiều người không khỏi lo lắng và đặt ra câu hỏi “Điều trị sỏi mật ở đâu tốt nhất?”. Bởi căn bệnh này nếu không được can thiệp sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Bên cạnh đó hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế chuyên khoa điều trị sỏi mật với rất nhiều luồng thông tin đánh giá khác nhau khiến bệnh nhân lại càng thêm băn khoăn. Dưới đây là một số tiêu chí để lựa chọn bệnh viện điều trị sỏi mật mà bạn có thể tham khảo.

Bạn đang đọc: Top 5 tiêu chí lựa chọn điều trị sỏi mật ở đâu tốt nhất

1. Điều trị sỏi mật ở đâu tốt?

Trước khi tìm hiểu điều trị sỏi mật ở đâu tốt, cần biết trong các loại sỏi mật thì sỏi ở túi mật là thường gặp nhất và phẫu thuật để cắt bỏ túi mật là phương pháp điều trị được đánh giá tối ưu, giúp loại bỏ hoàn toàn sỏi, ngăn chặn tái phát hiệu quả. Vậy để tìm ra địa chỉ phẫu thuật cắt bỏ túi mật hiệu quả và an toàn thì người bệnh cần căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau để lựa chọn được bệnh viện thích hợp với mong muốn và khả năng kinh tế của bản thân.

Top 5 tiêu chí lựa chọn điều trị sỏi mật ở đâu tốt nhất

Để lựa chọn điều trị sỏi mật ở đâu tốt nhất phụ thuộc vào nhiều tiêu chí: trình độ bác sĩ, phương pháp, dịch vụ chăm sóc và chi phí điều trị

1.1 Dịch vụ y tế

Đây là một trong những tiêu chí mà hầu hết bệnh nhân và người nhà đều quan tâm. Hiện nay, việc điều trị sỏi mật khá phổ biến và được thực hiện ở hầu hết các cơ sở y tế tuyến huyện, quận, thành phố. Vì vậy, người bệnh không quá khó khăn để tìm kiếm một bệnh viện để thực hiện điều trị.

Các dịch vụ y tế cũng khác nhau giữa các bệnh viện. Mỗi bệnh viện lại có những thế mạnh riêng về đội ngũ bác sĩ, công nghệ, cơ sở vật chất hay chế độ chăm sóc, hỗ trợ.

1.2 Trình độ bác sĩ – yếu tố quan trọng khi đánh giá điều trị sỏi mật ở đâu tốt?

Đây là vấn đề mà người bệnh quan tâm nhất khi phải mổ cắt túi mật điều trị sỏi túi mật. Tuy hiện nay, mổ cắt túi mật đã đơn giản hơn nhiều với sự xuất hiện phương pháp mổ nội soi. Mặc dù vậy không có phương pháp phẫu thuật nào an toàn tuyệt đối mà luôn tiềm ẩn những rủi ro. Mổ nội soi sỏi mật là phẫu thuật yêu cầu gây mê toàn thân, nên trong quá trình gây mê hồi sức vẫn có thể xảy ra các biến chứng. Vì vậy, được thực hiện bởi bác sĩ, ekip gây mê hồi sức có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ hạn chế tối đa các rủi ro, giúp người bệnh an tâm hơn.

1.3 Trang thiết bị

Bệnh viện với trang thiết bị hiện đại giúp dễ dàng phát hiện và theo dõi tình trạng tiến triển của bệnh. Từ đó, việc thăm khám điều trị cũng tiến hành thuận lợi và có tỷ lệ thành công cao hơn.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về sỏi đường tiết niệu

Top 5 tiêu chí lựa chọn điều trị sỏi mật ở đâu tốt nhất

Với đội ngũ bác sĩ giỏi và trang thiết bị hiện đại sẽ giúp quá trình thăm khám, chẩn đoán và điều trị sỏi mật chính xác và dễ dàng hơn

1.4 Chăm sóc sau mổ

Sau mổ lấy sỏi mật, người bệnh cần được chăm sóc vết mổ đúng cách để nhanh lành. Vết mổ cần được vệ sinh, thay băng hàng ngày, kiểm tra các biểu hiện bất thường như sưng, viêm, mưng mủ, chảy máu,.. Cùng với đó là chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và vận động hợp lý để phục hồi chức năng, tăng sức đề kháng, mau lành bệnh.

1.5 Chi phí – yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn điều trị sỏi mật ở đâu tốt?

Chi phí mổ sỏi mật cũng là vấn đề mà nhiều người bệnh quan tâm. Chi phí điều trị sỏi mật khác nhau tùy theo phương pháp điều trị. Hiện nay có 2 phương pháp điều trị sỏi mật chủ yếu là mổ hở và mổ nội soi lấy sỏi mật

Các chi phí này cũng khác nhau giữa các bệnh viện. Hiện nay, đa số các cơ sở y tế đều có áp dụng khám bảo hiểm. Do đó, người bệnh có thể sử dụng bảo hiểm để giảm bớt một phần chi phí.

2. Tìm hiểu về phẫu thuật cắt túi mật

2.1. Khi nào cần phẫu thuật cắt túi mật?

Theo lời khuyên của các chuyên gia, sỏi túi mật nên chủ động phẫu thuật điều trị sớm khi chưa có triệu chứng gây đau. Vì thuốc chỉ có tác dụng giảm bớt các triệu chứng khó chịu, làm chậm tiến triển của bệnh. Do đó chỉ có phẫu thuật là cách hiệu quả nhất để làm sạch hoàn toàn sỏi. Cắt túi mật không ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh vẫn có thể sống khỏe mạnh bình thường nhưng nếu trong túi mật có sỏi thì người bệnh sẽ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm mủ túi mật, hoại tử túi mật…gây đe dọa đến tính mạng nếu điều trị kịp thời.

Hiện nay, mổ hở và mổ nội soi lấy sỏi mật là 2 phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị sỏi túi mật.

Top 5 tiêu chí lựa chọn điều trị sỏi mật ở đâu tốt nhất

>>>>>Xem thêm: Thận trọng khi sỏi thận xuống đường tiết niệu

Có 2 phương pháp chính để điều trị sỏi mật là mổ hở và mổ nội soi lấy sỏi

2.2. Phương pháp mổ nội soi

Đây là phương pháp đang được sử dụng phổ biến trong điều trị sỏi  mật. Bệnh nhân cũng được gây mê toàn thân. Bác sĩ tiến hành rạch 3-4 vết nhỏ trên bụng người bệnh và đưa ống nội soi vào. Thông qua đó, bác sĩ sẽ thực hiện thao tác lấy sỏi hoặc cắt bỏ túi mật với các dụng cụ chuyên dụng.

So với mổ hở, mổ nội soi ít gây đau đớn cho người bệnh do vết mổ nhỏ, hầu như không để lại sẹo, phục hồi nhanh, tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Với những ưu điểm này, phẫu thuật nội soi cắt túi mật còn được đánh giá là “tiêu chuẩn vàng” trong điều trị căn bệnh này.

2.3. Phương pháp mổ hở

Đây là phương pháp phẫu thuật cổ điển, chỉ được chỉ định khi không áp dụng được phương pháp khác:

– Túi mật hoặc ống mật bị viêm nhiễm nặng.

– Người bệnh có mạch máu bị tăng áp suất do xơ gan.

– Tiền sử phẫu thuật sỏi mật trước đó hay phẫu thuật nội soi thất bại.

– Người thừa cân, béo phì.

Bệnh nhân được gây mê toàn thân. Bác sĩ tiến hành rạch một đường 10-15cm tại vị trí dưới xương sườn phải, bộc lộ gan và túi mật. Kiểm tra và cắt bổ túi mật chứa sỏi. Khâu và băng lại vết mổ.

Sau khi mổ, người bệnh cần nằm viện từ 5-7 ngày và thường mất 4-6 tuần để phục hồi hoàn toàn.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm thông tin về các tiêu chí để biết điều trị sỏi mật ở đâu tốt nhất.  Một cơ sở y tế uy tín cùng đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn an tâm hơn về cuộc phẫu thuật, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *