Đau xương chậu sau sinh rất hay gặp ở các mẹ sinh thường và gây ảnh hưởng tới vận động hàng ngày. Để có giải pháp giảm đau xương chậu sau sinh hiệu quả, các mẹ bỉm sữa có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: TOP 6 Cách giảm đau xương chậu sau sinh NHANH NHẤT
Nguyên nhân gây đau xương chậu sau sinh
Theo các chuyên gia y tế, trong những tháng cuối của thai kỳ, cấu trúc xương chậu như dây chằng và các khớp chịu sự chi phối của hormone nên căng giãn nhiều hơn so với khi không mang thai. Điều này tạo thuận lợi cho việc sinh thường dễ dàng. Tuy nhiên chị em sẽ gặp phải tình trạng đau nhức xương chậu, đặc biệt là sau khi sinh.
Ngoài ra, đau xương chậu ở phụ nữ còn do:
Vỡ xương cụt
Thông thường khi sinh, em bé sẽ đi qua khung xương chậu để ra ngoài. Khi chui ra với tốc độ quá nhanh hoặc ở tư thế không phù hợp có thể khiến xương cụt của mẹ bị vỡ. Cơn đau xương chậu do vỡ xương cụt có thể kéo dài nhiều tuần đến vài tháng với mức độ tăng dần. Càng đau nhiều hơn khi ngồi, đứng lâu hoặc quan hệ tình dục.
Đau xương chậu sau sinh do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra
Giãn khớp mu
Khi sinh, đầu thai nhi đè xuống khung chậu làm các dây chằng giãn ra, gây đau âm ỉ. Sau sinh cơ thể chưa phục hồi nên các mẹ sẽ có biểu hiện đau xương chậu sau sinh. Tình trạng này có thể kéo dài vài tháng, đau tăng lên khi đi lại, ngồi hoặc đứng lâu.
Nhiễm trùng xương chậu
Sau khi sinh, cơ thể người mẹ còn yếu nên rất dễ bị viêm nhiễm ở cơ quan sinh sản. Theo đường âm đạo, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể. Và gây viêm nhiễm ở cổ tử cung, viêm vùng chậu, viêm xương chậu… Điều này khiến mẹ bỉm sữa sẽ bị những cơn đau nhức xương chậu quấy rầy.
Thói quen sinh hoạt
Sau sinh cơ thể còn yếu nếu việc không nằm, ngồi và nghỉ ngơi phù hợp cũng khiến mẹ bị đau xương chậu sau sinh.
Tìm hiểu thêm: Nên làm gì khi bị bong gân? chơi đùa, chơi thể thao
Chăm sóc trẻ, làm việc nhà sau sinh cũng khiến mẹ bỉm sữa bị đau xương chậu, đau lưng kéo dài
Giải pháp giảm đau xương chậu sau sinh
Đau xương chậu sau sinh thường kéo dài hơn 3 tháng ở chị em sinh thường và thời gian ngắn hơn ở chị em sinh mổ. Đau xương chậu sau sinh tác động trực tiếp tới đi lại, vệ sinh, vận động, làm việc hàng ngày. Vì thế, chị em cần áp dụng các biện pháp giảm đau xương chậu sau đây:
Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Chị em có thể sử dụng túi chườm nóng hoặc lạnh đắp vào vùng bị đau sẽ giúp dễ chịu hơn, giảm tình trạng đau nhức xương chậu.
Thay đổi dáng ngồi
Tư thế ngồi không đúng sẽ giúp mẹ bỉm sữa bị đau xương chậu. Vì thế chị em nên thay đổi tư thế ngồi bằng cách ngồi nghiêng về phía trước, giúp giảm áp lực lên xương chậu.
Tắm nước ấm
Giúp tinh thần thoải mái, thư giãn, cải thiện tình trạng mệt mỏi, đau nhức xương chậu. Khi tắm nước nóng, chị em có thể nhỏ vài giọt tinh dầu yêu thích như tinh dầu hoa cúc, hoa nhài, dầu tràm… để giúp cơ thể thoải mái hơn.
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng
Chế độ ăn cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Sau sinh cơ thể chị em sẽ thiếu chất nên cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường đề kháng, hồi phục cơ thể, tăng chất lượng sữa. Mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu canxi tốt cho xương khớp, các vitamin nhóm B, vitamin C, sắt… cũng rất cần thiết cho cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Tê ngón tay: Vì sao? xác định nguyên nhân chính xác
Chị em nên tắm nước ấm, dành thời gian nghỉ ngơi sau sau sinh
Massage vùng bị đau
Chị em sử dụng tay nhẹ nhàng massage vùng bị đau cũng giúp giảm tình trạng đau nhức
Bài tập cho xương chậu
Mỗi khi nghỉ ngơi, mẹ hãy tập hít vào thật sâu và thở ra. Thực hiện bài tập này thường xuyên cũng giúp ích cho cơ thể, giảm đau xương chậu.
Chị em sau sinh cần theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu tình trạng đau xương chậu kéo dài với tần suất dày đặc, gây khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe thì mẹ nên đi khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra và xác định tình trạng, mức độ đau và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp.
Nhiều trường hợp chị em cần phải dùng thuốc giảm đau, chống viêm để điều trị bệnh (tùy vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể).
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.